và cơ sở vật chất cho các hoạt động văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay.
* Về phát huy vai trị của văn hóa trong đời sống xã hội ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay
Trong thời đại ngày nay, văn hóa tinh thần ngày càng thể hiện rõ vai trò động lực cho sự phát triển, là nguồn lực nội sinh để phát triển bền vững. Văn hóa là sản phẩm hoạt động sáng tạo của con người. Nó khơng phải là cái gì tồn tại tự nó, bên ngồi cộng đồng nhân loại, mà là toàn bộ những giá trị bao gồm hệ thống tri thức, hành động, kinh nghiệm xã hội, tạo thành mơi trường văn hóa ni dưỡng đời sống tinh thần của con người, hướng con người vươn tới những lý tưởng cao đẹp và quyết tâm phấn đấu vì tương lai, hạnh phúc và sự hồn thiện con người. Sức mạnh diệu kỳ của văn hóa đã nâng tầm vóc Dân tộc Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua nhắc nhở chúng ta phải đặc biệt coi trọng, phát huy vai trị của văn hóa trong q trình đổi mới đất nước hiện nay.
Nhận thức sâu sắc vấn đề này Đảng ta đã nhấn mạnh: “Các nhân tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế xã hội, pháp luật, kỷ cương..., biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển” [10, tr.144]. Để phát huy tốt vai trị của văn hóa ta phải hiểu mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa với mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội, đặc biệt là với kinh tế. Có như vậy mới tạo ra một khơng gian lành mạnh để phát triển toàn diện đời sống xã hội, đồng thời cũng tạo ra những nhân tố tích cực để xây dựng mơi trường văn hóa.
Vì vậy, phát huy vai trị của đời sống văn hóa tinh thần trước hết trong lĩnh vực kinh tế, là cơ sở, động lực tạo môi trường ổn định cho phát triển kinh tế. Ngược lại, sự gắn kết đó cũng làm nền tảng cho hoạt động xây dựng, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần xã hội nói chung và cho nhân dân ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay nói riêng.
Thực tiễn đã chứng minh rằng, trong nhiều trường hợp có tăng trưởng kinh tế mà khơng có quan điểm đúng đắn về văn hóa thì thành quả tăng trưởng kinh tế cũng chệch khỏi các mục tiêu văn hóa, xã hội. Do đó, khơng phải chờ đến khi kinh tế phát triển mới giải quyết các vấn đề văn hóa, mà trong từng hoàn cảnh, điều kiện, bước đi của tăng trưởng kinh tế cần lựa chọn mức độ, hình thức và biện pháp phát triển văn hóa cho phù hợp. Đồng thời cũng không nên quan niệm giản đơn vấn đề văn hóa, xã hội, chỉ thụ hưởng một chiều kết quả của tăng trưởng kinh tế, mà bản thân một chính sách văn hóa, xã hội tiến bộ, hợp lòng dân, lại tạo động lực to lớn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Đường lối phát triển văn hóa - xã hội đúng đắn thì sẽ tạo ra động lực đối với sự phát triển của đất nước. Đặc biệt trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ ngày càng nhanh và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, thì nguồn tài nguyên con người ngày càng trở thành quý giá. Do đó, đầu tư cho văn hóa thực chất là đầu tư cho phát triển nguồn tài nguyên con người với tiềm năng vơ hạn của nó. Với chức năng kinh tế - xã hội của văn hóa thì văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vậy, nhiệm vụ đặt ra là phải tăng cường sự phát triển của văn hóa, tạo dựng một môi trường thuận lợi làm cơ sở để phát triển kinh tế. Muốn thế, phải làm cho văn hóa
hịa nhập vào lĩnh vực kinh tế, đồng thời làm cho sự phát triển kinh tế phải được “bắt rễ” trong một đời sống văn hóa lành mạnh.
Ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, trong những năm gần đây nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh dẫn đến đời sống vật chất của nhân dân ngày một được cải thiện, mức hưởng thụ văn hóa tinh thần được nâng lên rõ rệt. Nhân dân phấn khởi, tích cực tham gia lao động sản xuất, sáng tạo trên mọi lĩnh vực của cuộc sống. Tuy nhiên, mặt trái của xu thế tồn cầu hóa và kinh tế thị trường cùng với những ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp còn rơi rớt lại đã gây nên những hệ lụy nghiêm trọng như lối sản xuất tiểu nơng, manh mún, tư duy trì trệ, chậm đổi mới, tệ tham nhũng, hối lộ, làm ăn phi pháp... là những cản trở đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của nhân dân, càng đòi hỏi phải phát huy hơn nữa vai trị của văn hóa tinh thần trong q trình đổi mới. Vì vậy, ngồi việc khẳng định vai trị của văn hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội thì yêu cầu đặt ra để phát huy tính tồn diện vai trị của văn hóa trong đời sống xã hội ở nước ta hiện nay nói chung và ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay nói riêng cần phải thực hiện tốt các biện pháp sau:
Một là, tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa”, đặc biệt là ở các xã, làng nghề, huy động mọi lực lượng nhân dân và cả hệ thống chính trị từ trên xuống, từ trong đảng, cơ quan nhà nước, các đoàn thể ra ngồi xã hội tích cực tham gia phong trào. Phong trào đó bao gồm các phong trào hiện có như: “Người tốt việc tốt”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Xóa đói giảm nghèo”, “Xây dựng gia đình văn hóa, làng, xã, khu dân cư văn hóa”, “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Xây dựng nơng thơn mới” … và đặc biệt là phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tất cả các phong trào ấy đều là các phong trào thi
đua yêu nước, tất cả đều vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Hai là, dựa trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của
cả nước và vùng trọng tâm tam giác kinh tế của khu vực đồng bằng Bắc bộ: Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh, trong đó có tỉnh Hải Dương là trọng tâm tam giác đó và huyện Nam Sách là một trọng điểm, phải căn cứ vào các nghị quyết của Ban thường vụ Huyện ủy Nam Sách, xuất phát từ tiềm năng và thực trạng kinh tế - xã hội của Huyện, đề ra những định hướng cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, xã hội, đặc biệt là ở các làng nghề của Tỉnh, Huyện từ nay đến năm 2015 và cũng từ đó các ban ngành chức năng, các cấp bộ đảng và chính quyền, đồn thể ở cơ sở căn cứ đề ra những nhiệm vụ cụ thể cho xã, làng của mình trong quá trình phát triển.
Ba là, phát triển kinh tế gắn với công bằng và tiến bộ xã hội, nâng cao
đời sống vật chất, đời sống văn hóa của nhân dân, giảm sự chênh lệch giữa làng nghề với làng thuần nông với thị trấn, thị tứ… tạo ra sự phát triển hài hòa giữa các vùng trong huyện trên cơ sở thế mạnh của từng xã, làng, để phát triển con người toàn diện, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Biện pháp này thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo của huyện: tăng trưởng kinh tế phải gắn với phát triển văn hóa, nâng cao đời sống vật chất phải đồng thời với phát triển đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Đây chính là sự quán triệt sâu sắc những quan điểm của Đảng tại Hội nghị Trung ương V, (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng vừa qua, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay, đòi hỏi phải hoạch định cho được một hệ thống những chương trình, kế hoạch sát thực, những
chính sách đồng bộ và những giải pháp tối ưu để hoạt động xây dựng đời sống văn hóa tinh thần đạt hiệu quả cao.
* Về tăng cường xây dựng nguồn lực cho các hoạt động văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay
Xây dựng nguồn lực là điều kiện tối quan trọng cho hoạt động văn hóa ở địa phương nói chung và xây dựng đời sống văn hóa ở các làng nghề của Huyện hiện nay nói riêng. Đề thực hiện yêu cầu này, trước hết phải chú trọng công tác giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa cũng như cán bộ làm chun mơn nghiệp vụ trong ngành văn hóa.
Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa thơng tin chuyên trách ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay, nhất là ở các cơ sở xã, thơn xa trung tâm cịn thiếu và yếu, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ này còn nhiều hạn chế. Qua điều tra cho thấy số cán bộ làm cơng tác văn hóa qua đào tạo chun ngành chỉ chiểm tỷ lệ khoảng 30%. Ở một số xã, thôn, công việc của cán bộ văn hóa thơng tin chủ yếu là phục vụ các phong trào, mang tính sự vụ, thụ động, trông chờ vào mệnh lệnh của cấp trên. Trong bối cảnh đổi mới toàn diện, CNH, HĐH đất nước hiện nay đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm cơng tác văn hóa phải có kiến thức văn hóa và trình độ nghiệp vụ nhất định đủ sức đảm đương cơng việc được giao. Cán bộ văn hóa phải thực sự là những người trực tiếp đưa đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống, là người chủ động, tích cực trong các hoạt động tổ chức, vận động quần chúng tham gia các phong trào các cuộc vận động phát triển văn hóa ở địa phương. Tình trạng hẫng hụt nghiêm trọng về đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ hoạt động chuyên mơn văn hóa trong những năm tới là vấn đề rất đáng lo ngại. Do vậy, phải gấp rút đào tạo, bồi dưỡng cho được một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên trách văn hóa từ huyện tới các cơ sở. Cùng với việc bồi dưỡng về mặt quản lý,
nghiệp vụ, cần phải có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với những người làm cơng tác văn hóa thơng tin chun trách ở cơ sở để họ yên tâm, phấn khởi công tác. Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương khóa XV (nhiệm kỳ 2006 - 2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Nam Sách khóa XXVI (2010) đã quy định về cơng tác văn hóa, thể thao, du lịch từ nay các cơ sở đều phải có cán bộ chuyên trách, được hưởng thù lao như cán bộ giáo dục, y tế. Đây là một quyết định đúng đắn, sáng suốt trong công tác cán bộ, trong đó có cán bộ làm cơng tác văn hóa của Huyện.
Trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ văn hóa nói chung, rất cần có chính sách ưu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ văn hóa cho các làng nghề do tính đặc thù, bảo đảm cho họ có thể đảm nhiệm cơng tác ở địa phương. Đào tạo phải đi đôi với sử dụng, đãi ngộ tốt, tránh tình trạng “chảy máu chất xám”, tay nghề chuyên môn cao, được đào tạo cơ bản, nhưng khơng được sắp xếp, bố trí, sử dụng đúng … dẫn tới đi làm việc khác, ở địa phương khác, thui chột, rơi vãi kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn.
Để làm tốt cơng tác xây dựng nguồn lực thì các cơ sở, trung tâm bồi dưỡng huấn luyện cơng tác văn hóa của Tỉnh, Huyện khơng chỉ cần có sự quan tâm đầu tư về cán bộ, mà còn phải chú trọng củng cố, kiện toàn và sắp xếp hợp lý tổ chức bộ máy. Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước ở các xã, làng nghề. Các ban ngành, đoàn thể, cán bộ văn hóa thơng tin ở cơ sở là những hạt nhân then chốt, đảm bảo những bước đi vững chắc trong hoạt động xây dựng xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề của huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay. Đòi hỏi cấp bách trước mắt là phải sắp xếp, bố trí tổ chức ngành văn hóa thơng tin các cấp cả về mặt đảng, chính quyền và đồn thể sao cho có thể phát huy tối đa khả năng và hiệu lực lãnh đạo quản lý đối với lĩnh vực này (đặc biệt là với khối thông tin, tuyên truyền, cổ động) .
* Về tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất cho các hoạt động văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay.
Cùng với việc chú trọng xây dựng nguồn lực cho các hoạt động văn hóa, cần tăng cường đầu tư ngân sách xây dựng hệ thống các thiết chế văn hóa từ huyện, xã đến thôn làng. Cụ thể hơn là việc xây dựng sở hạ tầng đáp ứng các điều kiện phục vụ sinh hoạt, học tập, khám, chữa bệnh và hưởng thụ văn hóa của nhân. Đây là cơng việc khơng kém phần quan trọng, tạo ra những điều kiện vật chất để thu hút nhân dân tham gia vào các hoạt động văn hóa, chẳng hạn việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa như xây dựng câu lạc bộ, nhà văn hóa, thư viện, sân khấu, nhà bảo tàng, khu cơng viên giải trí ..., việc mua sắm trang thiết bị, phương tiện văn hóa như trang bị hệ thống loa máy cho câu lạc bộ, bổ sung sách báo cho thư viện, mua dụng cụ thể thao, chuẩn bị dự trù kinh phí trao giải thưởng cho các hoạt động ... nhằm đưa văn hóa đến đơng đảo nhân dân. Vì vậy, nó có vai trị quan trọng trong việc cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề của Huyện hiện nay.
Hiện nay, ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương đã tiến hành tu bổ, nâng cấp các thiết chế văn hóa đã có, song nhìn chung, hệ thống thiết chế văn hóa chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao của nhân dân các làng nghề, có nơi chưa phát huy tốt chức năng của thiết chế văn hóa (ví dụ: nhà văn hóa, sân vận động, đài truyền thanh, thư viện, cơ sở khám chữa bệnh…) nên việc thu hút quần chúng cịn hạn chế; có nơi qui mơ cịn nhỏ hẹp, trang thiết bị nghèo nàn hoặc xuống cấp làm giảm nhiệt tình của những người làm cơng tác văn hóa, làm cho hoạt động văn hóa tinh thần đơn điệu, hình thức, kém hiệu quả.