4. RỪNG TRONG CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP
4.1.1. Sự mô phỏng cấu trúc và vai trò của rừng tự nhiên
Một nghiên cứu về hệ thống nông lâm kết hợp ở Philippin bởi Olofson (1993) đã nêu ra một cấu tạo mà ông ta gọi là "cấu tạo mô phỏng thay thế rừng tự nhiên (AFS: Altemative Forest-like Structure)". Đây là cấu tạo của những hệ thống nông lâm đã mô phỏng cấu tạo của rừng tự nhiên. ông ta đã nêu các tính chất của các hệ thống trên như sau:
chỉ tiêu đa dạng sinh học cao; nhiều tầng tán;
chu trình chất dinh dưỡng kín và nhanh; diễn thế tự nhiên theo từng đám
có sự cộng hưởng giữa các hệ thống "nông lâm giống rừng tự nhiên" với các hệ sinh thái rừng tự nhiên xung quanh.
Hệ thống lô rừng nhỏ của dân Ifugao ở Philippin (woodlot) là một thí dụđiển hình của đặc tính này nơi mà cây gỗ, tre, mây và cây thuốc v.v. đã được trồng chung với nhau. Sựđa dạng của nó có lúc phong phú hơn cả rừng tự nhiên Kỹ thuật cố gắng mô phỏng theo các đặc tính của rừng tự nhiên có đặc điểm nổi bật về mặt sinh thái môi trường. Thực tế, có nhiều trường hợp hệ thống bền vững do có được hỗ trợ phối hợp lẫn nhau, thích ứng, và đa dạng nhất là khi xen nối tiếp với hệ sinh thái rừng tự nhiên tại chỗ với các hệ canh tác nông lâm (Oldeman,1983). Hơn nữa, có đề nghị rằng hệ sinh thái tự nhiên có thể được vận dụng làm cơ sở để chọn lọc xây dựng các kỹ thuật nông lâm kết hợp từ các kết quả nghiên cứu về kiểu rừng trong đó các tập đoàn thực vật sống liên kết hỗ trợ với nhau, hoặc lấy hệ sinh thái tự nhiên làm kiểu mẫu cho hệ thống canh tác hoa màu trong nông nghiệp (Hart, 1980). Lasco,1987 cũng đã nghiên cứu và nhận định rừng mưa nhiệt đới đã được xem như là cơ sở của việc xây dựng
Hart, 1980 cũng đã đưa ra một thí dụ về kỹ thuật canh tác liên tiếp hoa màu dựa vào nguyên tắc thay thế tự nhiên liên tiếp của rừng. Từđó tác giả này đã đề xuất hai giai đoạn tiến hành Giai đoạn thứ nhất gồm trồng các loại đậu, bắp, khoai mì, và cây mã đề trên đất mới khai phá. Giai đoạn hai sau đó bằng trồng dừa, ca cao, và cao su xen với cây mã đề Kiểu bố trí này được đặc trên cơ sở của các nghiên cứu kết luận rằng trong quá trình thay thế tự nhiên của rừng, không bao giờ các loài cây con dạng bình ổn (climax) xuất hiện ở giai đoạn tiên phong của rừng (Janzen,1975 được liệt kê bởi Hart, 1980). Nhận định này tuy còn đang ở giai đoạn phôi thai nhưng nó chứng tỏ một một hướng phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp là vận dụng các hiểu biết về rừng tự nhiên làm cơ sở cho
thiết kế cả các hệ thống nông nghiệp lẫn nông lâm kết hợp. Yêu cầu trước mắt hiện nay là cần nghiên cứu nhiều thử nghiệm xem nguyên tắc này có tính khả thi không.