Mục tiêu xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam sách, tỉnh Hải Dương hiện nay

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện nam sách, tỉnh hải dương hiện nay (Trang 54 - 56)

huyện Nam sách, tỉnh Hải Dương hiện nay

Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần là một trong những nhiệm vụ trung tâm của sự nghiệp văn hóa. Trải qua các kỳ Đại hội Đảng, quan niệm về xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, trong đó có xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở cơ sở đã thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng ta về văn hóa. Khái niệm “đời sống văn hóa cơ sở” được biết đến và bàn nhiều từ sau Đại hội V của Đảng. kể từ đó đến nay khái niệm này đã trở thành nhận thức chung và trở thành công tác trọng tâm của các cấp lãnh đạo, quản lý. Ngay từ năm 1981, nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ V đã đặt ra “nhiệm vụ của cách mạng tư tưởng và văn hóa là đưa vă hóa thâm nhập vào cuộc sống hằng ngày của nhân dân” và đặc biệt nhấn mạnh xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở cơ sở. Các kỳ Đại hội của Đảng sau này vẫn tiếp tục khẳng định quan điểm đó, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương V, Khóa VIII và báo cáo chính trị tại Đại hội X, XI của Đảng đều khẳng định nhiệm vụ trọng tâm của sự nghiệp văn hóa là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa trong sạch, lành mạnh trong xã hội. Như vậy, tổng thể các vấn đề của đời sống văn hóa tinh thần xã hội thời kỳ CNH, HĐH đất nước thì các nội dung về tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa được ln được Đảng ta trú trọng và quan tâm.

Cũng như đời sống văn hóa nói chung và đời sống văn hóa tinh thần nói riêng đều có tính giai cấp và tính lịch sử. Ở mỗi giai đoạn lịc sử của bất cứ xã hội nào đều phải xây dựng một mục tiêu cho sự phát triển của văn hóa. Nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với bản chất của chế độ dân chủ XHCN và đang trong TKQĐ lên CNXH, mục tiêu tổng quát xây dựng đời sống văn hóa tinh thần Việt Nam XHCN nói chung, đời sống văn hóa tinh thần ở cơ sở, ở các thơn làng, bản, ấp, khu phố nói riêng, theo chủ trương,

đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là: xây dựng

một xã hội có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú.[9. tr.27]

Đối với huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay, mục tiêu xây dựng đời sống văn hóa tinh thần được xác định, làm rõ trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện, lần thứ XXVI (2010) là: Làm cho mỗi thơn, làng khu dân cư

có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú, văn minh, hiện đại.

Xuyên suốt mục tiêu này của Huyện trong việc xây dựng đời sống văn hóa nói chung và đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề của huyện nói riêng là việc đẩy mạnh thực hiện tốt “Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” theo các nội dung:

Một là, đồn kết xây dựng đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát

triển, chung sức xây dựng nông thôn mới, đơ thị văn minh.

Hai là, đồn kết xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong

phú, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; chăm lo sự nghiệp giáo dục; chăm sóc sức khỏe, thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình.

Ba là, đồn kết xây dựng mơi trường cảnh quan sạch đẹp.

Bốn là, đoàn kết phát huy dân chủ, chấp hành tốt đường lối, chủ trương của

Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh.

Năm là, đồn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng; phát huy truyền

thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Tương thân, tương ái”. Bên cạnh đó, để thực hiện tốt mục tiêu xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú, văn minh, hiện đại của huyện Nam Sách nói chung và ở các làng nghề trong Huyện nói riêng, phải thực hiện tốt các tiêu chuẩn của làng văn hóa, trong đó có các nội dung:

Thứ nhất, có các thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế phù hợp, có đội văn

nghệ quần chúng; tổ chức sinh hoạt văn hóa, thể thao vui chơi giải trí thường xuyên; Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và

sinh hoạt cộng đồng; khơng có tệ nạn xã hội, khơng tàng chữ và sử dụng văn hóa phẩm thuộc loại cấm lưu hành; có từ 80% số hộ gia đình trở lên được cơng nhận là Gia đình văn hóa.

Thứ hai, có mơi trường cảnh quan sạch đẹp; đường giao thơng, đường

làng xóm sạch sẽ, có nhiều cây xanh và từng bước được nâng cấp; có từ 80% hộ gia đình trở lên được sử dụng nước sạch và có nhà tắm, hố xí hợp vệ sinh; tơn tạo và bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh ở địa phương.

Thứ ba, thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước; đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng và thực hiện Quy ước, Hương ước theo Chỉ thị 24/1998/CT-TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ.

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện nam sách, tỉnh hải dương hiện nay (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w