HỆ THỐNG CANH TÁC XEN THEO BĂNG (ALLEY CROPPING SYSTEM): Hiện nay canh tác theo băng hay canh tác theo đường đồng mức là hệ thống nông

Một phần của tài liệu Giáo trình Nông lâm kết hợp Phần 1 PGS.TS. Đặng Kim Vui. (Trang 56 - 60)

2. CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP CẢI TIẾN

2.1. HỆ THỐNG CANH TÁC XEN THEO BĂNG (ALLEY CROPPING SYSTEM): Hiện nay canh tác theo băng hay canh tác theo đường đồng mức là hệ thống nông

Hiện nay canh tác theo băng hay canh tác theo đường đồng mức là hệ thống nông lâm kết hợp rất phổ biến ở nước ta Đây là một hệ thống nông lâm kết hợp thường phát triển ở các vùng đồi núi nhiệt đới Kỹ thuật này có tên phổ biến là S.A.L.T (1) (Slopping Agriculture Lang Technology).

2.1.1. Khái niệm

Canh tác xen theo băng là một hệ thống nông lâm kết hợp bao gồm việc trồng các hàng ranh theo đường đồng mức và canh tác hoa màu ở đường băng (Alley) giữa hai

hàng ranh. Các hàng ranh thường rộng một mét, được cấu tạo bởi một hoặc hai hàng cây thân gỗđa niên và định kỳ được cắt tỉa để tránh che bóng cây hoa màu. Đặc điểm cơ bản của việc trồng hàng ranh theo đường đồng mức là hạn chế xói mòn đất do tạo ra đường cản nước, lưu giữ lại lượng đất mặt bị cuốn trôi tại chân các hàng cây và làm giảm vận tốc của dòng chảy bề mặt. Vài năm sau hệ thống sẽ dần hình thành nên các bậc thang. Thêm vào đó, thân cành, lá của cây trồng trên đai được cắt tỉa và tủ trên mặt đất để làm phân xanh, nhờ vậy, đất sẽ được bồi bổ trở lại bởi các chất hữu cơ và qua đó thúc đẩy nhanh quá trình tuần hoàn dinh dưỡng khoáng trong đất.

Lợi ích và hạn chế

Vấn đề bảo vệđất và nước:

- Xói mòn đất và lượng nước chảy bề mặt: Nhiều thí nghiệm (Cuevas và Samson, 1982 tại Makiling; Lasco R, 1987 tại Jalajala; Rijal và Tepatiya, 1984 tại Bicol) đã chứng minh rằng sự hiện diện của các đường ranh làm giảm một cách có ý nghĩa mức độ xói mòn và giảm tương đối hơn đối với lượng nước chảy bề mặt. Các thí nghiệm khác của Lasco đã chứng minh rằng trong mô hình SALT 1 với cây hàng ranh là keo dậu thì không có sự khác biệt có ý nghĩa về lượng đất bị xói mòn do ảnh hưởng bởi các loại hoa màu khác nhau. Điều này đưa đến đề nghị rằng nông dân vùng đất dốc có thể tự do chọn lựa bất kỳ loại hoa màu nào mà không ảnh hưởng đến mức độ xói mòn của đất một cách đáng kể. Tuy nhiên Watson và Laquihon đã đề nghị trồng hàng ranh gồm hai hàng cây nhằm tăng hiệu quả giảm lượng xói mòn.

Một thí nghiệm khác đã nhận định rằng canh tác xen theo băng một mình nó không đủ để giảm hiệu quả lượng nước chảy trên bề mặt đất cũng như lượng đất bị xói mòn. Trong phạm vi rộng thì canh tác xen băng theo đường đồng mức một mình không đủ để bảo vệ có hiệu quả cả vùng lưu vực nước như thảm thực vật rừng nhiệt đới.

Tuy nhiên, mọi người đều đồng ý cho rằng các dường ranh có khả năng giảm thiểu lượng xói mòn. Điều này được nhận định thông qua hiện tượng các bậc thang tự hình thành sau khi mô hình SALT 1 được xây dựng vài năm. Song rõ ràng kỹ thuật canh tác xen theo băng có hiệu quả bảo vệ đất không thể nào bằng thảm thực vật rừng nhiệt đới.

Đặc điểm hóa tính của đất: Một loạt thí nghiệm canh tác xen theo băng được tiến hành ở Nigeria thang ẹt ai, 1984, 1985) cho thấy như sau:

Sử dụng lá cây Keo dậu làm chất tủđã gia tăng đáng kể mức giữ nước của đất mặt, kết quả trên khẳng định nên áp dụng kiểu canh tác này ở những nơi canh tác nhờ nước trời để gia tăng lượng nước hữu hiệu cho cây trồng góp phần tăng năng suất hoa màu.

Lượng chất hữu cơ gia tăng (gấp 2 lần so với các kiểu canh tác truyền thống khác) trong canh tác xen theo băng, các hàng ranh đã cung cấp lượng lá và thân non được cắt tủ vào giữa băng.

Với sựđóng góp các lượng cắt tỉa từ hàng ranh cây Keo dậu, nên tầng đất mặt và cả tầng sâu đều có hàm lượng trao đổi K, Ca và Mg cao hơn.

+ Một hệ thống canh tác xen theo băng với cây keo dậu chủng K - 28 trên đất cát Entisol, khoảng cách hàng ranh 4 m đã sản xuất được 15 đến 20 tấn lá tươi (tương

đương 5 đến 6,5 tấn chất khô) trên một ha, với số lần cắt 5 1ần/năm. Theo Watson và Laquihon ở Bansalan Minđanao, Philippin vật liệu cắt từ cây Keo dậu trong mô hình SALT 1 đã sản xuất đến 20,37 tấn/ha/năm cành lá tươi, tương đương với: 292Kg N, 344 Kg P205 và 123 Kg K2O. Ở Visca sử dụng vật liệu tủ từ cây anh đào giả trong mô hình canh tác xen theo băng với lúa đã gia tăng độ pa đất, hàm lượng chất hữu cơ, lân và khu (Gonzal và Raros, 1987). Việc sử dụng vật liệu cắt tỉa các loài cây anh dào giả, keo dậu, so đũa.ở một số khu thử nghiệm đã có ảnh hưởng cải thiện về các tính chất của đất và năng suất của hoa màu trồng xen (Lasco, 1991).

• Năng suất và thu nhập của nông trại: Nhưđã nhìn thấy trước, việc đưa vào gây trồng các hàng ranh trong nông trại chắc chắn sẽảnh hưởng đến năng suất hoa màu, do chúng chiếm khoảng 20% diện tích đất canh tác. Hiện tượng cạnh tranh về ánh sáng sẽảnh hưởng đến sinh trưởng của cây hoa màu. Có giả thiết cho rằng cây keo dậu tạo ra các chất kháng hóa học khì vật rụng của chúng bị phân hủy gây ảnh hưởng lớn đến năng suất hoa màu. Tuy nhiên, về lâu dài năng suất hoa màu sẽổn định và tăng dần. Ở Cebu, năng suất ngô được ghi nhận tăng từ 300 lên đến 1500kg hạtlha do độ phì của đất được cải thiện và giảm xói mòn đất. Nhiều kết quả đạt được từ mô hình SALT 1 tại Philippin cho thấy năng suất ngô tăng lên gấp bốn lần (từ 500 lên 2000kglha). Trong một thí nghiệm khác sử dụng thuần lá cây keo dậu làm phân xanh đã cho năng suất tăng gấp đôi so với nơi không bón phân (2,7 tấn/ha so với 1,3 tấn/ha. Tại Jalajala, Rizal, Rodel Lasco, 1987 đã tiến hành nghiên cứu cho kết quả là năng suất của sắn 7,95 tấn/ha và đậu phụng 810,8 Kg/ha

trong kiểu canh tác xen với các kỹ thuật canh tác quản canh của người dân tộc tương đương với năng suất bình quân của hai loài hoa màu này tại Philipin.

Xét về thu nhập của nông trại, khởi đầu thu nhập giảm do các hàng ranh chiếm một số diện tích đất đai, tuy nhiên thu nhập sẽ tăng do sự phì nhiêu của đất đai được cải thiện theo thời gian. Một nhận định khác về khía cạnh kinh tế là công việc xây dựng các hàng ranh sẽ tốn kém về chi phí lẫn công lao động. Celestion, 1985 đã ước lượng rằng cần đến 15 ngày công lao động hay 8 ngày công cho người và 2 ngày công dùng trâu bò cày cho một tiệc ta để xây dựng hệ thống canh tác theo băng bằng cây keo dậu. Những đầu tư này cần được đánh giá do thời gian tiến hành xây dựng vào đầu mùa mưa trùng với thời gian canh tác hoa màu. Việc tốn nhiều công lao động làm nản lòng nông dân áp dụng kỹ thuật này.

Sự thích ứng của kiểu canh tác này ở nông trại vùng cao:

So với các hệ thống nông lâm kết hợp khác, kỹ thuật canh tác xen theo băng ít gây thay đổi đến các cách canh tác của nông dân, trừ việc đưa vào gây trồng các hàng ranh, nông dân vẫn tiếp tục canh tác như cũ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nông lâm kết hợp Phần 1 PGS.TS. Đặng Kim Vui. (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)