Một số kiến nghị với NHNN

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 70 - 73)

Việc phân chia nợ quá hạn theo nguyên nhân làm phát sinh nợ có ý nghĩa quan trọng giúp ngân hàng đưa ra các biện pháp thu hồi nợ hợp lý.

3.3.2 Một số kiến nghị với NHNN

Ngân hàng Nhà nước cần tập trung nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm xử lý nợ quá hạn hay của các nước trên thế giới và khu vực để triển khai, vận dụng một cách hiệu quả cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước cần đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của các công ty mua bán nợ và khai thác tài sản (DATC), từ đó giúp các ngân hàng thương mại xử lý hiệu quả các khoản nợ qúa hạn ứ đọng, các tài sản chưa xử lý được ngay , tài sản đảm bảo khó phát mại. Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra một loạt các biện pháp mạnh về xử lý nợ xấu. Trong đó, yêu cầu tất cả các ngân hàng và tổ chức tín dụng duy trì nợ xấu trong mức độ an toàn. Nếu nợ xấu vượt quá mức độ cho phép, phải bán/chuyển giao nợ xấu cho DATC hoặc bị hạn chế một số hoạt động cho đến khi xử lý được nợ xấu, giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức chấp nhận được để đảm bảo an toàn cả hệ thống tài chính ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục cho vay, tiết kiệm chi phí nhằm giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ cho quá trình tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, tích cực phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý nợ xấu thông qua sử dụng dự phòng rủi ro, bán nợ, xử lý tài sản bảo đảm, đồng thời giám sát, kiểm tra chặt chẽ kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận của tổ chức tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước cần kịp thời báo cáo với Thủ tướng Chính phủ các trường hợp xử lý nợ xấu phát sinh vượt thẩm quyền để có biện pháp ứng phó kịp thời, hạn chế tối đa hậu quả có thể gây ra; Đề xuất giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng mới có hiệu quả cao;

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng cần tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát chặt chẽ việc cơ cấu lại nợ của các tổ chức tín dụng nhằm hạn chế sai lệch chất lượng tín dụng; Giám sát các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện các quy định về cấp tín dụng, an toàn hoạt động và phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro; Tích cực đổi mới về tổ chức, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế; Nâng cao khả năng cảnh báo, phòng ngừa và xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng; chủ động, phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong

hoạt động ngân hàng. Ban hành các cơ chế, quy định, hướng dẫn tổ chức tín dụng xử lý dứt điểm tình trạng sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng và nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của tổ chức tín dụng;

KẾT LUẬN

Trước tình hình nợ quá hạn còn khá cao trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam như hiện nay, các ngân hàng thương mại đã xác định một trong những phương hướng hoạt động cơ bản trong giai đoạn hiện nay là nâng cao chất lượng tín dụng và giảm tỉ lệ nợ quá hạn xuống dưới 5% đảm bảo cho hoạt động ngân hàng được an toàn.

Để làm được điều đó cần có sự tiếp tục cố gắng, tích cực, linh hoạt của ban lãnh đạo, cùng toàn thể cán bộ nhân viên của chi nhánh với sự giúp đỡ của trụ sở ngân hàng Ngân hàng NN&PTNTViệt Nam. Bên cạnh đó còn cần có sự hỗ trợ đắc lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, từ việc đảm bảo các điều kiện và môi trường cho hoạt động tín dụng: các điều kiện pháp lý, hệ thống thống tin phòng ngõa rủi ro, hệ thống thông tin khách hàng cho đến việc kiểm tra thực hiện các quy định thể chế của ngân hàng.

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay luôn tiềm ẩn những rủi ro, hoạt động ngân hàng là một lĩnh vực rất nhạy cảm với bất cứ sự biến động nào của thị trường. Do đó, việc nghiên cứu rủi ro nợ quá hạn là một công việc có ý nghĩa, bởi nợ quá hạn là rủi ro chiếm tỉ trọng tới 90% trong rủi ro ngân hàng, làm cho tình hình nợ quá hạn giảm xuống tới mức quy định cho phép hiện nay không còn là vấn đề của riêng bản thân hệ thống ngân hàng, mà đó còn là vấn đề của cả nền kinh tế trong điều kiện hội nhập này. Hy vọng rằng công tác xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Thăng Long sẽ thu được hiệu quả cao hơn nữa và có những bước tiến tích cực trong công tác đầu tư tín dông .

Tuy nhiên, với thời gian nghiên cứu không dài và trình độ còn hạn chế nên trong quá trình phân tích em vẫn không trể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ, góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn TS. Đoàn Phương Thảo cùng tập thể cán bộ nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Chi nhánh Thăng Long đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập này.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w