4. RỪNG TRONG CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP
1.1.1 1.2.1 Hệ thống bỏ hóa/nương rẫy cải tiên
Đây là hình thức lâu đời của nông lâm kết hợp, nhằm khắc phục khó khăn của canh tác nương rẫy (Vergara, 1982), kiểu canh tác này không thực sự bỏ hóa đất, mà đất cũng được phát, đất và "trỉa" hạt trong vài năm rồi sau đó được cho "nghỉ" hay tạo điều kiện thuận lợi để rừng phục hồi độ phì đất. Thật ra họ luân canh từ mảnh đất này sang mảnh đất khác theo thời gian đã được suy tính trước. Với cách làm này hệ thống tỏ ra vững bền theo thời gian. Mấu chốt cho sự vững bền của kiểu canh tác này là thời gian bỏ hóa, ở nơi có áp lực cao về dân số, quỉ đất bình quân trên đầu người càng giảm thì thời gian bỏ hóa ngày càng ngắn lại, đất không có đủ thời gian để phục hồi. Điều này dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống. Có khá nhiều cộng đồng dân tộc thiểu sốở Việt Nam có kiểu canh tác nương rẫy có thời gian bỏ hóa khá dài so với thời gian canh tác. Người Stieng, Chil, Khoe, Muông, Jarai, K'tu… ở cao nguyên thường xem rẫy bỏ hóa của họ như nơi dự trữ rau, trái cây, lương thực, thuốc trị bệnh... và họ thường xuyên lui tới để thu lượm sản phẩm trên đất bỏ hóa.
Hệ thống cải tiến bỏ hóa của người Naalad là một ví dụ. Hệ thống đã được thực hiện hơn 80 năm nay tại một số cộng đồng ở huyện Naga, đảo Cebu, Philippin. Để khắc phục tình trạng thiếu đất, đất dốc thoái hóa nhanh, giảm thời gian bỏ hóa, tăng thời gian canh tác người dân đã nhập nội và trồng thành công loài cây keo dậu
(Leucaena leucocephala). Họ thường chia đất canh tác ra nhiều lô để trồng luân canh
cây hoa màu và cây keo dậu để cải tạo đất. Thời gian canh tác thay đổi từ 2 - 4 năm tùy theo số lô luân canh và tổng diện tích rẫy của hộ gia đình, đặc biệt là phụ thuộc sức sinh trưởng của keo dậu. Keo dậu được gieo trực tiếp ngay sau khi đất nghỉ canh tác, thời gian bỏ hóa kéo dài 8 - 10 năm hoặc ngắn hơn. Với cách làm này người dân rút
ngắn được thời gian bỏ hóa và chia đất rẫy ra làm ít lô luân canh hơn, thậm chí có gia đình chỉ ngăn đôi khu rẫy để luân canh, ngoài ra còn khai thác keo dậu lầm cột nhỏ và củi đun, lá và cành nhánh nhỏ dược giữ lại tại chỗ làm phân xanh và xây dựng các rào chắn cơ giới theo đường đồng mức gọi là "bagbag", khoảng cách giữa chúng từ 1 - 2 m để trồng hoa màu. Chức năng chủ yếu của bagbag là chống xói mòn. Kinh nghiệm của người dân cho thấy hoa màu (ngô, thuốc lá, hành...) được trồng theo kiểu này có sức sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao hơn.
Lợi ích:
Đưa loài cây thân gỗ họ đậu, có khả năng cố định đạm vào gây trồng đã rút ngắn đáng kể thời gian bỏ hóa nhờ vào khả năng phục hồi độ phì đất.
Xúc tiến vòng tuần hoàn dinh dưỡng khoáng một cách có hiệu quả (không đốt). Hình thành dần các bờ đất, làm ổn định đất dốc.
Hạn chế:
Gỗ thu hoạch được từ cây keo dậu, được dùng để làm hàng rào "babag" nhiều hơn để làm chất đốt.
Công việc rất nặng nhọc, do phải xây dựng và duy trì các hàng rào chắn "Babag"