chức chính trị - xã hội và nhân dân trong xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy các lĩnh vực, các nội dung của đời sống văn hóa tinh thần phải biến thành phong trào quần chúng sâu rộng thì mới đem lại kết quả tốt đẹp. Hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay muốn đạt được hiệu quả cần có sự huy động sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, các đồn thể, tổ chức chính trị - xã hội và đông đảo nhân dân trên địa bàn huyện cũng như ở các làng nghề, như tinh thần mà Đảng ta đã khái quát là văn hóa, văn nghệ là sự nghiệp của
tồn xã hội. Phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ của nhà nước, tập thể
và cá nhân theo đường lối của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Để làm tốt nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay, mọi tổ chức chính trị - xã hội trên địa
bàn Huyện (Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Đồn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nơng dân) một mặt phải tích cực tham gia vào các phong trào hoạt động cụ thể, mặt khác phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng tự giác, tích cực tham gia vào các phong trào “Tồn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, để từng bước hịa nhập vào hoạt động xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trên qui mơ tồn huyện. Một số phong trào hoạt động thiết thực như đền ơn đáp nghĩa; xóa đói giảm nghèo; xây dựng gia đình văn hóa; xây dựng khối phố, khu dân cư văn hóa, thơn văn hóa, xây dựng cơng sở văn hóa. . . cần được tiếp tục đẩy mạnh và duy trì thường xuyên để trở thành những lối sống, nếp sống tiến bộ, văn minh, hiện đại.
Trong điều kiện cơ chế kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, kinh phí bao cấp khơng cịn, ngân sách hạn hẹp, nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của Huyện hiện nay sẽ khơng thực hiện được nếu thiếu đi một sự đổi mới trong lãnh đạo và quản lý văn hóa, đó là thực hiện “xã hội hóa các hoạt động văn hóa”.
Xã hội hóa, chính là bước chuyển tiếp và là đỉnh cao của phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã được thực hiện trong hoạt động văn hóa lâu nay, có tác dụng quan trọng tạo ra sự chuyển đổi theo chiều hướng tích cực về cả phương thức hoạt động, nội dung, hình thức và chất lượng của đời sống văn hóa tinh thần. Thực chất, đó là việc các hoạt động văn hóa tinh thần ở cơ sở chủ yếu do dân tự đảm nhiệm. Bằng các nguồn kinh phí chủ yếu do nhân dân tự đóng góp và nhân dân theo sự hướng dẫn, chỉ đạo, giúp đỡ của trên sẽ chủ động tự tổ chức các hoạt động để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của mình như: xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa (điện, đường, trường, trạm, xây dựng nhà văn hóa xã, thơn v.v...), tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, lễ hội, tín ngưỡng, tơn giáo … Nhà nước chỉ quản lý các hoạt động này bằng cách hỗ trợ phần nào kinh phí theo quy định có thể, lập chương trình, kế hoạch, hướng dẫn, điều chỉnh sao cho nhân dân thực hiện đúng chương trình,
kế hoạch đã đề ra, phù hợp với điều kiện kinh tế, tập quán và tuân thủ những qui định của pháp luật. Cho nên có thể nói, xã hội hóa văn hóa bản chất là “Dân chủ hóa đời sống văn hóa”. Đây là vấn đề có giá trị thiết thực và cấp bách trong tổ chức hoạt động văn hóa, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay.
Hiện nay, do nhận thức chưa đầy đủ về trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ và xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, vì vậy hoạt động xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở một số làng nghề cịn mang tính hình thức, áp đặt, nhiều khi vượt ra ngoài chức năng nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý của mình, do đó khơng khơi rộng được phong trào. Để khắc phục tình trạng này ở từng xã có làng nghề, các bộ phận chức năng phải làm tốt công tác giáo dục, vận động cán bộ, quần chúng nhân dân đồng sức, đồng lịng vì mục tiêu chung, đồng thời phải chấn chỉnh tổ chức, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, tạo cơ chế đồng bộ, thống nhất trong lãnh đạo, quản lý hướng vào nhiệm vụ chung là xây dựng một đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú, văn minh, hiện đại. Điều đó có tính chất quyết định, ảnh hưởng tích cực đến chất lượng và hiệu quả hoạt động văn hóa của cơ sở, góp phần quan trọng vào việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của huyện, tỉnh ngày càng phát triển.
Cụ thể là, phải chủ động xây dựng và tích cực triển khai các phong trào hoạt động văn hóa tinh thần có ý nghĩa thiết thực, phù hợp với yêu cầu của địa phương mình như thực hiện nghiêm túc nội quy của địa phương; giữ trật tự vệ sinh, môi trường của làng nghề cũng như nơi làm việc; xây dựng tác phong làm việc khoa học, xây dựng mối quan hệ trong sáng lành mạnh, đồn kết gắn bó giữa các tổ chức và cá nhân trong làng, xã; giao tiếp ứng xử văn minh, lịch thiệp; cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất kinh doanh ... Trong quá trình tổ chức triển khai hoạt động cần có các hình thức tun truyền, vận động hướng về
nội dung xây dựng đời sống văn hóa theo các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới, xây dựng và củng cố ý thức tham gia đóng góp cơng, của vì lợi ích chung của cộng đồng làng nghề. Mặt khác, cũng cần có sự liên hệ phối hợp hoạt động với các đơn vị, các làng nghề khác ngồi địa phương với mục đích là tạo ra mơi trường hoạt động sản xuất kinh doanh sâu rộng, cũng như tạo ra những điều kiện, tiền đề thuận lợi mới, thiết thực hơn trong xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay.