bộ, nhân dân về đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay
Đây là giải pháp tổng thể nhằm tạo ra những hiểu biết tồn diện về văn hóa, về cơng tác văn hóa tư tưởng, về đời sống văn hóa và nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, trên cơ sở đó biến q trình xây dựng đời sống văn hóa tinh thần thành q trình tự giác, có động cơ đúng đắn và hành động thiết thực cho các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở, cán bộ đảng viên và mọi người dân.
Trước hết, bằng nhiều hình thức phong phú, tuyên truyền giáo dục làm chuyển biến nhận thức trước hết ở trong các cấp ủy đảng, đảng viên, cán bộ quản lý nhà nước, sau đó là cán bộ các đoàn thể quần chúng, nhân dân trong Huyện cũng như ở các làng nghề về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của văn hóa, sự cần thiết cấp bách của sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa và trách nhiệm phải thực hiện thắng lợi nhiệm vụ văn hóa trong thời kỳ mới.
Vấn đề quan trọng tiếp theo là phải thường xuyên chăm lo việc giáo dục nâng cao nhận thức, hiểu biết về lý tưởng cách mạng chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và tình hình đất nước cho đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, cán bộ văn hóa và tồn thể nhân dân; làm tốt công tác kết nạp đảng trong bộ phận trí thức, văn nghệ sĩ ưu tú chuyên và không chuyên, chú trọng đến các hạt nhân là quần chúng ở các làng nghề của huyện, hướng phát triển nguồn kế cận.
Phải khẳng định, giáo dục nâng cao chất lượng nhận thức về xây dựng đời sống văn hóa tinh thần thực chất là giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lòng tự hào với truyền thống lịch sử dân tộc. Vì vậy phải gắn chặt với phong trào thi đua yêu nước với giáo dục về CNXH, về nhiệm vụ CNH, HĐH, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu; làm cho mọi người thấm nhuần truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc, đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Các hoạt động tuyên truyền giáo dục phải gắn với quản lý xã hội bằng Pháp luật, phát huy sức mạnh dư luận xã hội, gắn với các phong trào hành động của quần chúng trong từng làng, xã.
Thực tế cho thấy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế, khiếm khuyết trong cơng tác xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay là do một bộ phận cán bộ, nhân dân chưa thực sự được giáo dục, quán triệt để ý thức được một cách đầy đủ về vai trò quan trọng của xây dựng đời sống văn hóa tinh thần. Vì vậy, trong việc hoạch định các kế hoạch, chương trình hành động cũng như trong chỉ đạo thực hiện xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở hầu hết chỉ chú trọng vào một số nội dung cụ thể như phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, bài trừ tệ nạn xã hội và giữ gìn vệ sinh mơi trường mà khơng hiểu sâu sắc tính tồn diện của đời sống văn hóa tinh thần. Do cơng tác tập huấn, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách văn hóa ở cơ sở làm chưa tốt dẫn đến tình trạng chính các cán bộ này cũng hiểu một cách đơn giản rằng hoạt động xây dựng đời sống văn hóa tinh thần là việc cụ thể hóa cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” và
các phong trào xây dựng, làng văn hóa, gia đình văn hóa ... Cũng từ những hiểu biết phiến diện đó, hoạt động xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở huyện Nam Sách, mà cụ thể là ở phần lớn các làng nghề trong Huyện mới chỉ đạt được kết quả nhất định như giữ trật tự kỷ cương đường phố, đường làng ngõ xóm, giữ vệ sinh nơi cơng cộng, nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, ăn mặc sạch sẽ, cử chỉ lịch thiệp . . . Thực chất, đó là những phong trào hoạt động cụ thể nhằm tạo ra nếp sống, nếp sinh hoạt có tính giai đoạn, tính thời điểm và chỉ là một trong nhiều yếu tố cấu thành đời sống văn hóa tinh thần.
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ngồi những nội dung trên còn nhằm vào những mục tiêu hết sức quan trọng là việc bồi dưỡng lý tưởng, niềm tin, phẩm chất đạo đức, lối sống văn hóa mới XHCN; nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, hình thành nên các chuẩn mực, quy tắc ứng xử, phong cách sinh hoạt ..., vì vậy nó là hoạt động mang tính liên tục, tồn diện và phải đi vào chiều sâu. Xây dựng đời sống văn hóa khơng thể mang tính thời điểm và khơng được phép đứt đoạn, bởi lẽ bản thân đời sống văn hóa tinh thần tồn tại, vận động và phát triển ở mọi nơi, mọi lúc, gắn chặt với mọi hoạt động của con người trong đời sống xã hội. Với cái đích cuối cùng là xây dựng nền văn hóa mới, con người mới XHCN, vấn đề có tính chiến lược, lâu dài mà Đảng ta đã khẳng định.
Để nâng cao nhận thức về bảo vệ và xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho cán bộ và nhân dân ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay địi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan ban ngành và đoàn thể của Huyện, nhất là ngành Văn hóa thơng tin phải qn triệt sâu sắc đường lối phát triển văn hóa trong các Văn kiện, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, thực hiện nghiêm chỉnh các nhiệm vụ cụ thể về văn hóa mà các Nghị quyết Trung ương đề ra, nhất là các Nghị quyết chỉ đạo sâu sắc lĩnh vực văn hóa như Nghị quyết Hội nghị Trung ương IV, (khóa VII), Nghị quyết Hội nghị Trung ương V, (khóa VIII),
các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc thời kỳ đổi mới. Những Pháp lệnh, Nghị định, Chỉ thị mới ban hành về lĩnh vực văn hóa phải nhanh chóng được tổ chức học tập và triển khai thực hiện sâu rộng trong quần chúng nhân dân.
Thông qua các phương tiện thơng tin đại chúng, các hình thức tuyên truyền vận động và thực tiễn hoạt động văn hóa, phải làm cho các cấp lãnh đạo và bản thân mỗi người dân nhận thức sâu sắc rằng việc bảo vệ và xây dựng đời sống văn hóa tinh thần là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị, của tồn thể nhân dân và tồn xã hội chứ khơng phải của riêng một cơ quan chức năng nào. Từ chỗ nhận thức rõ vai trò quan trọng của mình trước nhiệm vụ chung đó của xã hội, các cấp ủy đảng, chính quyền và các cơ quan đồn thể sẽ có sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc các phong trào, tích cực chủ động đề ra các biện pháp thích hợp, có hình thức động viên khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng đời sống văn hóa tinh thần một cách có hiệu quả nhất, khắc phục tình trạng coi xây dựng đời sống văn hóa tinh thần chỉ đơn thuần là các hoạt động bề nổi, mang tính hình thức, để “trang điểm” thêm cho các lĩnh vực hoạt động khác.