Các biện pháp xử lý nợ quá hạn tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 52 - 55)

Việc phân chia nợ quá hạn theo nguyên nhân làm phát sinh nợ có ý nghĩa quan trọng giúp ngân hàng đưa ra các biện pháp thu hồi nợ hợp lý.

2.3.2. Các biện pháp xử lý nợ quá hạn tại Chi nhánh

Quy trình xử lý nợ quá hạn tại Chi nhánh Thăng Long

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình xử lý nợ tại Chi nhánh Ngân hàng Thăng Long

Đến hạn

( Nguồn: Phòng tín dụng – Chi nhánh NHNN&PTNT Thăng Long)

Sau khi cho vay, cán bộ tín dụng phải bám sát tình hình sử dụng vốn của khách hàng. Khi sắp đến hạn trả nợ, cán bộ tín dụng của chi nhánh sẽ thông báo cho khách hàng bằng cách gọi điện hoặc gửi giấy thông báo để khách hàng có sự chuẩn bị trước. Nếu đến hạn trả mà khách hàng không trả, cán bộ tín dụng sẽ lập hồ sơ chuyển nợ quá hạn và tính lãi phạt, đồng thời trình lên Giám đốc xem xét và phê duyệt. Trong thời gian đó, cán bộ tín dụng sẽ phải liên tục đôn đốc khách hàng trả nợ, phân tích tìm hiểu nguyên nhân khiến khách hàng không trả nợ, xác định khả năng trả nợ của khách hàng để có những biện pháp thu hồi hợp lý. Nếu khách hàng không trả được nợ hoặc có thái độ chây ỳ, không hợp tác, cán bộ tín dụng sẽ làm các thủ tục phát mại tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh,…để thu hồi nợ.

Định kỳ hàng quý, chi nhánh tiến hành phân loại nợ, dự tính số tiền phải trích lập dự phòng rủi ro để gửi đến hội đồng xử lý rủi ro của chi nhánh. Dựa trên cơ sở hồ sơ, báo cáo được gửi đến, hội đồng xử lý rủi ro của chi nhánh Ngân

(1) Khôn g Trả (3) (4)

Cho vay Giám sát Thông báo( điện, thư)

Sử dụng biện pháp thu hồi

Đôn đốc,

hàng Thăng Long sẽ tổ chức họp để quyết định các vấn đề sau: Xét duyệt phân loại nợ; thực hiện trích, hoàn nhập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật; xét duyệt các khoản rủi ro của chi nhánh theo mức được phân cấp xử lý đã quy định; kiểm tra, xem xét các khoản nợ rủi ro vượt quyền phân cấp xử lý của chi nhánh để trình lên Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam. Nếu đủ điều kiện, sẽ tiến hành tổng hợp hồ sơ, lập danh sách kèm theo trình hội đồng xử lý rủi ro tại trụ sở chính. Ở đấy, hội đồng xử lý rủi ro sẽ họp để ra quyết định về việc trích lập, quyết định các khoản xử lý của quý hiện hành của toàn hệ thống.

Các khoản nợ quá hạn đã được xử lý bằng trích lập dự phòng rủi ro sẽ được xem xét và quyết định phương án thu hồi nợ. Tất cả khoản tiền thu hồi từ những khoản nợ đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro đều được coi là khoản thu nhập bất thường.

Việc chi nhánh sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý khoản nợ quá hạn không phải là xoá nợ cho khách hàng. Các chi nhánh và cá nhân có liên quan không được phép thông báo dưới mọi hình thức cho khách hàng biết về việc xử lý nợ quá hạn. Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý khoản nợ, chi nhánh phải chuyển các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi, có các biện pháp thu hồi nợ triệt để. Sau 5 năm kể từ ngày chi nhánh sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, nếu không thu hồi được nợ, chi nhánh sẽ lập danh sách đối với các trường hợp đã quy định gửi tới Trụ sở chính để tổng hợp trình Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước Việt Nam, đề nghị cho xuất toán ra khỏi ngoại bảng. Việc xuất toán các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng ra khỏi ngoại bảng chỉ được phép thực hiện khi có thông báo bằng văn bản của Tổng giám đốc NHNN& PTNT Việt Nam.

Biện pháp xử lý nợ quá hạn tại Chi nhánh

Trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, phòng tín dụng có trách nhiệm thường xuyên theo dõi kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng và đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi theo đúng các điều kiện cam kết trong hợp đồng tín dụng, theo các quy định của thể lệ tín dụng, quy trình quy phạm nghiệp vụ của Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Thăng Long. Khi đến thời hạn thanh toán, nếu khách hàng không trả được nợ ngay nhưng vẫn có khả năng trả nợ do nguyên nhân khách quan hay nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng… thì ngân hàng áp dụng biện pháp gia hạn nợ, hay điều chỉnh kì hạn nợ cho khách hàng. Nhờ vậy nhiều món vay của khách hàng thoát khỏi tình trạng nợ quá hạn và ngân hàng vẫn thu được nợ.

Tuy nhiên, đối với các khoản nợ khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc không được gia hạn nợ hay thời hạn đã hết, thì phòng tín dụng sẽ chuyển sang nợ quá hạn và áp dụng các biện pháp tích cực để thu hồi nợ. Sau 3 tháng áp dụng các biện pháp thu hồi nợ mà vẫn không thu hồi hay trường hợp phát hiện các hiện tượng bất thường trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng dẫn đến khả năng thất thoát vốn thì phòng tín dụng phải lập văn bản báo cáo tình hình và đề xuất với hội đồng tín dụng để xem xét có quyết định chuyển sang ban xử lý nợ để giải quyết hay không.

Khi tiếp nhận hồ sơ từ phòng tín dụng chuyển sang, ban xử lý nợ tiến hành tái thẩm định lại khách hàng và hồ sơ tín dụng nợ khó đòi trên các mặt sau:

- Tình trạng thân nhân, tư cách khách hàng hiện nay. - Tình hình tài chính công nợ.

- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh - Khả năng trả nợ vay, nguồn trả nợ vay.

- Tình trạng và giá trị tài sản thế chấp, cầm cố có khả năng phát mại.

Dựa vào kết quả tái thẩm định, ban xử lý nợ phân tích nguyên nhân và đánh giá thực trạng nợ quá hạn của các hồ sơ tín dụng. Từ đó phân loại và đề xuất các biện pháp xử lý như gán nợ, thúc nợ, giãn nợ, khởi kiện…

Giãn nợ: Là hình thức kéo dài thời gian trả nợ(tối đa không quá 12 tháng), nếu hết thời hạn thì sẽ chuyển sang nợ quá hạn. Nhưng phải tuỳ mục đích sử dụng vốn được xác định là trung dài hạn thì mới chuyển sang cho vay trung dài hạn, hay khách hàng đưa thêm tài sản mới để thế chấp, cầm cố đảm bảo món vay thì bổ sung thời hạn cho vay. Biện pháp này được áp dụng với các khách hàng có những điều kiện sau:

- Thực tế đã trả được một phần vốn và trả lãi đều đặn. - Có thiện trí trả nợ, có kế hoạch trả vốn lãi cụ thể.

- Còn đang sản xuất kinh doanh, có nguồn thu nhập và khả năng tài chính. - Có tài sản cầm cố thế chấp theo đúng các điều kiện, quy định và phải có các thuộc tính sau: Thuộc sở hữu hợp pháp của khách hàng và công ty. Có giấy tờ hợp pháp, hợp lệ, chứng minh nguồn gốc nhập, tờ khai hải quan và các giấy tờ có liên quan (nếu có); Dễ bán, dễ chuyển nhượng trên thị trường, nếu là hàng hoá phải có chất lượng tốt chứ không phải hàng hoá thừa kém chất lượng, và đã kí giấy cho Ngân hàng Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Thăng Long phát mại tài sản hay cam kết gán nợ.

Thúc nợ: là biện pháp đệm chuẩn bị cho bước khởi kiện qua việc kết hợp với chính quyền địa phương gây áp lực thu hồi nợ. Biện pháp này áp dụng với các khách hàng có các điều kiện sau:

+ Món tiền vay nhỏ, hay món tiền vay lớn nhưng đã trả được một phần nợ gốc và có khả năng trả nợ nếu có sự thúc ép từ chính quyền địa phương.

+ Có tài sản thế chấp chính phủ.

+ Có tài sản và nguồn thu khác có thể trả nợ cho Ngân hàng.

Gán nợ: là hình thức cần trừ nợ bằng cách chi nhánh mua lại tài sản thế chấp cầm cố của người vay với giá cả hợp lý. Biện pháp này áp dụng vớ các khách hàngcó điều kiện sau: Khi có giấy uỷ quyền cho Ngân hàng Ngân hàng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 52 - 55)