4. RỪNG TRONG CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP
MÔ TẢ VÀ PHÂN TÍCH CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP 1 CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP TRUYỀN THỐNG
1. CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP TRUYỀN THỐNG
1.1. KHÁI NIỆM
Hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống (bản địa) là những là hệ thống nông lâm kết hợp đã được phát triển và sử dụng qua nhiều thế hệ, được chứng thực qua thời gian. Chúng thường phổ biến ở các cộng đồng người dân tộc sống ở gần hay ngay tại rừng. Một cách đơn giản hơn, hệ thống truyền thống có thể liên hệ đến các kiểu canh tác nông lâm kết hợp phát triển bởi chính người dân ở tại địa phương nào đó. Trong phần này các cộng đồng người dân tộc được tách riêng với các nông dân mới đến sinh sống tại vùng cao. Nhóm thứ nhất bao gồm các dân tộc đã có truyền thống sống ở các vùng rừng núi và ít bịảnh hưởng bởi thế giới bên ngoài. Trong khi đó nhóm thứ hai thường mới di cư từ vùng đồng bằng lên canh tác ở vùng đồi núi.
Mặc dù nông lâm kết hợp là một môn học mới mẻ, nó thực sự là một kiểu canh tác đã được áp dụng từ lâu. Nhiều dạng nông lâm kết hợp đã tồn tại nhiều nơi trên thế giới qua hàng nghìn năm. Có thể nói chúng được phát triển lâu bền qua sự thử nghiệm của thời gian và được chấp nhận bởi cư dân của vùng đó. Thí dụ chúng có thể xác định về loại cây trồng và sự phối hợp loài thích hợp cho một hoàn cảnh nào đó. Điều nhận định này sẽ giúp các nước đang phát triển tiết kiệm được công sức và thời gian nghiên cứu. Cho nên, tổng kết và phân tích các hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống là một điều thiết thực cần làm.
Các yếu tố để xem xét một hệ thống là truyền thốnglbản địa bao gồm: Hệ thống được tồn tại từ lâu
Hệ thống được chấp nhận bởi cư dân địa phương vì nó phù hợp với tập quán, tín ngưỡng và suy nghĩ của họ.
Hệ thống có năng suất, vững bền theo thời gian
Tại các nước châu Á cũng như Việt Nam, có rất nhiều các cộng đồng dân cư, dân tộc ít người đã và đang sinh sống phát triển tại các vùng đồi núi. Dưới áp lực của gia tăng dân số, phần lớn họđang sống gần hay trong rừng, nơi xa xôi hẻo lánh, giao thông liên lạc khó khăn; chính họ là những người tiên phong trong việc hình thành các kỹ thuật nông lâm kết hợp mang tính truyền thống. Tổng quát, có thể chia làm hai loại hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống thường thấy ở các nước đang phát triển ở châu Á.