Quá trình phát triển của thị trường

Một phần của tài liệu bằng chứng thực nghiệm về quản trị rủi ro và giá trị công ty (Trang 71 - 75)

I. Weather derivative s Thị trường các công cụ phái sinh thời tiết

1.Quá trình phát triển của thị trường

Dù chúng ta đang sống trong thời đại của khoa học công nghệ hiện đại, chúng ta vẫn phải chịu tác động của thời tiết. Một công ty chịu rủi ro thời tiết khi doanh thu và lợi nhuận nhạy cảm với sự biến động của thời thiết.

Theo ước tính của Cục năng lượng Mỹ, hàng năm kinh tế Mỹ thiệt hại khoảng 1 tỷ $ do rủi ro thời tiết. Do vậy, vào năm 1997, giao dịch phái sinh thời tiết đầu tiên được ghi nhận và ngay sau đó thị trường mới này nhanh chóng mở rộng trên toàn cầu. Các sản phẩm phái sinh thời tiết phổ biến tại các thị trường như: Mỹ, Anh. Úc, Pháp, Đức, Nauy, Thuỵ Điển, Mêxicô, Nhật,..

1.1Thống kê thị trường:

Năm 2002, Weather Risk Management Association (WRMA) thuê PWC thực hiện một cuộc điều tra về giá trị các giao dịch phái sinh thời tiết. Cuộc điều tra tập trung vào các hoạt động phòng ngừa rủi ro từ 01/04/2001 đến 31/03/2002. Kết quả là có khoảng 3900 giao dịch với giá trị ước tính khoảng 4.3 tỷ đô la đã được thực hiện. Tuy vậy, đến năm 2009, một cuộc khảo sát khác được thực hiện và người ta phát hiện rằng giá trị các giao dịch phái sinh thời tiết đã tăng vọt, giá trị giao dịch trong thời kì 2006 – 2008 là 32.2 tỷ đô la Mỹ.

Nguồn: Giampaolo Gabbi

1.2Sự khác nhau giữa phái sinh thời thiết và bảo hiểm

Bảo hiểm bảo vệ công ty khỏi những sự cố có tính tàn khốc rủi ro cao và xác suất xảy ra là thấp , còn các công cụ phái sinh thời tiết ngăn ngừa công ty gặp phải bất lợi do những sự thay đổi thời tiết nhỏ, rủi ro thấp hơn nhưng xác suất xảy ra cao hơn. Ví dụ, công ty X sử dụng phái sinh thời tiết để giảm biến động của doanh thu nếu mùa đông tới có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ trung bình các mùa đông trước 5 độ ( dễ xảy ra). Một công ty tương tự cũng có thể mua bảo hiểm để tránh thiệt hại do lụt bão, động đất( hiếm khi xảy ra)

1.3 Các thành phần tham gia thị trường

Khi thị trường phát triển, không chỉ các công ty năng lượng mà còn có các nhà bảo hiểm, tái bảo hiểm, các ngân hàng đầu tư và các quỹ đầu cơ cũng tham gia thị trường.

1.4 Đặc điểm chung

Nhìn chung các công cụ phái sinh thời tiết có 5 đặc điểm cơ bản sau:

- Chỉ số cơ sở: HDD, CDD, EDD, lượng mưa, tốc độ gió, lượng tuyết rơi,…

- Thời gian đáo hạn: 1 tháng, 1 mùa, 1 năm - Địa điểm quan trắc

- Số nhân: là số tiền tương ứng với đơn vị chỉ số cơ sở ( HDD, CDD,…) - Strike price

1.5 Underying Index (chỉ số cơ sở)

Hầu hết các hợp đồng phái sinh thời tiết giao dịch trên HDD (heating degree days) hoặc CDD (cooling degree days). Một số khác lại dựa trên lượng mưa- đo

lường bởi lượng mưa trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc lượng tuyết rơi đo lường trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, theo ước tính có đến 98% - 99% số lượng các hợp đồng phái sinh thời tiết là dựa trên nhiệt độ

HDD và CDD

HDD và CDD đo lường nhu cầu đốt nóng hoặc làm lạnh. HDD được xác định theo chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình ngày và nhiệt độ tham chiếu:

Daily HDD = Max (0, base temperature – daily average temperature) CDD được xác định tương tự:

Daily CDD = Max (0, daily average temperature – base temperature)

Với Base temperature là nhiệt độ tham chiếu, thường chọn là 65 độ F10 hoặc 75 độ F trong môi trường nhiệt độ cao). Nhiệt độ trung bình ngày được tính bằng trung bình cộng giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong ngày.

HDD và CDD thường được tính cộng dồn trong suốt một thời kì. Các công cụ phái sinh thời tiết thường dựa trên HDD hoặc CDD cộng dồn trong một tháng hoặc một mùa (ví dụ từ tháng 11 đến tháng 3).

1.6 Rủi ro Basic

Khi doanh nghiệp mua phái sinh thời tiết tại một địa điểm không được niêm yết trên CME thì doanh nghiệp có thể sẽ gặp rủi ro basic. Do địa điểm doanh nghiệp muốn phòng ngừa rủi ro thời tiết không được niêm yết trên sàn CME nên doanh nghiệp này buộc phải lựa chọn một địa điểm (có niêm yết trên CME) có đặc điểm về thời tiết giống với địa điểm cần phòng ngừa để giao dịch hợp đồng phái sinh. Và

10Độ F là một đơn vị đo nhiệt độ đwocj thế giớ sử dụng cùng với độ C. Mối quan hệ giữa độ F và đọ C: 1 độ F = 9/5*1 độ C + 32

nếu thời tiết tại hai địa điểm đang xét không thay đổi như dự tính của doanh nghiệp thì có nghĩa là doanh nghiệp này đã gặp phải rủi ro basic, có thể doanh nghiệp vừa bị giảm doanh thu do cú sốc thời tiết vừa không nhận được tiền từ các công cụ phái sinh thời tiết.

Một phần của tài liệu bằng chứng thực nghiệm về quản trị rủi ro và giá trị công ty (Trang 71 - 75)