Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Thăng Long

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 45 - 49)

Đơn vị: triệu VNĐ; %

2.3.1 Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Thăng Long

và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Thăng Long

2.3.1 Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Thăng Long thôn Chi nhánh Thăng Long

2.3.1.1 Phân tích nợ quá hạn theo thời hạn vay

Bảng 2.6: Bảng số liệu thể hiện cơ cấu nợ quá hạn theo thời hạn vay

(Đơn vị : triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

+/- % +/- % +/- %

Tổng NQH 96.530 100 113.426 100 99.794 100

NQH Ngắn hạn 69.308 71,8 82.948 73,13 69.626 69,77

NQH Trung dài hạn 27.222 28,2 30.478 26,87 30.168 30,23

NQH/Tổng dư nợ 2,42 2,82 2,73

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNN&PTNT Chi nhánh Thăng Long)

Từ bảng số liệu cho thấy năm 2012 nợ quá hạn cao nhất cả về tuyệt đối và tương đối, có thể là do các khoản nợ đến hạn từ những năm trước nhưng đến năm 2012 mới hạch toán chuyển sang nợ quá hạn. Tình hình năm 2013 có nhiều chuyển biến tích cực, nợ qúa hạn giảm cả về số tuyệt đối và tương đối so với năm 2012. Nợ qúa hạn năm 2013 là 99.794 triệu đồng giảm 13.632 triệu đồng tương đương 12,02 % so với năm 2012 ( nợ quá hạn là 113.426 triệu đồng). Tỉ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ năm 2012 là 2,82% tăng 0,4% so với năm 2011 nhưng sang năm 2013 tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ giảm xuống còn 2,73% tức là giảm 0,11% so với năm 2012. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam trong năm 2013 đã tăng lên đáng kể. Để đạt được điều này có một phần đóng góp không nhỏ của cán bộ tín dụng đã có trách nhiệm cao trong công việc.

2.3.1.2 Phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 2.7 : Bảng thể hiện cơ cấu nợ quá hạn theo thành phần nền kinh tế

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

+/- % +/- % +/- %

DN Nhà nước 12.751 13,21 14.121 12,45 13.262 13,29

DN Ngoài Quốc Doanh 25.272 26,18 33.382 29,43 31.255 31,32

DN Tư nhân 32.154 33,31 37.067 32,68 30.467 30,53

Đồi tượng khác 26.353 27,30 61.308 25,44 24.808 24,86

Tổng cộng 96.530 100 113.42

6 100 99.794 100

(Nguồn: Báo cáo tín dụng năm của NHNN&PTNT Chi nhánh Thăng Long)

Theo số liệu phân tích cho thấy, tình hình nợ quá hạn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp tư nhân chiếm tỉ trọng và tỉ lệ cao trong tổng nợ quá hạn khi phân chia theo thành phần kinh tế. trong đó tỷ lệ nợ quá hạn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng tăng lên còn của

các doanh nghiệp tư nhân thì có xu hướng giảm xuống từ năm 2011 đến năm 2013. Trong khi các thành phần kinh tế là các đối tượng khác lại có xu hướng giảm xuống từ 27,3% (năm 2011) xuống còn 25,44% (năm 2012) và 24,86% ( năm 2013). Tỷ lệ nợ quá hạn của các doanh nghiệp nhà nước có sự biến động giảm từ 13,21% (năm 2011) xuống còn 12,45% (năm 2012) nhưng lại tăng lên13,29 ( năm 2013). Nguyên nhân gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, giảm hiệu quả sử dụng vốn dẫn đến khó khăn trong trả nợ vay ngân hàng là môi trường kinh tế không ốn định, các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước có thay đổi đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới và hoàn thiện. Các doanh nghiệp phải chuyển hướng, điều chỉnh hoạt động, không theo kịp sự thay đổi cơ chế chính sách dẫn tới kinh doanh thua lỗ, ứ đọng hàng hoá, mất khả năng thanh toán, phát sinh nợ qúa hạn. Vì vậy Nhà nước cần có chính sách tạo ra môi trường ổn định và thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các các ngân hàng thương mại.

Theo xu hướng phát triển kinh tế hiện nay thì khu vực kinh tế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng được khuyến khích mở rộng. Nó nảy sinh tình trạng là có nhiều doanh nghiệp hoạt động bằng vốn ảo, mở rộng quy mô song lại tách rời khả năng tài chính, không tự chủ được về kinh doanh, chưa kể đến các rủi ro đạo đức. Và một thực tế là hoạt động kinh doanh của khu vực này còn nhiều bất cập, làm ăn kém hiệu quả, sự đổ vỡ ở khu vực này rất nhiều .

Loại hình doanh nghiệp tư nhân hiện nay cũng rất phát triển, tuy nhiên đây lại chưa phải là một pháp nhân, trong khi hợp đồng tín dụng của ngân hàng chỉ được thực hiện với một pháp nhân. Việc cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này tuỳ thuộc vào điều kiện mà từng ngân hàng đưa ra, và các khoản tín dụng thực hiện với khu vực này có tính rủi ro cao. Nhưng có một điều thuận lợi hơn khi cho vay khu vực này là: theo luật các doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của mình. Khi có các vấn đề tài chính xảy ra thì ngân hàng là người được trả nợ gần như cuối cùng sau khi doanh nghiệp đã thực hiện song nghĩa vụ với công nhân và nhà nước, như vậy đối với doanh nghiệp tư nhân thì khả năng thanh toán khoản nợ cao hơn đối với công ty cổ phần. Theo số liệu cho thấy, Chất lượng của các khoản tín dụng đối với khu vực này tốt hơn so với khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Nhưng nhìn vào tổng thể thì tình trạng nợ quá hạn của chi nhánh đã giảm xuống. Bởi các khoản cho vay đã đến hạn thanh toán mà khách hàng chưa trả được ngân hàng đã sử dụng các biện pháp như giãn nợ, kéo dài kì hạn trả nợ và kết quả đạt được là số dư nợ tăng lên tương đương với phần giảm xuống của nợ

quá hạn. Điều này cho thấy Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Chi nhánh Thăng Long đã sớm có những biện pháp để thu hồi nợ. Khi xem xét tỉ trọng của từng khoản mục thì tình trạng nợ quá hạn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có tình trạng gia tăng, ngân hàng cần đưa ra các biện pháp để hạn chế và xử lý kịp thời. Bởi khách hàng của chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nếu ngân hàng cứ để tình trạng này gia tăng thì sẽ rất nguy hiểm do nợ quá hạn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng, nợ quá hạn càng tăng thì vòng quay vốn càng giảm, khả năng thanh toán của ngân hàng sẽ dần bị mất đi, uy tín của ngân hàng cũng bị suy giảm theo. Ngân hàng cần phải thận trọng hơn nữa trong khâu thẩm định và giám sát việc sử dụng vốn của khu vực này .

2.3.1.3 Phân tích nợ quá hạn theo thời hạn quá hạn

Việc phân chia nợ quá hạn theo thời gian quá hạn giúp ngân hàng tìm được số ngày đã quá hạn của nợ quá hạn và đưa ra biện pháp sử lý hợp lý nhất. Nợ quá hạn phân theo 3 khoảng thời gian. Dưới 180 ngày, từ 180 đến dưới 360 ngày, lớn hơn 360 ngày, ta có bảng số liệu sau :

Bảng 2.8: Bảng cơ cấu nợ quá hạn theo thời hạn quá hạn

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

+/- % +/- % +/- % NQH dưới 180 ngày 21.439 22,21 14.915 13,15 9.839 9,86 180 ngày< NQH < 360 ngày 14.943 15,48 25.725 22,68 27.762 27,82 NQH trên 360 ngày 60.146 62,31 72.785 64,17 62.192 62,32 Tổng cộng 96.530 100 113.426 100 99.794 100

(Nguồn: Phòng tín NHNN&PTNT Chi nhánh Thăng Long)

Từ bảng số liệu ta thấy: nợ quá hạn dưới 180 ngày giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Trong khi nợ quá hạn từ 180 ngày đến dưới 360 ngày có xu hướng tăng cả về số tuyệt đối và tương đối. Trong khi nợ quá hạn trên 360 ngày giảm từ 64,17% năm 2012 xuống còn 62,32% năm 2013, tuy nhiên con số giảm không đáng kể. Nguyên nhân khoản nợ quá hạn của năm 2012 cao nhất so với cả 3 năm là vì các khoản nợ quá hạn từ trước năm 2011 lớn và chưa được xử lý nhiều. Trước tình trạng như vậy, Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Thăng Long áp dụng các biện pháp tích cực khác nhau để hạn chế nợ quá hạn và chi nhánh đã đạt được thành công trong việc làm giảm nợ quá hạn năm 2013. Đặc biệt là các khoản nợ quá hạn dưới 180 ngày đã giảm rõ rệt .

Nợ quá hạn dưới 180 ngày từ 22,21năm 2011 xuống 13,15năm 2012 và là 9,86% năm 2013. Nợ quá hạn từ 180 đến 360 ngày từ 15,48% năm 2011 lên 22,68% năm 2012 và 27,82% năm 2013.

Tuy nhiên, nợ quá hạn trên 360 ngày của ngân hàng lại rất cao, chiếm tới 64,17% năm 2012. Đây được coi là khoản nợ khó đòi sau khi ngân hàng đã áp dụng các biện pháp đối với các khoản nợ khó đòi có thời hạn thấp, nếu không đòi được sẽ xếp dần vào khoản nợ khó đòi có thời hạn cao hơn để áp dụng các biện pháp tích cực hơn. Nợ quá hạn khó đòi trên 360 ngày mà lớn sẽ gây trở ngại cho ngân hàng trong việc xử lý, làm ứ đọng vốn và gia tăng nguy cơ mất vốn.

2.3.1.4 Phân tích nợ quá hạn theo khả năng thu hồi

Bảng 2.9 : Bảng thể hiện cơ cấu nợ quá hạn theo khả năng thu hồi

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

+/- % +/- % +/- %

Thu hồi 100% 27.202 28,18 30.817 27,17 31.105 31,17

Thu hồi 1 phần 63.392 68,67 79.352 69,96 66.243 66,38

Mất trắng 5.936 3,15 3.257 2,87 2.446 2,45

Tổng cộng 96530 100 113.426 100 99.794 100

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNN&PTNT Chi nhánh Thăng Long)

Qua bảng số liệu phân tích cho thấy nợ quá hạn có khả năng thu hồi một phần chiếm tỉ trọng cao nhất từ năm 2011 là 68,67% đến năm 2012 là 69,96% và năm 2013 giảm nhẹ xuống còn 66,38%. Sau đó đến nợ quá hạn có khả năng thu hồi 100%. Nợ quá hạn mất trắng tuy chiếm một tỉ trọng rất nhỏ, nhưng đó lại là nguồn gây thất thoát vốn của ngân hàng. Năm 2011, nợ mất trắng của chi nhánh là 5.936 triệu. Đến năm 2012 tỉ lệ nợ quá hạn bị mất trắng có xu hướng giảm xuống còn 3.257 triệu nhưng tỉ lệ giảm không đáng kể và tỉ trọng của nó trong tổng nợ quá hạn năm 2013 lại giảm xuống còn 2.446 triệu. Khoản nợ này ngân hàng sẽ phải trích từ quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp, mà quỹ này được trích lập từ lợi nhuận. Cho nên, năm 2013 Ngân hàng đã đưa ra những biện pháp tích cực để hạn chế thấp nhất khoản nợ khó đòi mất trắng này và kết quả đạt được là khoản nợ mất trắng này chỉ còn 2,45% giảm 4,2% so với năm 2012.

2.3.1.5 Phân tích nợ quá hạn theo nguyên nhân phát sinh

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 45 - 49)