Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 40 - 43)

Giai đoạn 2011- 2013 là một chặng đường đầy khó khăn thách thức đối với nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng. Đặc biệt là năm 2012, thị trường tài chính chứng kiến sự biến động liên tục của giá vàng, lạm phát gia tăng, tăng trưởng chậm. Tuy nhiên, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Thăng Long vẫn duy trì hoạt động kinh doanh ở mức ổn định. Minh chứng cho thấy, tổng thu nhập lãi thuần, tổng lợi nhuận sau thuế của Chi nhánh từ năm 2011 đến năm 2013 luôn tăng trưởng dương, mặc dù tốc độ tăng trưởng chưa thực sự cao nhưng luôn giữ vững ở mức ổn định.

Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2013, Chi nhánh ngân hàng Thăng Long hiện có trên 260.000 khách hàng hoạt động, tăng gần 32.45% so với năm 2012. Trong năm 2013, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Thăng Long đã xử lý, thu hồi nợ đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về kiểm soát và thu hồi nợ xấu trong năm 2012, tỷ lệ nợ xấu giảm còn 2,84% trên tổng dư nợ, góp phần cải thiện đáng kể hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng, đồng thời đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống. Năm 2013 đánh dấu bước tăng trưởng vượt bậc của Chi nhánh Ngân hàng Thăng Long về quy mô tài sản. Tăng trưởng về quy mô đồng thời đi kèm với chất lượng tài sản vững mạnh hơn, khả năng thanh khoản cao hơn và an toàn trong hoạt động ngân hàng được đảm bảo. Tình hình thanh khoản và an toàn hoạt động được cải thiện rõ rệt trong các năm 2013. Điều đó thể hiện ở các chỉ số về thanh khoản và các tỷ lệ về an toàn được đảm bảo và cải thiện mạnh mẽ qua từng năm.

Năm 2013, hệ số an toàn vốn hợp nhất đạt 13, 21%, cao hơn so với mức tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước là 9%; tỷ lệ cho vay/huy động đạt 75% so với mức 114% năm 2012, thể hiện khả năng thanh khoản tăng lên đáng kể. Năm 2012 là một năm tăng trưởng và chuyển đổi mạnh mẽ đối với hoạt động tín dụng tiêu dùng. Mạng lưới phân phối được mở rộng nhanh chóng. Bên cạnh đó, công tác quản trị rủi ro được chú trọng giúp kiểm soát chất lượng tín dụng của danh mục cho vay tốt hơn mức kế hoạch năm. Trong năm 2013, sản

phẩm cho vay cá nhân đã bổ sung sản phẩm cho vay mua xe máy và các đồ gia dụng điện tử, thu hút được hơn 19.000 khách hàng.

Với mục tiêu tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô, năm 2013, tổng tài sản hợp nhất của Chi nhánh NHNN&PTNT Thăng Long 12.273.906 đạt triệu đồng, tăng 1.228.141 triệu đồng, tương ứng tăng 11,12% so với cuối năm 2011. Tăng trưởng tổng tài sản chủ yếu do đóng góp từ tăng trưởng cho vay khách hàng, chứng khoán đầu tư và tiền gửi và cho vay các Tổ chức tín dụng khác. Trong năm 2013, khối khách hàng cá nhân đã đạt được những kết quả quan trọng. Trong đó, phải kể đến việc chi nhánh đã thu hút thêm 40.000 khách hàng mới, tăng gần 34% so với năm 2012. Năm 2013, Chi nhánh ngân hàng Thăng Long đã thiết lập được một nền tảng hướng tới mục tiêu trở thành một trong những Chi nhánh cấp I hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong thời gian tới. Trong khi các Ngân hàng tập trung đẩy mạnh việc tiếp thị và thu hút khách hàng trong bối cảnh bị cạnh tranh gay gắt bởi các tổ chức tín dụng khác, đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng quốc doanh. Tuy vậy, với những chiến lược tiếp cận sáng tạo và linh hoạt, tổng số lượng khách hàng doanh nghiệp lớn của chi nhánh mức tăng 22,14% so với năm 2012 (đạt 110.000 khách hàng) trong đó có khách hàng là những tập đoàn kinh tế lớn, thuộc cả thành phần kinh tế Nhà nước và tư nhân. Năm 2013, triển khai thành công mô hình đội ngũ bán sản phẩm với trọng tâm là các cán bộ quan hệ khách hàng phối hợp với các chuyên gia về sản phẩm ngân hàng giao dịch và thị trường tài chính. Ngoài ra, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) tăng từ 11,24% trong năm 2012 lên 13,47% trong năm 2013. Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động thuần năm 2013 còn 63,97%, giảm 1,3% so với năm 2012. Đồng thời, lãi cơ bản trên một cổ phiếu đạt 1.115 đồng, tăng 505 đồng so với mức 1.620 đồng của năm 2012. Khả năng sinh lời ngắn hạn đang được bù đắp bởi một cơ cấu vốn - tài sản vững mạnh hơn và một hệ thống hoạt động an toàn hơn, thể hiện qua các tỷ lệ cho vay/huy động thấp hơn, tỷ lệ an toàn vốn cao hơn và tỷ lệ trích lập dự phòng tăng 3% so với năm 2012 phù hợp với ưu tiên của ban lãnh đạo trong năm 2013, tăng tính an toàn trong hoạt động ngân hàng và tăng cường xây dựng hệ thống nền tảng nhằm củng cố hệ thống quản trị nội bộ, tạo nền tảng để Chi nhánh bứt phá trong những năm tiếp theo và hoàn thành chiến lược phát triển dài hạn của Chi nhánh ngân hàng Thăng Long giai đoạn 2015 - 2020.

Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của một ngân hàng thương mại phản ánh quy mô hoạt động cũng như khả năng cạnh tranh của ngân hàng đó trên thị

trường. Trong thời gian vừa qua, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thăng Long không ngừng gia tăng tổng nguồn vốn của mình cũng chính vì mục đích đó. Trong năm 2013, tổng tài sản của Chi nhánh đã tăng lên đáng kể, cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Tình hình tài sản, nguồn vốn của Chi nhánh giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị: triệu VND; %

Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013

Tổng Tài sản = Tổng nguồn vốn 9.912.687 11.045.765 12.273.906

Tăng trưởng tuyệt đối 1.133.078 1.228.141

Tốc độ tăng trưởng 11,43 11,12

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh Thăng Long)

Qua số liệu từ bảng cho ta thấy, tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tăng đều qua các năm từ năm 2011 đến 2013 với mức tăng trưởng ổn định. Năm 2012 tổng tài sản đạt 11.045.765 triệu đồng tăng 1.133.078 triệu tương đương 11,43% so với năm 2011; Năm 2013 tổng tài sản là 12.273.906 triệu đồng, tăng 1.228.141 triệu đồng tương đương 11,12%. Mặc dù tổng tài sản và tổng nguồn vốn có tăng nhưng tốc độ tăng không cao nhiều lắm so với năm trước đó, nguyên nhân do trong giai đoạn này chứng kiến tình hình biến động không ngừng của thị trường tài chính tiền tệ nói riêng và nền kinh tế nói chung khiến cho nhiều doanh nghiệp điêu đứng, tâm lý hoang mang lo sợ của người dân đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động huy động vốn thông qua tiền gửi tiết kiệm chậm lại đồng thời các hoạt động đầu tư của Chi nhánh Ngân hàng cũng có dấu hiệu chững lại, thậm chí thua lỗ. Nhưng trong hoàn cảnh khó khăn này, Chi nhánh vẫn giữ được mức tăng trưởng chậm song ổn định đã là sự cố gắng to lớn của toàn thể ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong Ngân hàng mẹ và Chi nhánh Thăng Long.

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động của Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Thăng Long các năm 2011 – 2013

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu thuần 2.545.308 2.717.466 2.879.866 Chi phí hoạt động 1.681.053 1.764.734 1.853.771

Tổng LNTT 864.255 952.732 1.026.095

Tổng LNST 522.647 693.445 798.663

Bảng 2.3: Bảng số liệu thể hiện sự biến động doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2011 - 2013

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 40 - 43)