Hệ thống nông lâm kết hợp rừng và ruộng bậc thang

Một phần của tài liệu Giáo trình Nông lâm kết hợp Phần 1 PGS.TS. Đặng Kim Vui. (Trang 43 - 45)

4. RỪNG TRONG CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP

1.2.2.1. Hệ thống nông lâm kết hợp rừng và ruộng bậc thang

Hệ thống rừng và lúa trồng theo bậc thang được áp dụng một số nơi của vùng Tây Bắc Việt Nam và ở vùng Banaue, Philipin. Đây là những nơi nổi tiếng về phong cảnh

của hàng loạt các bậc thang lúa nước ở sườn dốc. Năng suất lúa ởđây khá cao (8,2 tấn/ha). Hệ thống này đã tồn tại hàng ngàn năm nay.

Canh tác trên ruộng bậc thang là phương cách hữu hiệu nhất để giảm lượng xói mòn do điều kiện đất ởđây có tầng đá mẹ bền vững không bị nạn đất lở. Kỹ thuật canh tác bậc thang thường được cư dân vùng cao áp dụng để canh tác.

Quản lý nước là một yếu tố quan trọng của hệ thống canh tác này, người dân địa phương thường chú trọng phát triển các hệ thống dẫn nước từ trên cao xuống thấp. Hơn nữa, người dân còn biết cách dùng nước như là nguồn dẫn nhập các chất dinh dưỡng cho hệ thống

Thành phần rừng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nước đầu nguồn để dẫn về các ruộng bậc thang và cây rừng bảo vệ đất khỏi bị sụp lở. Các mảng rừng đầu nguồn được điều hành bởi các cộng đồng nhằm thúc đẩy nông dân giữ gìn diện tích và vị trí rừng thích hợp liên quan đến ruộng bậc thang và họ chọn cây thích hợp để trồng rừng Các mảng rừng có diện tích từ 0,5 trở lên. Ngoài ra, rừng còn là nơi cung cấp các sản phẩm cần cho nông dân như gỗ xây dựng, củi, tre, mây, cây thuốc... (Olofson, 1983).

Li ích:

Hệ thống có tính bền vững

Từng bước biến đất dốc thành vững sản xuất lúa nước.

Hn chế:

Rất tốn công lao động trong việc xây dựng và duy trì hệ thống Chỉ áp dụng được ở những vùng có nguồn nước tự nhiên.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nông lâm kết hợp Phần 1 PGS.TS. Đặng Kim Vui. (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)