Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Thăng Long
( Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - Chi nhánh NHNN & PTNT Thăng Long)
Mô hình tổ chức nhân sự của chi nhánh là mô hình quản lý trực tuyến. Người quản lý cao nhất của ngân hàng là giám đốc. Dưới quyền giám đốc có các phòng ban chức năng riêng, cùng làm việc phối hợp để tạo nên hiệu quả cho toàn hệ thống.
Giám đốc
Giám đốc là chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn về các quyết định của mình; Trực tiếp ra các quyết định kinh doanh; kí văn bản và các hợp đồng liên quan đến hoạt động kinh doanh của đơn vị mình; uỷ quyền cho Phó giám đốc ký duyệt một số
Phòng tín dụng
Giám đốc
Phòng kế toán ngân quỹ Phó giám đốc
Phòng thanh toán quốc tế Chi nhánh cấp 2
Phòng thẩm định Phòng giao dịch Phòng kế toán Phòng giao dịch Phòng kế hoạch Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Hành Chính
Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ Phòng máy vi tính
văn bản liên quan đến hoạt động của đơn vị mình trong phạm vi nhất định; Quy định nhiệm vụ, nội quy lao động, lề lối làm việc cho các phòng nghiệp vụ thuộc chi nhánh; Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo ủy quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn về các mặt nghiệp vụ liên quan đến kinh doanh; Quyết định những vấn đề về tổ chức, cán bộ và đào tạo, cụ thể như sau:
Nhận xét, đánh giá, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, phân công công tác, thực hiện chế độ đối với các cán bộ, nhân viên thuộc biên chế của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, trừ cán bộ có mức lương ở ngạch kinh tế viên cấp 3 trở lên và các chức danh thuộc diện Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn quản lý.
Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật: Trưởng phòng, Phó trưởng phòng nghiệp vụ thuộc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn loại II; Giám đốc, Phó giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn loại III, IV, các chức danh còn lại thuộc các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Thăng Long trên địa bàn.
Ký quyết định, hợp đồng tuyển dụng cán bộ, nhân viên sau khi được Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn thông báo chỉ tiêu định biên lao động.
Cử cán bộ nhân viên đi học các khoá đào tạo trong nước theo quy chế đào tạo của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn.
Được ký các hợp đồng: Tín dụng, thế chấp tài sản và hợp đồng khác liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng theo quy định.
Phân công cho Phó giám đốc tham dự các cuộc họp trong, ngoài nghành có liên quan trực tiếp đến hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn trên địa bàn; khi Giám đốc đi vắng thì uỷ quyền bằng văn bản cho một Phó giám đốc chỉ đạo, điều hành công việc chung.
Thực hiện cơ chế lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí và tiền thưởng, tiền phạt áp dụng từng thời kỳ cho khách hàng phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ phù hợp với quy định của ngân hàngNhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn.
Đại diện Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn khởi kiện, công chứng, giải quyết tranh chấp, tham gia tố tụng trước toà án liên quan đến hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn trên địa bàn.
Chấp hành chế độ giao ban thường xuyên tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn; lập báo cáo định kỳ, đột xuất theo chế độ gửi về Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn theo quy định.
Phó giám đốc
Phó Giám đốc là người tổ chức, sử dụng hợp lý các nguồn lực, giao quyền hạn trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ công nhân viên, đảm bảo yêu cầu của tổ chức là tối ưu, linh hoạt và có độ tin cậy cao; Thay mặt Giám đốc điều hành một số công việc khi Giám đốc vắng mặt (theo uỷ quyền của Giám đốc); Báo cáo lại kết quả công việc khi Giám đốc có mặt tại đơn vị; Giúp Giám đốc chỉ đạo điều hành một số nghiệp vụ do Giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các quyết định của mình; Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của Ngân hàng theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng.
Phòng tín dụng
Chức năng chủ yếu của phòng tín dụng là: Phòng tín dụng chịu trách nhiệm chuyên sâu về các nghiệp vụ huy động vốn từ các hộ gia đình, các khu vực dân cư và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước; Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam trực thuộc trên địa bàn. Tổng hợp báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam giao; Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh: bảo lãnh thanh toán quốc tế, bảo lãnh thanh toán bằng L/C, thực hiện đầu tư các dự án tài trợ, uỷ thác đầu tư, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu, cầm có các loại giấp tờ có giá… Thẩm định các dự án, hoàn thiện hòan thiện hồ sơ trình Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn nông nghiệp cấp trên theo phân cấp ủy quyền; Phân tích kinh tế theo nghành, thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao; Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng; Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền; Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, Bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước; Phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng giải quyết; Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, trong
địa bàn đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất Tổng Giám Đốc cho phép nhân rộng
Phòng kế toán ngân quỹ
Phòng kế toán ngân quỹ được tổ chức thành các bộ phận giao dịch với khách hàng như: bộ phận kế toán tổng hợp, bộ phận thông tin điện toán, bộ phân ngân quỹ, bộ phận giao dịch trực tiếp với khách hàng. Phòng kế toán ngân quỹ có nhiệm vụ: Tổ chức tốt các nghiệp vụ thanh toán, tài chính, hoạch toán kế toán theo nguyên tắc chung và theo quy định của ngành ngân hàng; Tổ chức hạch toán, phân tích tổng hợp các loại tài khoản như: tài khoản nguồn vốn, tài khoản sử dụng vốn, tài khoản thanh toán,… hạch toán theo chế độ báo cáo sổ sách, theo dõi tiền gửi, tiền vay của khách hàng, thu phí các dịch vụ…
Phòng thanh toán quốc tế
Chức năng nhiệm vụ chính của phòng thanh toán quốc tế là: Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế ( thanh toán băng L/C, thanh toán bằng chuyển tiền, thanh toán bằng nhờ thu,…) đối với các ngân hàng trong khu vực cũng như các ngân hàng quốc tế mà Ngân hàng Agribank có quan hệ; Thực hiện các hoạt động, xử lý mua bán ngoại tệ để cung ứng cho khách hàng nhằm phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá trong và ngoài nước; Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương; Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn thao định hướng kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp; Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn; Tổng hợp phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết; Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro, xử lý rủi ro tín dụng; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam giao.
Phòng thẩm định
Thực hiện tiếp nhận các hồ sơ vay từ phòng tín dụng chuyển sang, nghiên cứu, phân tích các yếu tố liên quan đến tài chính, rủi ro,… và đưa ra các kết luận, có cho vay hay không cho vay. Từ đó phòng tín dụng có cơ sở đưa ra các kết luận về quyết định cho vay, hạn mức cho vay, mức cho vay, thời hạn và lãi suất cho khoản vay.
Phòng tổ chức cán bộ
Chức năng nhiệm vụ chính là quản lý các hoạt động liên quan đến tổ chức cán bộ trong chi nhánh, xét duyệt khen thưởng và xử lý các trường hợp vi phạm quy chế, Sắp xếp vị trí cán bộ trong từng phòng ban theo kế hoạch .
Phòng kế hoạch
Nhiệm vụ chính của phòng này là: Thực hiện nghiệp vụ tổng hợp, phân tích các số liệu về nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn; Nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng, chiên lược huy động vốn; Thực hiện các báo cáo chuyên đề định kỳ.
Phòng hành chính nhân sự
Phòng hành chính nhân sự tập trung xử lý các thủ tục hành chính, tổ chức tuyển mộ, đào tạo cán bộ công nhân viên cho chi nhánh đáp ứng các nhu cầu về nhân lực. Các nhiệm vụ hành chính bao gồm: Xây dựng công tác tháng, quý, năm, lưu trữ các văn bản pháp luật, văn bản định chế liên quan đến ngân hàng, trực tiếp quản lý các con dấu, thực hiện các công tác hành chính, vă thư, lưu trữ, lễ tân,… chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên, nhiệm vụ tổ chức, đào tạo, xây dựng chiến lược tuyển dụng nhân viên; Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam phê duyệt; Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam; Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam; Thực thi pháp luật có liên quan an ninh trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan; Lưu trữ các văn bản Pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản định chế cả Ngân hàng nông nghiệp; Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam; Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh; thực hiện công tác hành chính văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam; Thực hiện công tác cơ bản, sửa chữa, TSCĐ, mua sắm công cụ lao động, quản lý nhà tập thể, nhà khách nhà nghỉ của cơ quan; Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền quảng cáo tiếp thị theo chỉ đạo của ban lãnh đạo chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam; Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá tinh thần và thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ cán bộ, nhân viên; Thực hiện nhiệm vụ khác được giám đốc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam giao.
Phòng kiểm tra nội bộ
Phòng có nhiệm vụ là : Giám sát kiểm tra việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật, NHNN & PTNT, Ngân hàng Nhà nước; Kiểm tra độ chính xác của các báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán; việc tuân thủ các nguyên tắc chế độ về chính sách, quy định kế toán theo quy định của Nhà nước và Ngân hàng; Giải quyết các đơn thư, khiếu nại liên quan đến hoạt động của Chi nhánh trực thuộc; Kiểm tra giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của Pháp luật, Ngân hàng nông nghiệp; Giám sát việc chấp hành các quy định của khách hàng Nhà nước về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng; Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán việc tuân thủ các quy tắc chế độ chính sách kế toán theo quy định của Nhà nước, ngành Ngân hàng; Báo cáo Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam kết quả kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục khuyết điểm, tồn tại; Giải quyết đơn thư, khiếu tố liên quan đến hoạt động của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn trong phạm vi phân cấp ủy quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam; Thực hiện báo cáo chuyên đề và các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, trưởng ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ giao.
Phòng vi tính
Có chức năng quản lý hệ thống máy tính, cơ sở dữ liệu trong hoạt động kinh doanh, thanh toán, giao dịch của toàn chi nhánh. Tiến hành thay thế, sửa chữa máy móc khi cần thiết.
Phòng thị trường
Chức năng chính của phòng thị trường là tiến hành điều tra nghiên cứu thông tin về thị trường, về khách hàng, về sản phẩm, về đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó xây dựng những phương án kinh doanh chiến lược, đề xuất những ý tưởng mới. Đồng thời tiến hành các hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại để xây dựng hình ảnh, củng cố uy tín và nâng cao thương hiệu của Chi nhánh nói riêng và của Ngân hàng mẹ nói chung.
Mạng lưới giao dịch của Chi nhánh
Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Thăng Long gồm 12 phòng nghiệp vụ, 9 chi nhánh cấp II, hai phòng trực thuộc chi nhánh cấp I, 5 phòng giao dịch thuộc chi nhánh cấp II. Trong đó năm 2013 mở thêm 2 phòng giao dịch trực thuộc chi
nhánh cấp I; Tuy nhiên, do hầu hết các chi nhánh các phòng giao dịch vẫn gặp nhiều khó khăn về trụ sở, trang thiết bị làm việc cũng như về cán bộ. Hiện tại các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc của chi nhánh phân bổ như sau:
- Chi nhánh NHNN&PTNT Tây Sơn: gồm 24 cán bộ nhân viên. Trụ sở số 57 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Chi nhánh NHNN&PTNT Láng Thượng : Gồm 22 cán bộ. Trụ sở số 61 đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Chi nhánh NHNH&PTNT Chợ Mơ: Gồm 36 cán bộ. Trụ sở số 486 phố Bạch Mai, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Chi nhánh NHNH&PTNT Láng Thượng: Gồm 22 cán bộ. Trụ sở 3 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Chi nhánh NHNH&PTNT Định Công: Gồm 23 cán bộ. Trụ sở nhà CT5, Khu đô thị Định Công, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
- Chi nhánh NHNH&PTNT Lê Văn Hưu: Gồm 14 cán bộ. Trụ sở số 8 phố Hàm Long, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Chi nhánh NHNH&PTNT Nguyễn Khuyến: Gồm 16 cán bộ. Trụ sở 16A, phố Nguyễn Khuyến, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội.