Hệ thống hành lang ở Zaiir

Một phần của tài liệu Giáo trình Nông lâm kết hợp Phần 1 PGS.TS. Đặng Kim Vui. (Trang 70 - 73)

2. CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP CẢI TIẾN

2.5.2.2. Hệ thống hành lang ở Zaiir

Mục đích để trồng rừng cung cấp gỗ nguyên liệu giấy với chu kỳ 20 năm trở lại. Hệ thống xây dựng dọc theo một con đường chính, tết nhất là theo hướng đông tây Các hộ gia đình dược định cư dọc theo đường cách nhau 100m. Mảnh đất rừng sau nhà được chia làm 20 vô kích thước 40 x 100m với tổng diện tích là 8 ha. Lô đất sát sau nhà sẽ được giao cho nông dân lập vườn, 19 lô còn lại được lần lượt luân canh cây hoa màu theo thứ tự: lúa rẫy, bắp, khoai mì giữa hai hàng cây lâm nghiệp, tuy nhiên người làm rẫy không được là do canh tác hoa màu theo ý riêng của mình mà phải canh tác theo qui định về loài hoa màu và thời điểm họp đồng. Cứ sau 19 năm vòng canh tác sẽ quay lại lô cũ. Giai đoạn ngắn 19 năm trên mỗi ô chỉ cho phép kinh doanh loài cây mọc nhanh làm giấy sợi, kinh doanh gỗ chất đốt, gỗ nhỏ, cột. Phương án này có mục tiêu chủ yếu là sản xuất lương thực kết hợp với sản xuất lâm nghiệp.

• Tổ chức bố trí định canh nhưng vẫn kết hợp dược canh tác rẫy truyền thống với trồng rừng.

Có diều kiện cơ giới hóa.

Độ phì của đất được duy trì, tái tạo do thời gian bỏ hóa kéo dài 15 đến 20 năm… Giảm bớt tác hại của việc làm rẫy đồng thời có điều kiện thực hiện công tác khuyến nông lâm.

Không phá vỡ tập quán canh tác truyền thống, giúp giao đất định cư, định canh cho dân để canh tác lâu dài.

Áp dng:

Nhiều nơi đã tìm hiểu và áp dụng hệ thống này với nhiều loài cây rừng khác nhau và đã rút ra một giới hạn của hệ thống như sau:

Hầu hết các hệ thống Taungya đều khó thuyết phục nông dân vì họ càng chăm sóc tốt cho cây rừng mọc nhanh thì càng nhanh nông dân phải rời khỏi phu vực do tán rừng khép nhanh. Do vậy hệ thống này chỉ áp dụng được ở nơi nó chỉ là một hoạt động để bổ túc thêm thu nhập cho nông dân mà thôi.

Hệ thống chỉ thành công nếu đơn vị quản lý sử dụng đất có phương án quy hoạch tổng thể đất lâu dài và kinh phí hỗ trợ để phát triển vùng sâu vùng xa.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nông lâm kết hợp Phần 1 PGS.TS. Đặng Kim Vui. (Trang 70 - 73)