Phái sinh thời tiết làm tăng giá trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu bằng chứng thực nghiệm về quản trị rủi ro và giá trị công ty (Trang 87 - 91)

II. Quản trị rủi ro và giá trị công ty: Bằng chứng từ công cụ phái sinh thời tiế t-

5.Phái sinh thời tiết làm tăng giá trị doanh nghiệp

Bảng số 5 kiểm định xem sự xuất hiện của phái sinh thời tiết có giúp các doanh nghiệp tăng giá trị hay không ( dữ liệu cả trước và sau năm 1997). Cột 1,2 cho thấy tác động đối với tỷ số M/B ( đại diện cho giá trị doanh nghiệp). Kết quả: nhóm 4 thực sự có phản ứng tích cực với sự xuất hiện cảu phái sinh thời tiết ( biến

post nhận giá trị 1) trên thị trường tài chính. Hệ số tương quan ước lượng được lớn ( 11 % và 13%) và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Nhóm 2,3 không cho thấy sự khác biệt trong tỷ số M/B so với trước khi phái sinh thời tiết xuất hiện.

Cột 3 là kết quả từ việc sử dụng mô hình biến trễ của biến tỷ số M/B. Kết quả một lần nữa cho thấy chỉ có nhóm nhạy cảm nhất với rủi ro thời tiết hưởng lợi từ việc phòng ngừa rủi ro thời tiết. Hệ số tương quan 1.72% có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Đồng thời, biến trễ M/B cũng giải thích tốt cho biến phụ thuộc M/B : hệ số tương quan là 0.8464 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%

Cột 4,5 cho thấy có khá nhiều chỉ số đại diện cho rủi ro thời tiết có liên quan đến sự gia tăng trong tỷ số M/B sau khi phái sinh thời tiết ra đời. Giá trị tăng lên trong M/B khoảng từ 2% đến 7% tuý thuộc vào điều kiện mô hình và mức tăng này là có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Các kết quả này tiếp tục hỗ trợ cho ý kiến là việc sử dụng công cụ phái sinh thời tiết có tương quan dương với giá trị doanh nghiệp

Điểm đặc biệt ở cột số 6 là hệ số của biến kết hợp Weather derivatives * weather shock có dấu dương ( 0.1481) và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Vậy là các công ty nhạy cảm với rủi ro thời tiết (nhóm 3-4) có thể sử dụng các hợp đồng phái sinh thời tiết để triệt tiêu tác động tiêu cực của weather shock lên thu nhập của doanh nghiệp

Cột 8 tiếp tục hỗ trợ cho kết quả của cột số 6

Cột 7,9 cho thấy công cụ phái sinh thời tiết không mang nhiều ý nghĩa đối với các doanh nghiệp thuộc nhóm 2,3 bởi các hệ số ước lượng được không có ý nghĩa thống kê

Tóm lại, bảng 5 cung cấp các chứng cứ chứng minh rằng nếu công ty có dòng thu nhập bất ổn, quyết định đầu tư, tài trợ bị hạn chế do rủi ro thời tiết thì các công cụ phái sinh thời tiết có khả năng giúp doanh ngiệp khắc phục những khó khăn này và có thể làm tăng giá trị doanh nghiệp.

III. Kết luận

Qua bài mở rộng tìm hiểu về phái sinh thời tiết và nghiên cứu thực nghiệm về tác động của việc sử dụng công cụ phái sinh thời tiết đến giá trị doanh nghiệp của nhóm tác giả Francisco Pérez-González và Hayong Yun, rõ ràng việc phòng ngừa rủi ro biến động thời tiết của các doanh nghiệp nhạy cảm với những biến động của thời tiết; cụ thể là những doanh nghiệp trong ngành năng lượng; thực sự ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Những doanh nghiệp sử dụng các công cụ phái sinh thời tiết để phòng ngừa rủi ro độ nhạy thời tiết đã gia tăng giá trị.

Công cụ phái sinh thời tiết là một trong những công cụ phái sinh tài chính, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Thông qua nghiên cứu thực nghiệm, ta thấy rõ sử dụng phái sinh đã làm gia tăng giá trị doanh nghiệp, tăng đầu tư và đòn bẩy của doanh nghiệp. Kết quả kiểm định dương và thực sự có ý nghĩa thống kê.

Tuy nhiên, mục đích chính của nhà quản trị trong việc sử dụng công cụ phái sinh để giảm rủi ro liệu có thực sự là nhằm gia tăng giá trị doanh nghiệp? Điều này ta không thể khẳng định. Chắc chắn rằng, việc phòng ngừa rủi ro đã làm gia tăng giá trị doanh nghiệp. Do vậy, khi nhà quản trị phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp đồng thời cũng làm gia tăng giá trị cổ đông, hạn chế rủi ro của trái chủ, tăng cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp và đem lại lợi ích cho chính nhà quản trị.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Thị Ngọc Trang , Quản Trị Rủi Ro Tài Chính , Chương 14 : Quản trị rủi ro và giá trị công ty phi tài chính, 2008, 591-615

Christopher Géczy, Bernadette A.Minton, Catherine Schrand, "Why Firms Use Currency Derivatives"- The Journal of Finance, (October, 1996)

Shehzad L. Mian -“ Evidence on Corporate Hedging Policy” - The Journal of Financial and Quantitative Analysis, Vol. 31, No. 3. (Sep., 1996), pp. 419-439. Nance,Smith and Smithson (1993) – On the Determinants of Corporate Hedging – The Journal of Finance , Volume 48, Issue 1, pp 267-284

Smith and Stulz, “The Determinants of Firms’ Hedging Policies” (1985)

Deana R. Nance, Clifford W.Smith, Jr., Charles W. Smithson, “On the Determinants of Corporate Hedging” , The Journal of Finance, Vol 48, Issue 1(Mar 1993), p267-284

Peter Tufano, “Who manages risk? An Empirical Examination of risk management practices in the gold mining industry?”, The Journal of Finance, Vol.51, No.4 (1996)

Tufano, Peter, and Jon Serbin, 1993, “American Barrick Resources Corporation: Managing gold price risk”, Harvard Business School, Case number 293-128. Greene, William H. (1993), “Econometric Analysis” (Macmillan Publishing Company, New York).

Jensen, Michael C., and Kevin J. Murphy(1990), “CEO incentives-It's not how much you pay, but how?”, Harvard Business Review May-June, 138-153.

Maddala, G. S., 1991, “Limited Dependent and Qualitative Variables in Econometrics” (Cambridge University Press, Cambridge).

May, Don O., 1995, “Do managerial motives influence firm risk reduction strategies?”Journal of Finance 50, 1275-1290.

Mayers, D., and C. W. Smith, 1990, “One the corporate demand for insurance: Evidence from the reinsurance market”, Journal of Business 63, 19-40.

McDonald, John F., and Robert A. Moffitt, 1980, “The uses of tobit analysis”, the Review of Economics and Statistics 62, 318-321.

Mehran, Hamid, 1995, “Executive compensation structure, ownership, and firm performance”, Journal of Financial Economics 38, 163-184.

Reeve, Ted, “North American Gold Monitor” (First Boston Corporation, Feb. 1990, May 1990, Aug. 1990, Nov. 1990, Feb. 1991).

Reeve, Ted, “Global Gold Hedge Survey” (First Boston Corporation, June 1991, Aug. 1991, Nov. 1991, Feb. 1992, June 1992, Sept. 1992, March 1993).

Reeve, Ted, “Gold Hedge Survey” (Sanwa McCarthy Securities, Aug. 1993, Dec. 1993).

Reeve, Ted, “Gold Hedge Survey” (Burns Fry Limited, Feb. 1994).

Schrand, C. M., and H. Unal, 1995, “Coordinated risk management: On and off-balance sheet hedging and thrift conversion”, Unpublished working paper, The Wharton School, University of Pennsylvania. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Francisco Pérez-González (Stanford University and NBER), Hayong Yun (University of Notre Dame), “Risk Management and Firm Value: Evidence from Weather Derivatives”, June 2011

Một phần của tài liệu bằng chứng thực nghiệm về quản trị rủi ro và giá trị công ty (Trang 87 - 91)