2. CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP CẢI TIẾN
2.7. HỆ THỐNG LÂM NGƯ KẾT HỢP (SILVOFISHERY HOẶC AQUAFORESTRY):
AQUAFORESTRY):
Rừng ngập mặn (Mangrove) là hệ sinh thái chuyển tiếp giữa hệ sinh thái đất liền và hệ sinh thái biển. Tiềm năng sinh học của hệ sinh thái này rất lớn và phong phú.
Đã có các nông lâm trường, người dân ở một số vùng thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long gây dựng thành công các hệ thống nông lâm kết hợp ở rừng ngập mặn và rừng tràm trên đất chua phèn. Tại đồng bằng sông Cửu Long nông dân đã xây dựng nhiều hệ thống NLKH lấy rừng sác và rừng tràm làm trung tâm để phát triển trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài các sản phẩm chính các hệ thống này còn cung cấp cho người dân vô số các lâm sản ngoài gỗ có giá trị như rễ mấp từ cây mấp (Alstonia spathulata) dùng để làm mủ, phao cứu sinh, đánh cá, nút chai..v.v. lá và dây làm nguyên liệu từ dương xỉ, dây choài (Stenochianena palustris), mật cắt (Licuala spinosa).
Nuôi cá, tôm và nuôi ong là các hoạt động kết hợp trong các hệ thống này trên đất ướt vì trong các kiểu rừng này có vô sốđiều kiện thuận lợi về thức ăn phù du cho tôm cá, hoa cung cấp mật hoa cho ong..v.v.
Lợi ích:
Những loài cây ngập mặn như trạm, được, mắm, sú, vẹt, bần có giá trị cung cấp gỗ củi và tác dụng phồng hộ, mở mang thêm diện tích nhờ có quá trình cố định và lắng đọng phù sa bởi cấu tạo đặc biệt của hệ rễ "cà kheo".
Các kiểu rừng ngập mặn là môi trường thích hợp để nuôi trồng các loại thủy sản như tôm, sò, cá, một số loại bò sát.
Các hệ thống kênh mương được xây dựng để dẫn nước ngọt rửa chua phèn cải tạo được đất để sau đó có thể sử dụng vào việc sạ lúa và trồng các loài cây ăn qủa.
Một số loài cây rừng ngập mặn có nguồn hoa phong phú, người dân có kinh nghiệm nuôi ong để tận dụng được nguồn mật hoa này.
Hạn chế:
Đòi hỏi phải có kinh nghiệm, hiểu biết nhất định về kỹ thuật.
Tốn nhiều công lao động và đầu tư tương đối cao, đặc biệt là nuôi trồng các loài thủy sản xuất khẩu