II. Quản trị rủi ro và giá trị công ty: Bằng chứng từ công cụ phái sinh thời tiế t-
4. Ảnh hưởng của biến động thời tiết đến giá trị doanh nghiệp, quyết định đầu
tư và vay vốn ( trước năm 1997)
Bảng số 4 trình bày các tác động của biến động thời tiết đến doanh nghiệp
trước 1997 – năm phái sinh thời tiết ra đời. Cột 1,2 mô tả ảnh hưởng lên tỷ lệ M/B. Kết quả là biến động thời tiết có thể làm giảm giá trị doanh nghiệp. Hệ số ước lượng được mang dấu am và có ý nghĩa thống kê.
Cột 3,4 mô tả ảnh hưởng của rủi ro thời tiết lên tỷ số chi tiêu vốn/ tài sản của doanh nghiệp. Kết quả: các hệ số ước lượng được không có ý nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa là quyết định chi tiêu vốn không thực sự chịu ảnh hưởng của rủi ro thời tiết ( ứng với những điều kiện của mô hình thực nghiệm đang xét)
Cột 5,6 nói về đòn cân nợ của doanh nghiệp ( tỷ lệ nợ trên tổn tài sản). Số liệu cho thấy nhóm 4 thực sự phản ứng rủi ro thời tiết ( kết quả ước lượng có ý nghĩa thống kê). Tỷ lệ nợ của nhóm này thấp hơn từ 2 % đến 4% so với các doanh nghiệp khác. Điều này hoàn toàn hợp lí bởi lẽ các nhà cung cấp vốn lẫn các nhà quản trị luôn luôn e ngại rủi ro đuôi trái đối với dòng thu nhập của doanh nghiệp đi vay.
Cột 7,8 là dành cho chính sách chi trả cổ tức ( tỷ lệ cổ tức trên tổng tài sản). Theo kết quả ước lượng, doanh nghiệp nhạy cảm cao (nhóm 4) với rủi ro thời tiết có mức chi trả cổ tức thấp hơn khoảng 10% so với các doanh nghiệp khác. Các hệ số tương quan có ý nghĩa thống kê, mức ý nghĩa 1%.
Các kết quả trên tiếp tục cho thấy tiềm năng các doanh nghiệp sử dụng phái sinh thời tiết để ổn định dòng tiền, giảm gánh nặng thuế, tăng đòn bẩy, … thông qua đó làm tăng giá trị doanh nghiệp