Việc phân chia nợ quá hạn theo nguyên nhân làm phát sinh nợ có ý nghĩa quan trọng giúp ngân hàng đưa ra các biện pháp thu hồi nợ hợp lý.
3.2.1. Đa dạng hoá các biện pháp xử lý nợ quá hạn
Ngoài các biện pháp đã được áp dụng tại Ngân Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Thăng Long có thể áp dụng một số biện pháp mà trong một số trường hợp lại tỏ ra rất có hiệu quả trong việc xử lý nợ quá hạn như:
3.2.1.1. Tăng cường đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với từng khoản vay
Đối với những khoản nợ quá hạn mới phát sinh, ngoài việc gọi điện hay gửi thư thông báo thúc trả nợ như hiện tại chi nhánh đang làm, chi nhánh cần cho cán bộ đến gặp trực tiếp khách hàng để thông báo tình hình nợ quá hạn nhân tiện cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra quá trình sử dụng vốn, tình hình tài chính, tài sản đảm bảo thực tế của khách hàng. Làm như thế vừa tăng hiệu quả thu hồi vừa kiểm soát được thực trạng khả năng trả nợ của khách hàng. Từ đó cùng với khách hàng có những biện pháp thích hợp để giúp đỡ khách hàng trải qua khó khăn trước mắt như: giải quyết hàng tồn kho, tạm hoãn việc thu lãi định kỳ, thu hồi công nợ…
Đối với khách hàng cố tình dây dưa, cán bộ ngân hàng phải kiên trì bám sát cho tới khi họ hợp tác và có quyết định về thời gian, cách thức trả nợ cụ thể mới thôi.
Đối với những khách hàng có thái độ nóng nảy, hung hang, cán bộ ngân hàng khi tiếp xúc trực tiếp cần phải bình tĩnh ứng phó, đề cao cảnh giác, thái độ mềm dẻo cho đến khi họ trở lại trạng thái bình thường. Đối với những đối tượng khách hàng lấy thái độ mềm mỏng để kéo dài thời gian, đối phó cho qua chuyện, cán bộ thu hồi nợ phải cương quyết, cứng rắn, thậm chí có thể kết hợp với chính quyền địa phương mới có hiệu quả.
Đối với những khách hàng doanh nghiệp có biểu hiện thua lỗ, cán bộ thu hồi nợ cần phải thường xuyên gặp trực tiếp, phân tích, tư vấn cho họ để họ đưa ra giải pháp xử lý tốt nhất, tránh việc phải đưa nhau ra toà sẽ làm thiệt hại cả đôi bên.
3.2.1.1. Biện pháp nuôi nợ
Đó là biện pháp ngân hàng tiếp Tiếp tục cho vay thêm vốn để luân chuyển vốn sau khi đã phân tích kỹ về phương án cho vay, triển vọng vươn lên có hiệu quả, trả nợ ngân hàng và yêu cầu khách hàng phải có cam kết cụ thể về lịch trả
các khoản nợ quá hạn nhằm giúp khách hàng vượt qua được thời kì khó khăn về tài chính tạm thời. Trong những trường hợp như thế này, việc ngân hàng giám tiếp tục tài trợ cho khách hàng là một hành động mạo hiểm có tính rủi ro cao, thêm vào đó nếu không thu được nợ thì khoản sẽ còn cao hơn trước. Chính vì thế khi áp dụng biện pháp này ngân hàng cần phải thẩm định lại khách hàng thật cụ thể, phải đánh giá xem khả năng trả nợ trong tương lai của khách hàng là như thế nào, có thuận lợi hay không. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này thành công sẽ có thể nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường, giữ được các khách hàng truyền thống và thu hót được thêm các khách hàng mới.
3.2.1.2. Xử lý nợ quá hạn bằng việc thực hiện đồng tài trợ
Có một số khoản nợ quá hạn mà khả năng của một ngân hàng không đủ đáp ứng mà cần phải có sự phối hợp giữa các ngân hàng theo hướng thực hiện đồng tài trợ để xử lý nợ qúa hạn. Việc các ngân hàng tham gia đồng tài trợ hay hợp vốn để xử lý nợ quá hạn tạo ra thế mạnh như: Mỗi ngân hàng có hệ thống khách hàng quen thuộc, có lĩnh vực am hiểu tường tận, hay nói một cách khác là có thế mạnh riêng. Tuy nhiên, việc thực hiện đồng tài trợ là rất hạn chế, các ngân hàng cần xử lý nợ quá hạn thường là các ngân hàng đang đứng trên bờ vực phá sản và các ngân hàng đồng ý thực hiện đồng tài trợ phải là ngân hàng có tiềm lực mạnh, thường thực hiện theo sự chỉ đạo của nhà nước ở tầm vĩ mô.
3.2.1.3. xử lý hết các tài sản đảm bảo
Tài sản đảm bảo nợ vay là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng khi phương án kinh doanh của khách hàng bị phá sản hoặc kém hiệu quả. Khách hàng không có khả năng trả nợ. Sau khi đã tiến hành đôn đốc khách hàng không thành công, ngân hàng phải cố gắng thuyết phục khách hàng tự nguyện bán các tài sản. Nếu được như vậy thì sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc ngân hàng phải phát mại, tránh được các chi phí và thủ tục pháp lý gắn liền với việc sở hữu và phát mại tài sản thế chấp.
Để việc xử lý các tài sản đảm bảo đạt được kết quả tốt, chi nhánh nên thực hiện các vấn đề sau:
- Tìm các khách hàng có khả năng về tài chính nhận lại nợ của khách hàng để tiếp tục khai thác hiệu quả tài sản bảo đảm khả năng trả nợ.
- Phải rà soát lại, bổ sung, hoàn chỉnh toàn bộ hồ sơ, thủ tục đảm bảo tiền vay của các khoản nợ quá hạn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý. Với các tài
sản thế chấp là nhà, đất đã có nhiều thay đổi về quy định cấp giấy tờ sở hữu, quyền sử dụng, do đó cần có biện pháp quản lý, bổ sung khi khách hàng đã xin đổi, cấp lại giấy theo mẫu mới, tránh trường hợp xảy ra lợi dụng, lừa đảo hoặc thiếu cơ sở xử lý tài sản.
- Với những khách hàng có thiện chí giải quyết nợ, chi nhánh có thể giao cho khách hàng tự xử lý tài sản của họ, chi nhánh kiểm soát về giá. Cách xử lý này sẽ tránh được những thủ tục và chi phí không cần thiết trong khi tài sản vẫn có thể bán được giá cao, có lợi cho cả ngân hàng và khách hàng.
- Nếu khách hàng không tự bán tài sản, chi nhánh có thể tự mình xử lý bằng các biện pháp như: uỷ quyền cho Trung tâm bán đấu giá tài sản, các doanh nghiệp bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật; xiết nợ, thu giữ tài sản …
- Khi khách hàng cố tình không thực hiện các yêu cầu chính đáng của chi nhánh, chi nhánh có thể nhờ đến sự can thiệp của các cơ quan pháp luật. Hiện nay trong quan hệ kinh tế, việc khởi kiện ra toà chưa thành thói quen và chúng ta cần quen dần với việc giải quyết các vụ việc kinh tế qua toà án kinh tế.
Để vốn vay không bị ứ đọng, cần phải tiến hành nhanh chóng việc xử lý tài sản đảm bảo. Trong thời gian chưa xử lý được, có thể đưa tài sản đó vào kinh doanh, cho thuê hay áp dụng các biện pháp thích hợp khác nhằm khai thác, sử dụng các tài sản đó nhằm tạo nguồn thu nợ. Số tiền thu được, sau khi trừ các chi phí cần thiết sẽ được dùng để trả nợ.
Phải có kế hoạch thích hợp đối với những trường hợp sau khi xử lý tài sản mà vẫn không thu hồi đủ nợ. Cần yêu cầu khách hàng nhận nợ, cam kết trả nợ ngay số tiền còn thiếu. Nếu khách hàng không chịu nhận nợ, sẽ xử lý theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, trong trường hợp do cán bộ tín dụng đánh giá quá cao tài sản dẫn đến tổn thất thì phải quy trách nhiệm bồi hoàn.
Biện pháp xử lý tài sản thế chấp
Để nhanh chóng xử lý được tài sản thế chấp đối với tài sản thế chấp của các vụ án đã có hiệu lực pháp luật thì ngân hàng cần khuyến khích khách hàng tự bán tài sản thế chấp của mình để thanh toán nợ vay. Tuy nhiên để đảm bảo việc tiến hành xử lý được diễn ra nhanh chóng, tích cực ngân hàng nên có quy định trong thời gian từ 3 đến 6 tháng nếu khách hàng không tự bán được thì ngân hàng sẽ dành quyền bán bằng cách buộc khách hàng uỷ quyền cho ngân hàng ( có sự chứng kiến của 3 bên: cơ quan thi hành án, ngân hàng và khách hàng). Tài sản
thế chấp này sẽ được giao bán tại chợ, nếu không giải quyết được sẽ đem bán đấu giá tại trung tâm đấu giá.
Trước hết phải xem xét toàn bộ hồ sơ , phân loại hồ sơ theo các tiêu chí: - Hồ sơ pháp lý có đầy đủ, đúng quy trình?
- Tài sản thế chấp cầm cố có công chứng?
Một bộ hồ sơ cho vay tại ngân hàng theo đúng qui trình thì rất nhiều giấy tờ, nhưng khi xảy ra vấn đề trong hoạt động của bên vay và chuyển qua bộ phận xử lý thì hồ sơ đó phải được xem xét thật chi tiết về tài sản thế chấp để đảm bảo cho khoản vay đó:
- Việc thế chấp, cầm cố tài sản có hợp lệ không?
- Chú ý đến loại tài sản thế chấp dưới hình thức bảo lãnh,
- Tình hình tài sản thế chấp, cầm cố đó hiện tại như thế nào? Nếu thấy không ổn thì cần phải bổ sung hoặc thay thế tài sản khác.
Đặc biệt đối với những hồ sơ cầm cố hàng hóa phải xem lại hàng nhất là giá trị thực của loại hàng đó trên thị trường.., phải kiểm tra lại kho chứa hàng và tình hình bảo hiểm hàng nếu để tại kho của bên thứ 3.
Cần sắp xếp gặp bên vay tại nơi làm việc của họ hay tại ngân hàng để lập với họ một biên bản làm việc, trong biên bản này ít nhất phải nêu được vấn đề:
- Số tiền nợ tính đến ngày lập biên bản bao gồm vốn và lãi - Thời hạn cam kết thanh toán công nợ
Với loại thế chấp tài sản dưới hình thức bảo lãnh phải thu xếp gặp cho được bên bảo lãnh để ít nhất phải xác lập lại ý chí của họ về việc đồng ý đưa tài sản của mình đảm bảo cho một khoản vay tại ngân hàng, và ý chí đó phải được lập thành biên bản dưới sự chứng kiến của cả 3 bên: Ngân hàng, bên vay và bên bảo lãnh.
Các biên bản này thực sự rất quan trọng vì nó là 1 trong các chứng cứ cần thiết khi tiến hành khởi kiện và khi có các đợt thanh tra ngân hàng.
Tuy nhiên nếu hồ sơ pháp lý không đầy đủ và không có tài sản thế chấp cầm cố thì nên cẩn thận khi lập hồ sơ khởi kiện bởi cho dù bản án có hiệu lực, thì khi xin thi hành án vẫn chẳng có gì để thi hành, khi đó đơn vị thi hành án có thẩm quyền sẽ phải ra quyết định đình chỉ thi hành bản án đó đồng nghĩa với việc khả năng thu hồi số tiền cho vay không còn, ngoại trừ khi ngân hàng phát hiện bên đang nợ mình còn tài sản nào khác thì có quyền đề nghị kê biên tiến hành các thủ tục phát mãi thu nợ.
Đối với các khoản nợ khó đòi và mất vốn. Đây là biện pháp cuối cùng sau khi đã áp dụng các biện pháp để cải thiện tình hình SXKD, tình hình tài chính của DN không có hiệu quả. Dựa theo các quy định trong hợp đồng đã ký kết, ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp thanh lý tài sản thế chấp để có thể thu lại một phần vốn đã mất, bên cạnh đó ngân hàng vẫn sẽ phải theo dõi khoản nợ khó đòi này.
Thanh lý tài sản thế chấp là biện pháp mà ngân hàng bắt buộc khách hàng phải tuân theo đúng như trong điều khoản hợp đồng đã ký kết về vấn đề thanh lý tài sản thế chấp của khoản vay. Đây là vấn đề mà cả hai bên đều không mong muốn vì nó quá khắc nghiệt với người vay, thủ tục pháp lý rắc rối, tốn chi phí, mà theo thời gian thì giá trị của tài sản thế chấp có nhiều biến động sẽ không đảm bảo bù đắp cho khoản vay. Mặt khác, uy tín của ngân hàng có thể bị giảm sút vì khách hàng có thể nghi ngài về hoạt động của ngân hàng là không an toàn, không hiệu quả.
Có nhiều hình thức thanh lý tài sản thế chấp phổ biến trong quan hệ tín dụng mà Chi nhánh Ngân hàng Thăng Long có thể xem xét, áp dụng:
Ngân hàng cố gắng thuyết phục khách hàng tự bán tài sản thế chấp thay vì ngân hàng bán phát mại trên thị trường để có thể bán được với giá cao hơn. Khách hàng tránh được những rủi ro do mất uy tín với bạn hàng; Ngân hàng cũng tránh được những chi phí trong việc giải quyết tài sản thế chấp. Đây được xem như là biện pháp có lợi nhất đối với cả hai phía.
Ngân hàng có thể đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tham gia bán đấu giá tài sản thế chấp. Nếu tài sản thế chấp bán ra không đủ để bù đắp nợ thì ngân hàng có thể nhận phán quyết của toà án về phần chênh lệch.
3.2.1.4. Bán nợ
Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Thăng Long có thể tiến hành bán nợ cho các tổ chức tài chính khác để nhanh chóng thu hồi vốn nhằm cải thiện tình hình tài chính, tránh những tranh chấp pháp lý với người vay. Bán nợ được xem là phương pháp xử lý nợ xấu nhanh nhất, giúp thu hồi một phần vốn có nguy cơ mất trắng. Bên cạnh đó, Chi nhánh ngân hàng có thể bàn giao khoản nợ xấu cho công ty quản lý nợ trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp để tiếp tục theo dõi các khoản nợ, thực hiện thu hồi nợ thông qua xử lý tài sản đảm bảo khoản nợ, tiếp tục theo đuổi các vụ kiện để thu hồi một phần nợ từ thanh lý tài sản của doanh nghiệp phá sản.
Phạm vi và đối tượng trong việc bán nợ hầu hết là những khoản nợ thuộc ngân hàng. Khi bán nợ bên mua phải thống nhất nội dung của hợp đồng, tổ chức tín dụng phải thông báo cho bên nợ theo Điều 8 Quyết Định số 140/QĐ- NHNN
của Ngân hàng Nhà nước. Khi mua bán thì bên bán phải chuyển giao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến khoản nợ và được nhận về một số tiền theo thoả thuận.
Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp này, chi nhánh ngân hàng sẽ phải đối mặt với những hạn chế nhất định như: tốn thời gian, tiền bạc để thu hồi nợ xấu, phải duy trì một bộ phận riêng chuyên nhiệm vụ quản lý nợ xấu.
3.2.1.5. Chuyển nợ thành cổ phần
Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Thăng Long có thể áp dụng biện pháp chuyển nợ xấu nội bảng, nợ đã xử lý rủi ro thành vốn góp tại doanh nghiệp. Biện pháp chuyển nợ xấu thành vốn góp tại doanh nghiệp thường được áp dụng nhiều với các doanh nghiệp có tiềm năng. Khi đó, Chi nhánh ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng thực hiện tái cấu trúc, kết quả là công ty sẽ đi vào hoạt động bền vững tránh rơi vào tình trạng phá sản. Việc chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp là một hướng đi mới trong việc xử lý triệt để nợ xấu, góp phần làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của nền kinh tế của chủ nợ. Tuy nhiên, ngân hàng cần lưu ý rằng, không nên đi quá sâu vào những lĩnh vực không có chuyên môn vì khi ấy ngân hàng sẽ không thể đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả trong lĩnh vực đó.
3.2.1.6. Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro
Quỹ dự phòng rủi ro là quỹ được lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của các chi nhánh không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của các chi nhánh.
Xử lý nợ quá hạn bằng quỹ DPRR là một trong những biện pháp quan trọng để làm lành mạnh hoá hoạt động tín dụng của các NHTM. Hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Thăng Long nói riêng thực hiện việc trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động Ngân hàng theo quyết định số 18/2007QĐ-NHNN của Thống