Việc phân chia nợ quá hạn theo nguyên nhân làm phát sinh nợ có ý nghĩa quan trọng giúp ngân hàng đưa ra các biện pháp thu hồi nợ hợp lý.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những mặt đã đạt được, Ngân hàng Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Thăng Long vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định mà Chi nhánh cần khắc phục để đảm bảo cho khoản vay được an toàn hơn. Cụ thể như sau:
Công tác xử lý nợ quá hạn còn chậm, hiệu quả thu hồi nợ qúa hạn chưa cao. Tỷ lệ nợ quá hạn mất trắng năm 2013 là 2,45%, mặc dù có giảm so với năm 2012 nhưng vẫn là con số cao, chi nhánh ngân hàng sẽ buộc phải trích lập từ quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp, nếu như không tìm cách giảm tỷ lệ nợ mất trắng xuống thấp nữa thì sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi trên 360 ngày năm 2013 của chi nhánh chiếm tới 62,32% trong cơ cấu nợ quá hạn, đây là con số khá lớn. Hầu hết các khách hàng có nợ quá hạn tại Ngân hàng Chi nhánh Thăng Long đều do sử dụng vốn sai mục đích và làm ăn thua lỗ. Công tác xử lý các khoản nợ quá hạn được tiến hành chậm nên nhiều khoản nợ khó đòi bị chuyển thành nợ có khả năng mất trắng. Nếu Chi nhánh ngân hàng Thăng Long không có biện pháp thu hồi kịp thời sẽ làm ứ đọng vốn, tăng nguy cơ mất vốn cho ngân hàng.
Ngòai ra, nhiều khoản nợ quá hạn từ năm trước vẫn còn đọng lại đến năm sau khiến những khoản nợ khó đòi, nợ có khả năng mất trắng tăng lên; Chi nhánh ngân hàng vẫn chưa thực chủ động trong việc xử lý nợ tồn đọng đã phát sinh.
Chi nhánh NHNN & PTNT Thăng Long còn hạn chế trong việc áp dụng những biện pháp mới, hiệu quả về xử lý nợ. Đối với các khoản nợ quá hạn thông thường chủ yếu sử dụng các biện pháp xử lý nợ cơ bản như: nuôi nợ, giãn nợ, gán nợ. Đối với các khoản nợ có nguy cơ bị mất thì biện pháp xử lý được sử
dụng nhiều nhất là dùng dự phòng rủi ro, thanh lý tài sản, đưa ra hạch toán ngoại bảng tổng kết tài sản, việc tận thu nợ tồn đọng chưa được quan tâm đúng mức.
Bên cạnh đó, khâu thẩm định, định giá lại tài sản đảm bảo, thế chấp, cầm cố của chi nhánh còn nhiều yếu kém. Hiện tại, chi nhánh vẫn chưa có hệ thống chẩm điểm chuẩn mực cho tài sản đảm bảo. Dẫn đến tình trạng, khi tiến hành thủ tục thanh lý tài sản thế chấp mới phát hiện ra có khoản vay có vấn đề, quá trình thu hồi nợ bị gián đoạn, thời gian bị kéo dài; Giá trị thanh lý thấp hơn so với giá trị thẩm định ban đầu vì chỉ quan tâm đến thủ tục thanh lý tài sản mà không để ý đến việc đánh giá lại tài sản thế chấp, cầm cố theo định kì nên xuất hiện tình trạng khiến cho ngân hàng không thu hồi đủ nợ và lãi vay từ khách hàng.
Công tác xử lý nợ quá hạn tại chi nhánh chỉ tập trung nhiều vào nhóm khách hàng doanh nghiệp mà lơ là đối với các khoản nợ của nhóm khách hàng cá nhân. Nhiều khoản nợ quá hạn của khách hàng cá nhân đáng lẽ có thể thu hồi thành công nhưng do không được thúc trả một cách sát sao nên đã trở thành nợ khó đòi, thậm chí là nợ mất trắng.
Nguyên nhân từ phía khách hàng:
Nguyên nhân chủ yếu là vì tình hình tài của những khách hàng, doanh nghiệp có nợ qúa hạn gặp khó khăn, không có nguồn trả nợ; tài sản đảm bảo tiền vay có nhiều tranh chấp, phát mại khó khăn; Khách hàng cố tình chây ỳ, dây dưa kéo dài thời gian trả nợ.
Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích: Khách hàng sử dụng vốn vay ngân hàng không đúng với mục đích đã đưa ra trong đơn xin vay vốn. Khách hàng có thể sử dụng vốn vay vào kinh doanh không đúng đối tượng, sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư trung và dài hạn vào tài sản cố định, hoặc đã có đủ tiền trả ngân hàng nhưng chưa đến hạn trả nợ, hoặc đã có tiền nhưng chưa đủ trả ngân hàng, khách hàng sử dụng tiền đó vào hoạt động kinh doanh khác và gặp rủi ro.
Khả năng quản lý kinh doanh của khách hàng kém: Do trình độ tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh của giám đốc doanh nghiệp kém, thiếu kinh nghiệm kinh doanh trong nền kinh tế thị trường nên khi lập phương án có những tính toans không hợp lý. Ban giám đốc không đánh giá, phân tích những biến động và xu hướng phát triển của thị trường nên không tranh thủ thời cơ và bị động trước sự thay đổi của môi trường kinh tế, không tìm ra hướng đi cho doanh nghiệp của mình. Doanh nghiệp bị thua lỗ, dự án bị đổ vỡ, nguồn trả nợ ngân hàng bị đe doạ.
Khách hàng cố tình lừa đảo: Có nhiều khách hàng “cố tình” đưa ra các hồ sơ hợp pháp, các dự án có hiệu quả để được vay vốn ngân hàng. Khách hàng
dùng cùng một tài sản thế chấp để vay vốn nhiều ngân hàng, khi được vay vốn thì sử dụng cho các mục đích cá nhân, hoặc bỏ trốn, lúc đầu khách hàng vay và trả nợ nghiêm chỉnh, khi tạo được lòng tin của ngân hàng thì sử dông vốn vay vào mục đích khác. Nếu ngân hàng không phát hiện kịp thời thì đây sẽ là nguyên nhân phát sinh các khoản nợ khó đòi hay mất vốn.
Ngoài ra, còn có một số khách hàng muốn vay vốn ngân hàng nhưng lại không muốn trả nợ cho ngân hàng, mặc dù có khả năng trả nợ ngân hàng. Đó là một hành động có chủ ý.
Nguyên nhân từ phía Chi nhánh NHNN & PTNT Thăng Long
Đội ngũ cán bộ xử lý nợ của Ngân hàng còn non kém về nghiệp vụ, chưa phân loại đúng mức về các khoản nợ; lơ là trong khâu thẩm định và thẩm định lại tài sản cầm cố, thế chấp trước khi thanh lý; chưa thực sự tích cực trong khâu đốc thúc nợ; chậm chập, thụ động trong việc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục thu hồi nợ. Sự chậm chạp trong việc ra quyết định; sự thiếu hợp tác, thoái thác trách nhiệm thi hành án của các cơ quan thi hành án gây khó khăn cho việc thu hồi vốn của ngân hàng. Ngoài ra, một số cán bộ có tư chất đạo đức kém đã lợi dụng vị trí công tác để trục lợi, tham ô gây nên nợ quá hạn làm thiệt hại cho ngân hàng.
Xử lý nợ quá hạn không dứt điểm, không chuyển nợ quá hạn kịp thời để nợ quá hạn kéo dài, không xử lý tài sản, làm con nợ chạy mất, chưa mạnh dạn áp dụng các biện pháp cưỡng chế mạnh, chưa nhờ cơ quan pháp luật can thiệp giúp thu hồi những khoản nợ quá hạn khó đòi, những trường hợp con nợ không còn khả năng thanh toán, thời hạn hoạt động của doanh nghiệp đã hết cũng không khởi kiện ra tòa để xử lý.
Việc mở rộng cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh, nhất là các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn quá lớn khi trong khi thẩm định không kỹ càng đã dẫn đến nợ quá hạn phát sinh nhiều ở khối kinh tế ngoài quốc doanh. Tài sản cầm cố thế chấp rất khó phát mại, không có người mua, giá bất động sản lại luôn thay đổi, vì vậy có bán tài sản thế chấp cũng gặp rất nhiều rủi ro cho ngân hàng. Nợ thu về không đủ. Khi quyết định cho vay, thiếu căn cứ khoa học, không phân tích tình hình khả năng sử dụng vốn và hoàn trả nợ của doanh nghiệp đã đưa vốn vào những doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ dẫn đến nợ quá hạn, nợ tồn đọng ngày càng nhiều.
Hệ thống thông tin khách hàng chưa hoàn thiện, các thông tin không được cập nhật thường xuyên, vừa chậm, vừa thiếu lại không đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng phát triển, ngân hàng không thể tiến hành theo dõi hoạt động của khách hàng trước và sau khi ra hạn nợ. Các kênh thông tin khác nhau như phương tiện
thông tin đại chúng chỉ dừng ở mức chung chung không thể phản ánh được thực trạng khách hàng đã và đang sử dụng vốn như thế nào, có hiệu quả không. Ngoài ra, quan hệ trao đổi thông tin với các ngân hàng khác chưa rộng.
Công tác kiểm toán nội bộ giữ một vai trò quan trọng trong quản lý kinh doanh ngân hàng nhưng lại chưa được coi trọng. Việc kiểm toán nội bộ có tác dụng kiểm tra lại các hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng của ngân hàng nói riêng (kiểm tra quá trình ghi chép sổ sách, lập các biểu, báo cáo…) giúp kịp thời phát hiện những sai phạm của bản thân ngân hàng, của cán bộ tín dụng, từ đó có biện pháp ngăn ngừa, xử lý kịp thời nợ mất trắng, ngân hàng nên chú trọng công tác này.
Các biện pháp áp dụng trong việc xử lý cần phong phú, đa dạng hơn nữa và cần có thêm các biện pháp khác để việc xử lý nợ quá hạn đạt kết quả cao hơn.
Thời gian qua Chi nhánh Ngân hàng Thăng Long đã tích cực xử lý nợ nhưng kết quả chưa cao một phần cũng vì sự bất cập về văn bản chế độ, hành lang pháp luật chưa thật đồng bộ, thiếu sự cộng tác, quan tâm cụ thể của các cấp, các ngành.