Các lý thuyết giải thích cho các hoạt động quản trị rủi ro giá vàng

Một phần của tài liệu bằng chứng thực nghiệm về quản trị rủi ro và giá trị công ty (Trang 44 - 47)

III. Ai quản trị rủi ro ? Bằng chứng thực nghiệm về quản trị rủi ro trong công

3.Các lý thuyết giải thích cho các hoạt động quản trị rủi ro giá vàng

3.1 Tối đa hóa giá trị cổ đông Kiệt quệ tài chính:

Các tranh luận kiệt quệ tài chính trong quản trị rủi ro được phát triển bởi Smith và Stulz (1985) cho rằng bằng cách giảm nguy cơ kiệt quệ tài chính, quản trị rủi ro có thể làm tăng giá trị kỳ vọng của công ty. Sự gia tăng giá trị xuất phát từ việc tăng khả năng sử dụng nợ, do đó có thể có lợi cho công ty thông qua giá trị các lá chắn thuế hoặc giảm chi phí đại diện do dư thừa dòng tiền tự do.

Công ty khai thác vàng phải đương đầu với chi phí kiệt quệ khi giá vàng giảm dưới chi phí dành cho sản xuất vàng cũng như chi trả các khoản chi phí tài chính cố định. Để đo lường chi phí này, tác giả đã thu thập dữ liệu trên 2 biến: chi phí tiền mặt và đòn bẩy được mô tả trong bảng III và dự báo một tương quan dương giữa chúng với delta-percentage.

Chính sách đầu tư

Một tập hợp các bài viết, Stulz (1990), Lessard (1990), và Froot, Scharfstein, và Stein (1993) lập luận rằng nếu không có quản trị rủi ro, các công ty sẽ không theo đuổi được chính sách đầu tư tối ưu. Hầu hết những bài viết này cho rằng mối quan hệ giữa dòng tiền và đầu tư do thị trường vốn không hoàn hảo, thông thường do bất cân xứng thông tin.

Một sự sụt giảm trong giá vàng và dòng tiền sẽ gây dừng các chương trình đầu tư chính của các công ty khai thác vàng: thăm dò và thôn tính. Để đo lường tầm quan trọng của các hoạt động này với công ty, tác giả đã thu thập thông tin về chi tiêu thăm dò cũng như các hoạt động thôn tính của các công ty, như được mô tả trong bảng 3, cả hai đều tính theo giá trị công ty. Nếu quản trị rủi ro được sử dụng để bảo vệ đầu tư vào những chương trình này, lý thuyết dự đoán sẽ có một tương quan dương giữa những đo lường với delta-percentage.

Bên cạnh đó, Froot, Scharfstein và Stein cũng tranh luận xung quanh tài trợ bên ngoài, dự đoán rằng, tài trợ bên ngoài của công ty càng tốn kém thì quản trị rủi ro càng nhiều và cũng có lí do để nghi ngờ rằng bất cân xứng thông tin và chi phí giao dịch cho công ty khai thác nhỏ sẽ tốn kém hơn so với những công ty lớn. Do

đó, lý thuyết dự đoán có mối tương quan âm giữa giả thuyết qui mô công ty và delta-percentage, qua kiểm định 2 biến: giá trị công ty và dự trữ.

Thuế

Lời giải thích về thuế của quản trị rủi ro, Smith and Stulz (1985) cho rằng khi có sự hiện diện của biểu thuế lồi, công ty dự kiến sẽ làm giảm các loại thuế bằng cách sử dụng quản trị rủi ro để cố định thu nhập chịu thuế. Độ lồi của biểu thuế càng lớn thì công ty càng có xu hướng thực hiện quản trị rủi ro.ở đây, tác giả sử dụng biến lỗ thuế mang sang tương lai để kiểm định mối tương quan.

3.2 Lý thuyết tối đa hóa lợi ích nhà quản trị: Sự e ngại rủi ro của nhà quản trị:

Smith and Stulz (1985) và Stulz (1984) tập trung vào sự e ngại rủi ro của nhà quản trịnhư là một nhân tố tác động đến quản trị rủi ro của công ty. Nếu các nhà quản lý thấy rằng tài khoản riêng của họ ít rủi ro hơn khi quản trị rủi ro công ty, họ sẽ chỉ đạo các công ty của họ tham gia vào quản trị rủi ro.

Mô hình của Smith, Stulz (1985) dự đoán rằng các nhà quản trị sở hữu cổ phần lớn hơn muốn quản trị rủi ro hơn, trong khi những người có quyền chọn cổ phần lớn thích quản trị rủi ro ít hơn. Để kiểm định cho điều này, bài viết sử dụng 3 biến: sở hữu cổ phần của giám đốc và quản lý, nắm giữ quyền chọn của giám đốc và quản lí, khối nắm giữ lượng lớn cổ phần không nằm trong ban quản trị.

Truyền tín hiệu cho kĩ năng quản lí:

Một giải thích thay thế nữa thuộc về quản lí được phát triển bởi Breeden và Viswanathan (1996) và DeMarzo và Duffie (1995), các ông đã tâp trung vào danh tiếng của nhà quản lí. Trong những mô hình này, người bên ngoài không thể quan sát được chất lượng quản lí. Kết quả là, nhà quản lý sẽ thích tiến hành quản trị rủi ro để truyền đạt những kĩ năng của họ tốt hơn đến thị trường lao động.

3.3 Sự lựa chọn để quản trị rủi ro

Thay vì quản trị rủi ro với các hợp đồng nghiên cứu tài chính, các công ty có thể theo đuổi các hoạt động khác thay thế cho chiến lược quản trị rủi ro tài chính. Họ có thể đa dạng hóa thay vì phòng ngừa hoặc bảo hiểm, hoặc họ có thể có chính sách tài chính như duy trì đòn bẩy thấp hoặc thực hiện các số dư tiền mặt lớn để bảo

vệ mình chống lại những khó khăn tiềm năng (một dạng của đòn bẩy âm). 2 biến được sử dụng là: đa dạng hóa và số dư tiền mặt.

Bảng III : Mối quan hệ giả thuyết giữa đặc điểm các công ty và mức độ của các hoạt động quản trị rủi ro

Giả thuyết Biến Dấu hiệu Mô tả dữ liệu (nguồn)

Kiệt quệ tài chính

Chi phí tiền mặt +

Chi phí tiền mặt bao gồm tất cả chi phí gián tiếp và trực tiếp của việc khai thác, tán ép, chi phí quản trị của việc khai thác, bao gồm cả hoa hồng và thuế khai thác. Chi phí tiền mặt loại trừ các mục phi tiền mặt như khấu hao, sự sụt giàm và trả góp cũng như là chi phí lãi vay, chi phí SG&A( selling, genaral và adminitrative), chi phí thăm dò và các chi phí đặc biệt khác ( báo cáo hằng năm)

Đòn bẩy +

Nợ dài hạn theo giá trị công ty (trung bình 3 năm), kết thúc với năm hiện hành (COMPUSTAT)

Phá vỡ cơ hội đầu tư

Hoạt động thăm

dò +

Chi tiêu cho thăm dò và chi phí theo giá trị doanh nghiệp ( báo cáo hằng năm) Hoạt động thâu

tóm +

Giá trị bằng đô la của việc thâu tóm trước 3 năm tính theo giá trị doanh nghiệp ( dữ liệu chứng khoán, dự liệu thâu tóm bỏ chữ sáp nhập) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Độ lớn công ty( chi phí tài trợ bên ngoài)

Giá trị doanh

nghiệp -

Trung bình cả năm của giá trị thị trường hàng ngày của cổ phần thường cộng giá trị sổ sách của cổ phần ưu đãi công giá trị sổ sách của nợ hiện tại và dài hạn, triệu USD (reuters, COMPUSTAT) Dự trữ - Dự trữ có thể và đã được chứng minh

(triệu onz) Tiết kiệm thuế Lỗ thuế mang

sang +

Lỗ thuế mang sang tính theo giá trị doanh nghiệp Sự e ngại rủi ro của nhà quản trị Quyền sở hữu cổ phần của giám đốc và quản lý +

Lấy log giá trị của quyền sở hữu cổ phần thông thường (trừ quyền chọn), ở mức giá cổ phần trung bình hằng năm (Proxy statement US, CDN, bỏ 10k) Quyền chọn cổ

phần của giám đốc và quản lý

-

Số lượng quyền chọn nắm giữ hiện tại của các nhà quản lí và giám đốc

Khối nắm giữ lớn nhưng không quản lí

?

Phần trăm cổ phiếu thong thường sỡ hữu bởi các nhà nắm giữ lớn (% sỡ hữu ít nhất 10%), ngoại trừ giám đốc và quản lý

Chính sách tài chính thay thế

Đa dạng hóa -

Phần trăm của tài sản thực hiện trong hoạt động ngoài khai thác( COMPUSTAT)

năm, kết thúc với năm hiện hành (COMPUSTAT, báo cáo hằng năm)

Một phần của tài liệu bằng chứng thực nghiệm về quản trị rủi ro và giá trị công ty (Trang 44 - 47)