2. CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP CẢI TIẾN
2.6. CÁC HỆ THỐNG RÙNG VÀ ĐỒNG CỎ PHỐI HỢP: (SILVOPASTORAL) Tại các nước nhiệt đới hệ thống này không phổ biến vì chỉở các vùng khô và bán
Tại các nước nhiệt đới hệ thống này không phổ biến vì chỉở các vùng khô và bán khô hạn thì đồng cỏ mới cần thâm canh Tuy nhiên, một vài nơi đã nghĩ đến việc chăn thả gia súc dưới các rừng khác nhau vì có nguồn cỏ dưới tán rừng. Một vài điểm cần được lưu ý như: phải xác định thời điểm tết để thả gia súc trên các cấp rừng có tuổi khác nhau và theo mùa chăn thả, mối quan hệ giữa số đầu gia súc và khả năng của đồng cỏ phải được lưu tâm để tránh hiện tượng gia súc giẫm đạp quá mức làm chai cứng đất nhất là trong mùa khô, chú trọng phương án luân canh chăn thả theo nhiều lô rừng có quan hệ với khả năng tái sinh của cỏ trong mỗi lô.
Ưu điểm:
Có được nguồn phân hữu cơ từ gia súc, sản phẩm thịt sữa cho người dân, rừng trồng được làm vệ sinh, đầu tư nông trại được gia tăng tối đa và dễ thu hoạch hạt giống hơn (Bareron, 1983)
Hệ thống này giảm bớt lớp bồi khô dưới tán rừng nên góp phần làm giảm nguy cơ cháy rừng trong mùa khô.
Hạn chế:
Các loại cây ăn quả, hoa màu và những thực vật khác không thể trồng được dưới tán rừng vì dễ bị gia súc ăn, phá.
Nếu không quản lý thích hợp về số vật nuôi trên đơn vị diện tích chăn thả, mùa chăn thả… đất có thể bị nén chặt và hư hại do gia súc giẫm đạp.
Một hệ thống khá thành công là hệ thống phối hợp hỗ tương giữa thành phần gia súc và kỹ thuật canh tác theo băng. Thay vì sử dụng vật liệu cắt được từ các hàng ranh làm phân xanh hay vật liệu tủ trên mặt đất, chúng được cho gia súc ăn nhưđã được thực hiện bởi trung tâm Tin lành phát triển đời sống nông thôn tại Mindanao, Philippin. Tại đây vật liệu cắt được cho dê ăn nuôi nhốt trong chuồng. Phân dê được bón cho các hàng ranh và hoa màu. Lợi điểm của hệ thống là cung cấp cho nông trại nhiều loại sản phẩm. Tuy nhiên, nông dân phải đầu tư lớn cho các con giống và phân bón hóa học cho sự sinh trưởng cần phải nhanh của các hàng ranh.
Trong rừng cao su, thông, rừng khớp việc chăn thả súc vật đặc biệt là bò, dê, cừu rất có tiềm năng phát triển vì có cỏ chiếm ưu thế dưới tán rừng. ước lượng rằng mỗi ha rừng có khả năng nuôi cừu, dê sản xuất được 250 Kg thịt trong thời gian 7 đến 8 tháng (Penafiel, 1979)
Các mô hình khác được đề nghị như:
Keo dậu + cỏ nuôi gia súc (cỏ Guinea, stylo, cỏ voi Keo dậu trồng với khoảng cách 5x2m, có thể nuôi 6 đến 10 gia súc trên mỗi ha, cỏ trồng với khoảng cách
50x50cm hay 75x75cm sẽ cung cấp thức ăn cho gia súc khi cây keo dậu cao hơn 3m. Dừa + cỏ hay cỏ họ đậu: các loài thực vật cung cấp thức ăn gia súc có thể được trồng dưới cây dừa Có thề nuôi 3 gia súc trên mỗi ha (Lastimosa, 1985).