Ở Việt Nam, vườn hộ là một trong những phương thức nông lâm kết hợp truyền thống rất phổ biến, có thể tìm thấy ở mọi miền đất nước, đặc biệt là ở vùng đồng bằng và trung du, nơi đất hẹp người đông.
Trong vườn hộ, các hợp phần nông lâm ngư súc có nhiều khả năng và được kết hợp hài hòa. Không gian dinh dưỡng được tận dụng triệt để và phát huy một cách tối đa, thời gian và các nguồn lao động trong gia đình được sử dụng có hiệu quả để tạo ra của cải vật chất và sản phẩm hàng hóa cho gia đình.
Vườn hộđã đem lại hiệu quả kinh tế xã hội và sinh thái môi trường vô cùng to lớn nên đã được người dân không ngừng xây dựng, duy trì và phát triển. Các hệ thống vườn hộở Việt Nam. rất phong phú và đa dạng, tùy thuộc điều kiện khí hậu, đất đai và tập quán truyền thống.
1.1.2.2.1. Vườn rừng
Vườn rừng thường sử dụng để trồng cây lâm nghiệp có áp dụng các biện pháp thâm canh để sản xuất một hoặc nhiều loại sản phẩm có giá trị hàng hóa cao.
Địa điểm: Vườn rừng thường gặp tương đối phổ biến ở các tỉnh trung du và vùng núi miền bắc và miền trung Việt Nam
Đặc điểm: Lượng mưa có biến động lớn nhưng phổ biến từ 1500 đến 1800 mm. Đất đai được hình thành trên nhiều loại đá mẹ khác nhau, chủ yếu là đá macma acít, đá biến chất, đá trầm tích và các loại đá vôi, phần lớn là đất dốc đã bị thoái hóa.
Diện tích phần lớn 0,3 - 0,5 ha, có khi lên đến vài ha cho mỗi hộ, gắn với đất thổ cư của gia đình khoảng 200 - 300 m2 để làm nhà, sân và trồng một số cây ăn quả, gia vị thiết dụng làm thức ăn và tăng nguồn sinh tố cho bữa ăn hàng ngày. Còn lại phần lớn diện tích được sử dụng trồng cây lâm nghiệp có giá trị sản xuất hàng hóa.
Vườn rừng thường có cấu trúc một tầng cây chính được trồng gần như thuần loài. Ngoài ra còn có tầng thấp được trồng xen dưới tán hay tầng thảm tươi tự nhiên được duy trì bảo vệ giữ lại.
Tầng cây chính: tùy theo điều kiện sinh thái, tập quán và kinh nghiệm truyền thống của từng vùng cũng như nhu cầu của thị trường, người nông dân thường chọn lựa một trong những loài sau đây để trồng trong vườn rừng của mình.
Các loại tre trúc để cung cấp vật liệu làm nhà, đồ dùng và nguyên liệu cho một số sản phẩm thủ công tre diễn ở Phú Thọ; luồng ở Thanh Hóa, Hòa Bình; Trúc cần câu ở Cao Bằng, Bắc Cạn; Tre gai và Vầu được trồng ở nhiều nơi.
Các loại cây gỗ hoặc đặc sản có giá trị cao, cung cấp tinh dầu, dầu nhựa phục vụ công nghiệp và xuất khẩu Quếở Yên Bái, Thanh Hóa, Quảng Nam; Trám ở Phú Thọ; Giẻở Bắc Giang, Cao Bằng; Cọ và Mỡở Phú Thọ, Tuyên Quang; Bời Lời ở Gia Lai; Trẩu, Sở và Bạch đàn, Giẻ, Trám ; Điều ởĐông Nam Bộ, Dừa ở Bình Định, Cam Ranh, Bến Tre,… ở nhiều nơi.
Tầng cây thấp: thường được kết hợp để tận dụng đất đai và năng lượng mặt trời sản xuất thêm lương thực, thực phẩm và các sản phẩm có giá trị khác hay có tác dụng phù trợ cho cây trồng chính.
-Cây ưa sáng cho lương thực, thực phẩm như sắn, lúa, các loại đậu đỗ.
-Cây chịu bóng ưa ẩm cho được liệu, hoa củ quả như gừng, nghệ, ớt, sa nhân, dứa…
- Cây phù trợ làm phân xanh, che phủ đất như cất khí, đậu triều, keo dậu…
Lợi ích:
Vườn rừng tuy có cấu trúc tương đối đơn giản nhưng đã sử dụng các loài cây bản địa có tính thích ứng cao với điều kiện sinh thái và đất đai của địa phương.
Duy trì và phát triển được tầng cây thấp có tác dụng phù trợ cho tầng cây chính. Góp phần tạo dựng môi trường sinh thái ổn định cho sự phát triển bền vững của cây trồng. Bảo tồn được nguồn tài nguyên đất và nước.
Các hộ gia đình tận dụng được thời gian, nguồn lao động, tạo ra nhiều loại sản phẩm hàng hóa có giá trị cao, tăng thu nhập cho gia đình và có nguồn đầu tư trở lại cho cây trồng. Điều hòa được lợi ích trước mắt và lâu dài.
Hạn chế:
Công việc chuẩn bị đất tốn nhiều công lao động. Việc làm đất và trồng cây lâm nghiệp dễ làm hư hại thực bì tự nhiên. Xói mòn đất dễ xảy ra trong những năm đầu ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất cây trồng về sau.
Cây lâm nghiệp thường cần thời gian dài mới cho sản phẩm, điều này hạn chế sự chấp nhận của nông dân, đặc biệt là với các hộ nghèo.
Cần diện tích đất đủ lớn để gây trồng nên khó thích hợp ở vùng có dân số đông, quỷ đất ít và quy mô nông hộ.
Vườn rừng thường ở xa nơi dân cư nên khó khăn trong quản lý, dễ bị chặt phá, lửa rừng và gia súc phá hại.
1.1.2.2.2. Vườn cây công nghiệp:
Vườn được sử dụng để trồng một số loài cây công nghiệp có áp dụng các biện pháp thâm canh theo kiểu làm vườn.
Vườn thường có diện tích 0,5 đến vài ha. Phần lớn điện tích dành cho cây công nghiệp kết hợp với cây đa mục đích để che bóng chắn gió và tận dụng các sản phẩm khác Nhà ở hoặc chuồng trại và vườn rau quảở nơi thấp hơn, gần hoặc xa vườn nhưng có điều kiện nước và đường đi lại thuận lợi cho sinh hoạt và giao lưu hàng hóa.
Vườn cây công nghiệp được thiết lập và canh tác theo kiểu nông trại hay rừng đồn điền để kinh doanh những sản phẩm cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao. Kết cấu của vườn thường gồm một tầng cây để sản xuất hàng hóa có ý nghĩa kinh tế và một tầng cây có ý nghĩa sinh thái là chính
Tầng cây kinh tế: Một số loài thường được chọn trồng là cà phê, ca cao, chè, cao
su, điều… ở các vùng thấp hơn còn có hồ tiêu, dâu tằm. Cây thương được trồng thành hàng hoặc băng theo đường đồng mức, được đào hố hoặc rãnh sâu để giữ nước. Giữa các hàng cây trong những năm đầu thường được trồng lúa, lạc, các loại đậu đỗ, ớt, gừng... để tận dụng đất, hạn chế cỏ dại và che phủ đất.
Tầng cây sinh thái: Được trồng theo hàng hoặc băng hẹp giữa các băng cây cho
sản phẩm chính để che phủ đất, hạn chế dòng chảy bề mặt, che bóng, giữẩm và điều tiết nước cho cây trồng chính, đảm bảo kinh doanh được lâu bền. Các loài cây thường được sử dụng là muồng đen, các loài keo, đậu trăm, so đũa… Những năm gần đây một số vườn hộđã mạnh dạn đưa các loài cây ăn quả có giá trị như sầu riêng, chôm chôm... cây đặc sản như quế, bời lời… vào trồng kết hợp trong các vườn cây công nghiệp để vừa phát huy hiệu quả sinh thái, phòng hộ vừa tăng cao đáng kể nguồn thu nhập.
Đặc biệt trong các vườn trồng hồ tiêu, một số loài cây cao, thân thẳng, tán hẹp, sinh trưởng nhanh như lồng mức, vông, gòn gai, dừa, cau, trám trắng, cóc rừng, so đo thuyền, muồng rang… được trồng làm cọc sống cho hồ tiêu leo bám vào.
Ngoài ra quanh vườn còn trồng muống đen, keo lá năm, bồ kết... với mật độ dày hoặc kết hợp với các loài cây đa mục đích khác để làm hàng rào xanh bảo vệ, kết hợp với đai chắn gió.
Lợi ích:
Việc chọn loài cây và bố trí kết hợp các loài với nhau đã đáp ứng được cả hai nhu cầu về kinh tế và sinh thái, phát huy được các hiệu quả tích cực.
Kết hợp trồng được các loài cây thân thảo trong những năm đầu của thời kỳ kiến thiết cơ bản đã giải quyết nguồn lương thực tại chỗ và tăng thu nhập cho người dân, thực hiện được phương châm "lấy ngắn nuôi dài" đầu tư trở lại cho vườn cây công nghiệp, đồng thời phát huy được hiệu quả che phủ đất, chống xói mòn.
Hạn chế:
Đòi hỏi có đầu tư lớn và cường độ kinh doanh cao, nông dân phải hiểu biết khoa học kỹ thuật và thị trường.
Tập trung với quy mô lớn dễ gây ra dịch bệnh trên diện rộng, mức độ rủi ro tương đối cao do giá cả các mặt hàng xuất khẩu thường biến động.
1.1.2.2.3. Vườn cây ăn quả
Vườn quả là tạo vườn trồng cây ăn quả là chính. Ngoài ra nhiều loài cây khác nhưở hệ thống vườn ao chuồng cũng được trồng kết hợp để tận dụng đất đai và không gian ở các tầng cao.
Vườn quả thường gặp chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và miền đông nam bộ. Những năm gần đây cũng đã phát triển ở các tỉnh miền bắc và trung bộ của Việt Nam.
Mỗi vườn quả phổ biến có diện tích chừng 0,2 ha trở lên. Thường dành 100 - 200 m2 làm nhà ở.
Vườn quả thường có kết cấu 3 tầng cây gỗ cho quả theo chiều thẳng đứng để tận dụng tối đa nguồn năng lượng mặt trời trên đơn vị diện tích.
Tầng I: Các cây gỗ cao, to, ưa sáng mạnh và cho quả Sầu riêng, dừa, xoài, mít... cây lâu năm thường được trồng ở tầng cao nhất của hệ thống nhằm che bóng cho những loài cây bên dưới; cung cấp gỗ, củi có giá trị kinh tế và giữ độ phì của đất nhờ vật rụng của chúng
• Tầng II: Các cây gỗ có kích cỡ trung bình, ưa sáng trung bình, tán lá rậm, tỉa cành chậm và cho quả Măng cụt, dâu gia, hồng xiêm, cam quýt, na, chanh... Chọn cây để trồng ở các tầng trên nên có những đặc điểm sau:
-Đa dụng
-Không che bóng quá nhiều
-Hệ rễăn sâu nhưng không phát triển ngang quá mạnh -Cây cốđịnh đạm càng tết
-Tán nhỏ, thưa, nhẹ
Tầng III: Các cây có kích thước thấp, nhỏ, luôn nằm ở tầng thấp, có khả năng chịu bóng như bòng bon, chuối, me rừng…
Một số loài cây ăn quả trên và một số loài cây rừng khác được trồng bổ sung thêm như thừng mực, vông... được sử dụng để làm trụ cho hồ tiêu, sắn dây leo bám.
Dọc bờ kênh, liếp được trồng các loài cây đa tác dụng như dừa, phi lao, điền thanh... kết hợp lấy quả, củi đun, làm nấm, lấy hoa làm thức ăn hoặc kết hợp nuôi ong.
Dưới kênh mương thường trồng các loài dọc mùng, khoai nước và nuôi thả các loại cá ăn tạp như cá tra, cá trôi, rô phi...
Lợi ích :
Bố trí cơ cấu cây trồng trong vườn mô phỏng cấu trúc rừng mưa nhiệt đới, kín rậm thường xanh có nhiều tầng, nhiều chủng loại cây chung sống ổn định và bền vững. Sử dụng triệt để không gian dinh dưỡng. Do vậy đã phát huy tốt hiệu quả bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, tạo nên được cảnh quan tươi đẹp.
Chủng loại cây đa dạng và phong phú, khối lượng sản phẩm và thu nhập mang lại rất lớn, đã trở thành các mặt hàng buôn bán trao đổi quan trọng trên thị trường
Lợi ích nhiều mặt khác khó tính toán chính xác được hết. tuy nhiên, nếu tính riêng về giá trị kinh tế của hoa quả thu được trên một đơn vị diện tích thường cao hơn bất cứ hệ thống vườn nhà nào và có thể gấp 2 - 3 lần so với sản xuất lâm nghiệp hay nông nghiệp đơn thuần
Hạn chế:
• Ảnh hưởng phytonxit, có cạnh tranh về ánh sáng, chất dinh dưỡng và nước, tạo nơi trú ẩn cho sâu bệnh hại và những điểm cần lưu tâm.
Kỹ thuật gây trồng khá phức tạp, đòi hỏi phải có kinh nghiệm. Hạn chế ở vùng cao.
1.1.2.2.4. Hệ thống vườn ao chuồng (VAC)
Viết tắt VAC theo ba chữ cái đầu của tiếng Việt là làm vườn (V) để trồng cây kết hợp với đào ao (A) để nuôi trồng thủy sản và làm chuồng (C) để chăn nuôi.
Đây cũng là hoạt động canh tác có tính truyền thống lâu đời, rất gần gũi thân thuộc đối với mỗi gia đình của vùng nông thôn Việt Nam, mục đích chủ yếu tạo thêm nhiều sản phẩm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu mang tính tự cung tự cấp cho cuộc sống hàng ngày của họ.
Hệ thống VAC thường gặp ở cả vùng đồng bằng, trung du và cao nguyên ở Việt Nam
Đặc điểm:
Đất phù sa không bị ngập nước hoặc được đắp cao để không bị úng nước trong mùa mưa
Đất bằng hoặc dốc nhẹở các chân đồi núi, có đủ nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất
-Diện tích phổ biến là 300 - 500 m2 cho mỗi hộ, có nơi lên đến 1000 - 2000 m2. Thường được dành 50 - 150 m2 để đào ao, làm chuồng, xây nhà và làm sân, còn lại là làm vườn.
-Vườn thường có nhiều tầng:
+ Tầng trên thường là các loài cây thân gỗ sống lâu năm kết hợp lấy quả hoặc là cây ăn quả, tán lá cao, rộng và ưa sáng, có đến 30 - 40 loài, hay gặp nhất là mít, vải,
nhãn, xoài chôm chôm, bưởi, vú sữa, tram…
+ Tầng dưới: Có các cây lấy quả, củ hoặc làm dược liệu thường có khả năng chịu bóng và ưa ẩm. Tầng này có thể có rất nhiều loài, phổ biến nhất có dứa, gừng, nghệ, ớt, dong riềng…
Ngoài ra, trong vườn nhà nào cũng có dành ra những đam đất nhỏ trồng hàng trăm loài cây để phục vụ cho bữa ăn và cuộc sống hàng ngày cho gia đình, phổ biến có ba loại:
Các loài cây rau đậu như rau muống, rau ngót, các loại cải, su hào, bắp cải, xà lách, cà chua... Các loài cây gia vị nhướt, tỏi, hành, rau thơm, rau mùi, hứng, mùi tàu, rau ngổ, thìa lìa, tía tô, kinh giới... Các loại cây thuốc nhưđinh lăng, bạc hà, hương nhu...
-Ao cũng được cấu trúc và sử đụng theo nhiều tầng:
+ Dưới nước nuôi các loại thủy sản, có gần 20 loài cá, ếch, tôm, cua đã được sử dụng, phổ biến nhất là các loài cá trắm, trôi, rô phi, mè…
+ Mặt nước được thả các loài bèo lục bình, bèo cái, bèo hoa dâu và các loài rau muống.~
+ Bên trên mặt nước được tận dụng làm giàn cho các loại bầu, bí, mướp, đậu ván, thiên lý… leo bám.
Ven bờ ao trồng các rau chịu ngập như rau muống, đọc mùng, khoai nước... Bờ ao trồng các loại củ từ, khoai lang, khoai môn, lạc…
-Chuồng thường có hai loại
+ Chuồng lớn nuôi các loại đại gia súc, phổ biến là heo, trâu, bò, thường có hai ngăn, một ngăn để nuôi và một ngăn để chứa thức ăn thừa và phân
Đặc biệt xung quanh vườn ao chuồng nhà nào cũng có một hàng rào xanh bao bọc để bảo vệ. Hàng rào xanh cũng thường có kết cấu hai tầng, gồm những loài cây đa tác dụng lấy gỗ, củi và các lâm đặc sản khác. Thường gặp cây tầng trên có các loài như xoan, gạo, phi lao, bạch đàn, bồ kết tầng dưới là các loài mây, dâu…
Lợi ích:
VAC là một hệ sinh thái hoàn chỉnh và thống nhất. Các khâu và các thành phần trong trong hệ sinh thái có mối quan hệ qua lại. Vườn trồng cây vừa để lấy sản phẩm dùng cho người, vừa tạo thức ăn nuôi gia súc, gia cầm và các loài thủy sản dưới ao. Chuồng để chăn nuôi lấy thịt, lấy phân bón cho cây và làm thức ăn cho cá. Ao không chỉ để nuôi trồng thủy sản mà còn là nơi dự trữ nguồn nước tưới cho cây trong vườn và làm vệ sinh cho gia súc.
VAC là một hệ thống nông lâm kết hợp có hiệu quả nhất về sử dụng không gian, ở mọi tầng, mọi lớp đều được tận dụng để sản xuất tạo sinh khối lớn hơn bất cứ bất cứ hệ thống sản xuất nào khác. Nó không chỉ giúp cho mỗi gia đình sản xuất ra lương thực, thực phẩm tăng nguồn dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày mà còn cung cấp củi đun, các nguyên liệu để phát triển các nghề thủ công truyền thống, tăng nguồn vui, giải trí thông qua lao động và tiếp xúc với thiên nhiên.
Hạn chế:
Đòi hỏi người gây trồng phải có kinh nghiệm và kỹ năng. Tốn khá nhiều công sức