Những thành tựu và nguyên nhân trong đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện nam sách, tỉnh hải dương hiện nay (Trang 30 - 43)

thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay

* Những thành tựu trong đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay

Trong xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: “Mọi hoạt động văn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển tồn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lịng nhân ái, khoan dung, tơn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hồ trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [10, tr.144].

Quán triệt tinh thần trên cùng tinh thần các Nghị quyết Đại hội lần thứ X, XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp của tỉnh Hải Dương và huyện Nam Sách, đồng thời nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc xây dựng con người mới XHCN. Muốn có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú, văn minh, hiện đại thì phải có những con người có lập trường tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức và lối sống tốt, có khả năng và năng lực hoạt động thực tiễn tốt … Để có được con người mới XHCN thì việc giáo dục tồn diện phải đặt lên hàng đầu. Trong công tác xây dựng con người mới XHCN, các cấp ủy đảng của huyện Nam Sách luôn thực hiện tốt việc giáo dục chính trị tư tưởng, thường xuyên triển khai việc học tập các nghị quyết của Đảng, các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và địa phương. Các cấp bộ đảng của Huyện ln xác định muốn có con người mới XHCN thì trước tiên phải xây dựng được các tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, đội

ngũ cán bộ, đảng viên phải thực sự gương mẫu, đi đầu trong mọi công việc và phải phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho tồn thể nhân dân trong thời gian qua đã được thực hiện một cách khoa học, có tác dụng chỉ đạo, khơi nguồn cho hoạt động xây dựng con người mới XHCN đều khắp ở các xã, các làng nghề. Hàng năm đã tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong tồn Đảng bộ huyện về học lập, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng mà gần đây nhất là Nghị quyết Đại hội lần thứ XI, Nghị quyết Trung ương IV, khóa XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Nam Sách lần thứ XXVI.

Bên cạnh đó, bằng nhiều hình thức giáo dục, tun truyền như thường xun thơng báo tình hình thời sự trong nước và quốc tế đến mọi người dân, tích cực phổ biến, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chủ trương đường lối của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước. Có thể nói, ở lĩnh vực chính trị tư tưởng, trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là những năm gần đây, Đảng bộ và nhân dân huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương đã có nhiều cố gắng trong việc giáo dục, bồi dưỡng nâng cao nhận thức mọi mặt cho mọi người dân. Đã có sự chuyển biến tích cực về nhận thức chính trị tư tưởng trong nhân dân như bước đầu hiểu được và tự giác quán triệt nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, về quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, vì vậy đã tạo được sự ổn định chính trị - xã hội của địa phương. Trong những năm qua, không sảy ra các vụ việc chống đối lại các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tinh thần đồn kết, u thương, gắn bó giữa con người với con người ngày càng được nâng cao, chất lượng nguồn nhân lực con người ngày càng được nâng cao, đủ sức đáp ứng yêu cầu của các làng nghề của Huyện trong sự nghiệp đổi mới.

Công tác xây dựng, sử dụng nguồn lực con người trong Huyện nói chung và ở các làng nghề nói riêng cũng có bước phát triển tích cực. Việc đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, trọng dụng nhân tài ln được các cấp ủy đảng, chính quyền trong Huyện được trú trọng, đã đề xuất được nhiều biện pháp sử dụng nguồn nhân lực phù hợp với sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế - xã hội, những người có học vấn, tay nghề cao ln được đãi ngộ về cả vật chất và tinh thần một cách xứng đáng. Một số vấn đề xã hội có ảnh hưởng tích cực đến việc xây dựng chuẩn mực đạo đức con người mới XHCN như giải quyết cơng ăn việc làm, chăm sóc sức khỏe cho người dân, phòng chống tệ nạn xã hội … cũng được lãnh đạo, chính quyền các cấp từ huyện đến xã, thôn làng nghề hết sức quan tâm … Chính vì vậy mà ở huyện Nam Sách nói chung và ở các làng nghề trong Huyện nói riêng hiện nay đã xuất hiện một lớp người mới có chất lượng cả về Đức - Trí - Thể - Mỹ, đủ sức đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới quê hương, đất nước nói chung và tạo tiền đề tốt cho việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay nói riêng.

Việc xây dựng con người mới XHCN và sử dụng nguồn lực con người hiệu quả đã đem lại giá trị thực tiễn to lớn, làm chuyển đổi chất lượng đời sống nhân dân nói chung và đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân ở các làng nghề trong Huyện nói riêng. Sự khởi sắc, vươn lên mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội của các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương trong những năm qua là kết quả tất yếu bởi nó được tạo đà phát triển từ một nền tảng chính trị tư tưởng vững chắc và từ chiến lược xây dựng con người mới XHCN của Đảng ta hiện nay mà nhân dân các làng nghề của huyện Nam Sách đang thực hiện.

Trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng mơi trường văn hóa; bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, thiết chế văn hóa

Huyện Nam Sách trong thời kỳ đổi mới có nhiều điểm tích cực đáng khích lệ như kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, ổn định; an ninh - quốc phòng được giữ vững, trật tự an tồn xã hội được bảo đảm; vấn đề văn hóa - xã hội ngày càng đáp ứng được nguyện vọng và yêu cầu cao của nhân dân. Hiện tại, với tốc độ đơ thị hóa nhanh theo xu hướng phát triển của xã hội hiện đại đã làm hình thành những nét mới trong giá trị văn hóa tinh thần và chuẩn mực đạo đức ở các làng nghề trong Huyện, trước hết là ở tính năng động, tính tích cực cơng dân được phát huy, sở trường và năng lực cá nhân được khuyến khích trên nhiều lĩnh vực trong công tác, học tập hay tham gia hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương. Đây là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Huyện trong những năm gần đây. Đóng góp phần quan trọng cho kinh tế của toàn Huyện là kết quả trong sản xuất kinh doanh của các làng nghề: “Giá trị sản xuất của các làng nghề, từ năm 2006 - 2008 đạt 495,9 tỷ đồng, chiếm 10,23% giá trị sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp tồn tỉnh. Bình qn tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề của Huyện trong 5 năm (2005 - 2010) đạt 35,9%” [31, tr.13-15]. Nhiều sản phẩm làng nghề đã nổi tiếng lâu nay, vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển như: Gốm Chu Đậu (Thái Tân), Gỗ mộc Ngô Đồng (Nam Hưng), Hương (Quốc Tuấn)…

Ở mỗi địa phương cơ sở, trong từng đơn vị cơng tác, khơng khí dân chủ được phát huy mạnh mẽ theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là nét mới trong đạo đức xã hội, trái ngược với thói gia trưởng, quan liêu, sách nhiễu, cửa quyền ... trong cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp trước đây, tạo điều kiện cho người dân được trực tiếp biết đến những chủ trương, kế hoạch hoạt động của đơn vị, tổ chức; được đóng góp ý kiến xây dựng biện pháp hành động; được trực tiếp tham gia các hoạt động, tham gia vào việc kiểm tra, đánh giá hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị địa phương ... Những nét mới này đem lại cho người dân trong toàn Huyện và các làng nghề

niềm tin tưởng, phấn khởi nâng cao ý thức lao động sáng tạo, phái huy năng lực của mình đóng góp cho sự nghiệp đổi mới tồn diện q hương, đất nước.

Những hoạt động tích cực nhằm xây dựng đời sống văn hóa mới cịn được thể hiện rõ nét ở lớp thanh niên trẻ, lực lượng lao động chủ lực hùng hậu của huyện Nam Sách có khả năng tiếp thu nhanh những kiến thức mới, có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thành quả nổi bật nhất là trong xây dựng đạo đức xã hội mới ở các làng nghề của Huyện được thể hiện thơng qua việc hình thành ý thức đạo đức mới, thiết lập các mối quan hệ, xây dựng các hành vi ứng xử cộng đồng của mọi người dân như phát huy truyền thống đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau theo tinh thần “lá lành đùm lá rách”, hàng loạt các phong trào hoạt động được tổ chức và triển khai một cách thường xuyên, sâu rộng đã cho những kết quả rất tốt đẹp. Đó là các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Xóa đói giảm nghèo”, “Uống nước nhớ nguồn”, giúp nhau làm kinh tế gia đình, cứu trợ đồng bào vùng thiên tai, bão lụt ... cùng một số các hoạt động từ thiện, khuyến học, giúp đỡ trẻ em mồ côi, tàn tật và người già cô đơn ..., xây dựng nếp sống văn minh trong ma chay, cưới xin... được nhân dân đồng tình ủng hộ. Năm 2010 tồn Huyện đã đóng góp gần 1,2 tỷ đồng và hơn 6 ngàn ngày công phục vụ công tác tu bổ nghĩa trang liệt sĩ, xây dựng 5 nhà tình nghĩa, tặng 120 sổ tiết kiệm cho các gia đình chính sách.

Trên địa bàn các làng nghề của huyện Nam Sách diễn ra nhiều phong trào hoạt động làm đẹp cảnh quan xã, làng xóm, giữ cho đường thơng hè rộng, bảo vệ môi trường chung của xã hội, tạo nét sống văn minh trong sinh hoạt cộng đồng. Tại các xã, thơn xóm, làng nghề đều tích cực triển khai và thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”; hệ thống các trường phổ thơng tổ chức tốt các cuộc thi học sinh thanh lịch, tìm hiểu pháp luật, tìm hiểu luật giao thơng, thi đọc sách, kể chuyện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ... Đồn Thanh

niên ở các xã, thị trấn, trường học phát động phong trào thanh niên tình nguyện hướng dẫn giao thơng ở các trục đường chính trong giờ cao điểm. Huyện đã chú trọng tổ chức trọng thể các buổi mít tinh, diễu hành nhân các ngày lễ lớn của dân tộc, ngày kỷ niệm truyền thống của địa phương, thu hút sự chú ý và tham gia của đơng đảo nhân dân. Đó là những hoạt động được tổ chức thường xuyên, vừa tạo nên vẻ đẹp về diện mạo của các làng nghề trong Huyện, vừa tạo nên nét đẹp trong cách cảm, nếp nghĩ., cách ứng xử văn minh, lịch sự, tiến bộ của mọi người dân. Trình độ nhận thức, ý thức tự giác tham gia vào các hoạt động xây dựng và bảo vệ môi trường, bảo vệ mỹ quan làng xã của nhân dân, đặc biệt là thanh niên học sinh ngày càng được nâng lên.

Những năm gần đây, các xã làng nghề trong Huyện đã chú trọng tìm tịi, khai thác và khơi phục các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương nhằm giáo dục truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng, đồng thời tạo ra sức thu hút đối với khách du lịch. Các di sản văn hóa được chú ý giữ gìn, tu bổ, tơn tạo trở thành những điểm du lịch hấp dẫn du khách tới tham quan như cầu Bình, cầu Phú Lương, cầu Lai Vu, Chùa Trăm gian (xã An Bình), làng Gốm Chu Đậu (xã Thái Tân), tượng đài Mạc Thị Bưởi (thị trấn Nam Sách) ... Ban Quản lý các khu di tích lịch sử đã xây dựng và hồn chỉnh đề án: “Bảo tồn, tơn tạo và phát huy các giá trị di tích Lịch sử - Văn hóa, danh thắng trên địa bàn Huyện” [31, tr.6].

Nhằm thu hút khách du lịch cũng như giáo dục truyền thống đạo đức văn hóa của địa phương cho quần chúng nhân dân và khơi dậy những phong tục tập quán, những lễ thức tốt đẹp, những nếp sinh hoạt văn hóa lành mạnh của địa phương, ở các làng nghề đã tổ chức một số hoạt động sinh hoạt văn hóa dân gian, lễ hội truyền thống, thu hút đơng đảo nhân dân tham gia như: thi vật dân tộc, đấu cờ vua, cờ tướng, chọi gà, kéo co ... trong dịp lễ hội tết cổ truyền của dân tộc. Các hoạt động thể thao, vui chơi như: thi sản phẩm nghề, thi hát chèo, thi đấu bóng bàn, cầu lơng, bơi tự do, bóng chuyền, diễu hành xe đạp … phục vụ các ngày lễ lớn 30/4, 1/5, 2/9, 22/12 ... hàng năm được tổ

chức khá rầm rộ, đặc biệt là việc tổ chức thành công các lễ hội truyền thống của các địa phương trong Huyện đã thực sự đóng góp tích cực vào việc khơi phục truyền thống văn hóa dân tộc, phát huy những giá trị thẩm mỹ của sinh hoạt văn hóa truyền thống xứ Đơng, tạo điều kiện để nhân dân trực tiếp tham gia, thưởng thức và sáng tạo các giá trị văn hóa thẩm mỹ, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Một khơng gian văn hóa thẩm mỹ lành mạnh, khỏe khoắn, đầy chất sáng tạo sẽ là mơi trường văn hóa lý tưởng, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Đồng thời qua đó thanh lọc, loại trừ dần được những hủ tục mê tín dị đoan, bn thần bán thánh, có tác động xấu tới nhân dân. Mơi trường văn hóa ấy đủ mạnh để vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, làm giàu thêm nền văn hóa địa phương, vừa có khả năng đấu tranh chống lại các tệ nạn xã hội và sự xâm nhập của văn hóa phẩm độc hại từ nước ngồi tràn vào. Để xây dựng được mơi trường văn hóa ấy, bên cạnh việc khơi dậy và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, củng cố và giữ ổn định những giá trị văn hóa XHCN hiện đại, tiến bộ, Đảng bộ và chính quyền huyện Nam Sách đã có những chỉ đạo chung và riêng cho các làng nghề đẩy mạnh những hoạt động thiết thực, tích cực giữ cho mơi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh tiến tới văn minh, hiện đại ở các làng nghề trong Huyện.

Đã từ nhiều năm nay, Huyện đã chú trọng chỉ đạo triển khai các phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, thơn làng văn hóa. Các phong trào này được gắn với phong trào “Xóa đói giảm nghèo”, “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” … tạo nên một khơng khí phấn khởi trong đời sống xã hội ảnh hưởng tích cực đến mơi trường đạo đức cộng đồng. Kết quả đạt được cho thấy, hiện nay đã có gần 70% số hộ gia đình của các làng nghề được cơng nhận là Gia đình văn hóa; đường giao thơng, đường làng xóm sạch sẽ, có nhiều cây xanh và đã được nâng cấp, bê tơng hóa, trải nhựa trên 92%, trong các làng nghề ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay đã có

hơn 36% hộ gia đình được sử dụng nước sạch (400 hộ) và trên 80% hợ có nhà tắm, hố xí hợp vệ sinh. Các làng nghề đã trú trọng tơn tạo và bảo vệ các di tích

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện nam sách, tỉnh hải dương hiện nay (Trang 30 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w