* Những hạn chế trong đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay
Trong xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa
Những thành tựu đạt được trong đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương về lĩnh vực xây dựng con người mới XHCN là rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã thấy ở trên vẫn cịn bộc lộ những thiếu sót, khuyết điểm cần khắc phục.
Qua khảo sát, tìm hiểu cho thấy, nhiều biểu hiện tư tưởng hoài nghi về sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, về sự nghiệp đổi mới đất nước, đặc biệt là ở lớp người trẻ tuổi, khơng được học hành đến nơi đến chốn có chiều hướng gia tăng. Một số ngại khó, ngại khổ, tư tưởng thực dụng, có lời lẽ và hành động khi ngấm ngầm, lúc công khai chống lại những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, không chấp hành nghiêm Hiến pháp, Pháp luật ...
Về chất lượng đảng viên có những điểm đáng lo ngại. Qua thống kê của Ủy ban kiểm tra Đảng của Huyện, trong bốn năm 2006 - 2010, các chi bộ Đảng ở các làng nghề của Huyện đã thi hành kỷ luật 2 tổ chức Đảng và 12 đảng viên ở các chi bộ làng nghề bị xử lý kỷluật khai trừ 2 đảng viên (do vi phạm chính sách, pháp luật, phẩm chất đạo đức, lối sống), trong đó có cả cấp ủy viên cơ sở. Cơng tác kiểm tra Đảng năm 2011, “đã kiểm tra 8 tổ chức cơ sở Đảng, có 2 tổ chức có dấu hiệu vi phạm” [12, tr.28]. Thực trạng này nói lên những bất cập về trình độ nghiệp vụ, sự yếu kém về ý thức trách nhiệm, chất lượng hoạt động của một số tổ chức cơ sở đảng, địi hỏi mau chóng có các biện pháp tích cực để chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời, tạo nên sự ổn định vững chắc về chính trị - xã hội của địa phương. Đây cũng là điều kiện quan trọng để tạo lập đời sống văn hóa tinh thần trong sáng, lành mạnh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương trong thời kỳ đổi mới ...
Do đặc điểm của các làng nghề huyện Nam Sách là địa bàn đồng bằng, nằm sát các trung tâm phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thành phố Hải Dương và Thị xã Sao Đỏ ... đã tạo nên mặt trái của nó là làm cho tình hình đạo đức - xã hội có diễn biến phức tạp, khó kiểm sốt. Gần như 100% gái mại dâm là người huyện ngoài, tỉnh ngồi đến hành nghề dưới nhiều hình thức trá hình ở trong và gần các làng nghề như cà phê vườn, cắt tóc, mát sa, Karaoke thư giãn, ... Có cả những trường hợp gái mại dâm, nghiện ma túy trong tuổi vị thành niên, là học sinh, sinh viên; có vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra gần đây như cướp của, giết người tình ... mà đối tượng gây án đều là thanh niên, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình an ninh trật tự, an tồn xã hội. Bên cạnh đó là những hành xử, giao tiếp thiếu văn hóa như nói tục, chửi thề, xưng hơ không lễ phép trong thanh thiếu, niên cũng là vấn đề đáng báo động, gây nhiều bức xúc, nhức nhối trong nhân dân, địi hỏi phải có những biện pháp hữu hiệu, kịp thời, sát thực tế để phịng ngừa, ngăn chặn, làm cho đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay thực sự lành mạnh, phong phú, văn minh, hiện đại.
Trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng mơi trường văn hóa; bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, thiết chế văn hóa
Mặc dù đạt được những thàng tựu to lớn trong phát tiển kinh tế - xã hội, song nhìn chung trong những năm qua, kinh tế của Huyện phát triển chưa bền vững. Công tác quy hoạch, các kế hoạch và việc huy động, sử dụng các nguồn lực còn hạn chế, kém hiệu quả, đầu tư còn dàn trải; quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, làng nghề nói chung cịn nhiều hạn chế … dẫn tới các lĩnh vực văn hóa xã hội có một số mặt yếu kém chậm được khắc phục, việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản còn nhiều bất cập, chưa được thực sự được coi trọng và quan tâm thường xuyên.
Những hạn chế, yếu kém về thiết chế văn hóa và cảnh quan mơi trường ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay là thực trạng nhãn tiền, cấp bách. Các thiết chế văn hóa như trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, thư viện, sân vận động, cơng viên, đài truyền thanh … của các làng xã chưa thực sự được đầu tư và quan tâm đúng mức. Một số được xây dựng mới nhưng hoạt động chưa hết chức năng, kém hiệu quả, mang nặng tính phơ trương hình thức; một số cũ nát, xuống cấp chưa được chỉnh trang, tu sửa kịp thời; hệ thống truyền thanh nội bộ không đồng đều, một số chất lượng thấp, không truyền cảm, truyền tải hết nội dung mà hệ thống chính trị ở cơ sở cần qn triệt, thơng tin.
Ơ nhiễm mơi trường được xem là vấn nạn ở các làng nghề, nó khơng chỉ tác động làm suy giảm đến sức khỏe con người, chất lượng cuộc sống và hệ sinh thái tại các khu vực làng nghề của huyện Nam Sách, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường địa bàn xung quanh, là “thuốc độc” trực tiếp làm giảm chất lượng đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Nếu khơng có những biện pháp xử lý mạnh, đi đôi với áp dụng công nghệ mơi trường thì diễn biến ơ nhiễm tại các làng nghề không thể thuyên giảm mà ngày càng gia tăng với cường độ mạnh theo đà mở rộng và phát triển của các làng nghề. Do vậy tại mỗi làng nghề trong Huyện, trong mỗi bước đi của mình phải gắn liền với quy hoạch, bảo vệ môi trường và theo định hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp của Huyện, chủ động áp dụng các công nghệ xử lý môi trường, giảm thiểu tối đa sự phát thải rác, làm ô nhiễm môi trường tài nguyên, môi trường văn hóa của các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay.
Trong phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; văn học và nghệ thuật
Những hạn chế, tồn đọng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ cần tháo gỡ và tập trung giải quyết ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay, phải kể đến thực trạng là: “Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nhiều cơ sở đào tạo và trường học chưa thực sự coi trọng vấn đề xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh để đào tạo ra những con người phát triển toàn diện. Nhiều trường học mới chỉ quan tâm tới việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, chưa chú trọng đúng mức đến việc giáo dục thẩm mĩ, phẩm chất đạo đức, phát triển nhân cách con người” [32, tr.11]. Một số hiện tượng tiêu cực nảy sinh không được kịp thời uốn nắn, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc trong học sinh, sinh viên như lang thang bụi đời, trộm cắp, cướp giật, ma túy, v.v...
Trật tự học đường ở một số trường chưa được đảm bảo, mối quan hệ giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội cịn lúc lỏng lẻo, tạo điều kiện cho các tệ nạn xã hội luồn lách, thâm nhập vào học đường. Môi trường giáo dục ở một số nơi còn thiếu lành mạnh bởi hoạt động có tính “thương mại hóa giáo dục” của một số thầy cơ giáo. Việc mở lớp dạy chui ngoài giờ còn tồn tại ở các cấp học, trường học, làm cho các giờ chính khóa bị coi nhẹ, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo chung. Hoạt động lãnh đạo, quản lý có khi cịn bng lỏng, ở một vài trường học, cơ sở vật chất phục vụ học tập còn chưa được trang bị đầy đủ, điều kiện vệ sinh không đảm bảo như phịng học khơng đủ ánh sáng, bàn ghế thiếu thốn, cũ nát, sân chơi nhiều rác rởi, nhà vệ sinh thiếu sạch sẽ, mơi trường khơng khí bị ô nhiễm, ... làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục cũng như đời sống văn hóa học đường của Huyện. Đây là những bức xúc, đòi hỏi sự quan tâm hàng đầu của các cấp lãnh đạo, các cơ quan đoàn thể trên địa bàn, đặc biệt là ngành giáo dục của Huyện.
Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ của Huyện cũng như ở các xã, các làng nghề cũng cịn bộc lộ nhiều hạn chế. Trình độ phát triển chưa tương xứng với yêu cầu cơng việc sản xuất vật chất, văn hóa tinh thần của giai đoạn cách mạng mới, kết quả đạt được còn nhỏ bé, chưa khai thác và phát huy thế mạnh. Đội ngũ cán bộ khoa học, thợ tay nghề cao còn mỏng, chất lượng chưa cao. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, thợ nghề và chính sách đãi ngộ đối với những người làm công tác khoa học, người dạy nghề chưa được quan tâm đầy đủ đúng mức dẫn đến tình trạng thiếu cán bộ, thợ đầu ngành và các chuyên gia giỏi ở các lĩnh vực. Đáng lo ngại nhất là tình trạng hẫng hụt thế hệ kế cận trong những năm tới khi mà đội ngũ cán bộ khoa học lớp trước nghỉ hưu, những người thợ tay nghề cao về già. Tình trạng “chảy máu chất xám” sẽ là hậu quả tất yếu mà huyện và các làng nghề phải gánh chịu bởi có chế độ đãi ngộ chưa phù hợp. Nhiều cán bộ khoa học, thợ tay nghề cao sau khi được đào tạo không muốn trở về làm công tác khoa học, truyền, dạy nghề tại làng quê, gây nhiều áp lực về nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân trong Huyện nói riêng.
Sự nghiệp phát triển văn học nghệ thuật của Huyện trong thời gian qua vẫn cịn những mặt bất cập. Rất ít tác phẩm đạt đỉnh cao tương xứng với sự nghiệp cách mạng và thành quả của đổi mới của huyện. Xu hướng thương mại hóa chiều theo những thị hiếu thấp kém, làm cho chức năng giáo dục tư tưởng và thẩm mỹ của văn học, nghệ thuật bị suy giảm. Các loại văn hóa phẩm độc hại vẫn cịn xâm nhập vào địa phương và các gia đình làng nghề. Nhiều cơ sở in, quảng cáo, quán ăn, khách sạn, sàn nhảy mở tràn lan, chạy theo đồng liền, hoạt động tùy tiện, không tuân thủ những
quy định của pháp luật, bên cạnh đó các cơ quan nhà nước chưa có biện pháp hữu hiệu để xử lý.
Tiềm lực đội ngũ sáng tác, nghiên cứu văn học, nghệ thuật cịn yếu và thiếu. Nhiều chính sách chậm ban hành, đôi lúc việc giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thị hiếu nghệ thuật cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng, học sinh chưa được coi trọng.
Trong việc bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc; thực hiện các chính sách về tín ngưỡng tơn giáo và trong hợp tác quốc tế về văn hóa
Bên cạnh những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay, cịn tồn tại những yếu kém cần nhanh chóng khắc phục. Do chưa có được nhận thức đầy đủ về lĩnh vực bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa nên một bộ phận nhân dân, nhất là thanh thiếu niên, chưa đủ khả năng đánh giá một cách chính xác các giá trị văn hóa tinh thần trong đời sống xã hội. Trình độ hiểu biết về truyền thống văn hóa, lịch sử, truyền thống cách mạng của địa phương trong một bộ phận nhân dân chưa trở thành động lực thôi thúc các hoạt động học tập, rèn luyện, sáng tạo, cống hiến cho quê hương, đất nước.
Nếp sống hiện đại cùng với tốc độ đơ thị hóa nhanh các làng nghề đã làm phai nhạt dần một số tập quán, lễ thức tốt đẹp của địa phương. Các chuẩn mực của nếp sống văn minh cơng nghiệp đang trong q trình hình thành, chưa trở thành lối sống, nếp sống quen thuộc của nhân dân. Khơng ít những hủ tục lạc hậu cịn tồn tại gây nên những tác động tâm lý, ảnh hưởng không tốt đến đời sống sinh hoạt của nhân dân như tư tưởng trọng nam, khinh nữ, mê tín dị đoan, những tập tục nặng nề trong ma chay, cưới xin ... Đó cũng chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh các tệ nạn xã hội, hành vi vi phạm pháp luật, lối sống thực dụng, tệ tham nhũng, lừa đảo, làm ăn phi pháp, những “căn bệnh” do hệ lụy của kinh tế thị trường mang lại và
không dễ bề chữa trị. Bên cạnh nhu cầu về cái đẹp trong cuộc sống, nhu cầu về cái đẹp trong nghệ thuật cũng ngày càng được nâng lên, đòi hỏi sự nghiệp phát triển văn hóa nghệ thuật, xây dựng mơi trường thẩm mỹ mới ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay cần phải có những bước đi mạnh mẽ, vững vàng hơn.
Trong việc thực hiện các chính sách về tín ngưỡng, tơn giáo ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay ngồi những điểm tích cực vẫn đang cịn những dấu hiệu tiêu cực, thực hiện không triệt để, làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội, làm biến dạng ý nghĩa nhân văn, mất dần những giá trị truyền thống tốt đẹp. Hệ quả của việc thực hiện chưa tốt chính sách tín ngưỡng, tơn giáo đã dẫn đến những biểu hiện tiêu cực trong vấn đề này như hoạt động mê tín dị đoan, bn thần bán thánh, đặc biệt, một số kẻ xấu lợi dụng sự phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ người có cơng với nước ... để tổ chức các hoạt động nhằm trục lợi riêng. Đồng thời các thế lực phản động cũng luôn lợi dụng tơn giáo, tín ngưỡng vào mục đích chính trị hịng phá hoại những thành quả của đất nước cũng như của địa phương. Trong những năm qua huyện Nam Sách đã tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm nhiều vụ mê tín dị đoan, tịch thu tồn bộ kinh sách, băng Video và tài liệu liên quan, xử phạt hành chính, cảnh cáo và cấm hoạt động trở lại. Những hiện tượng tiêu cực trên đã xử lý và cần sớm xử lý dứt điểm để đời sống văn hóa tinh thần về tâm linh tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ngày một tốt đẹp phù hợp những giá trị văn hóa của con người Việt Nam, làm đẹp thêm đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay.
Trong việc hợp tác quốc tế về văn hóa, ở các làng nghề của Huyện hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức độ xem xét, tìm hiểu cho nên hình thức cịn nghèo nàn, phạm vi hẹp, tính chất thì thụ động, chủ yếu theo chương
trình giao lưu văn hóa của trên. Về cơ bản, chưa mạnh dạn, chủ động phát huy khả năng, thế mạnh nhiều mặt của mình để hợp tác văn hóa có tính chất quốc tế, chưa tận dụng được số lượng tương đối đông là lao động ở làng nghề đang ở nước ngồi để quảng bá hình ảnh và mở rộng hợp tác, giao lưu văn hóa.
* Nguyên nhân của những hạn chế trong đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay
Nguyên nhân khách quan
Bên cạnh việc điên cuồng chống phá của các thế lực phản động đối với sự nghiệp đổi mới đất nước của Đảng ta là hậu quả nặng nề của chiến tranh kéo dài cũng như những vấn đề do lịch sử để lại … nhân dân ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương cũng như các vùng miền khác của cả nước bước vào thời kỳ đổi mới với điểm xuất phát thấp như kinh tế kém phát triển,