Tổng quan chung về thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Lồng ghép các vấn đề bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển và khai thác hệ thống giao thông đường bộ tại Hà Nội giai đoan 2010 - 2020 (Trang 35 - 39)

D báo tác đ ng ế

2.1Tổng quan chung về thành phố Hà Nộ

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Hình 2.1: Bản đồ hành chính Hà Nội

Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia,2008

Vị trí địa lý: Hà Nội nằm ở đồng bằng Bắc bộ, tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía bắc; phía nam giáp Hà Nam và Hoà Bình; phía đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía tây giáp tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ. Hà Nội có diện tích 3.324,92km² với 10 quận: Hoàn Kiếm, Ba Ðình, Ðống Ða, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai,

Hà Đông ; 1 thị xã: Sơn Tây và 18 huyện: Ðông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm (Hà Nội cũ); Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa (Hà Tây cũ) và Mê Linh (từ Vĩnh Phúc).

Điều kiện địa hình:Hà Nội có hai dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Địa hình đồng bằng chủ yếu thuộc địa phận Hà Nội cũ và một số huyện phía đông của Hà Tây (cũ), chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên, nằm bên hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các sông. Phần lớn địa hình đồi núi thuộc địa phận các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức. Một số đỉnh núi cao như: Ba Vì: 1.281m; Gia Dê: 707m; Chân Chim: 462m; Thanh Lanh: 427m; Thiên Trù: 378m; Bà Tượng: 334m; Sóc Sơn: 308m; Núi Bộc: 245m; Dục Linh: 294m…

Khí hậu: Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung bình hàng nǎm là 23,6ºC. Ðộ ẩm tương đối trung bình hàng nǎm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng nǎm là 1.800mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa. Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng (từ tháng 5 đến tháng 9 với nhiệt độ trung bình là 29,2ºC) và lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau với Nhiệt độ trung bình là 15,2ºC) . Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Phần địa hình của Hà Tây (cũ) sáp nhập với Hà Nội, có những đặc điểm riêng nên hình thành những tiểu vùng khí hậu: vùng núi, vùng gò đồi và đồng bằng. Nhưng nói chung sự khác biệt thời tiết và chênh lệch về nhiệt độ giữa các địa phương của Hà Nội hiện nay không lớn.

Sông ngòi: Hà Nội nằm cạnh hai con sông lớn ở miền Bắc: sông Đà và sông Hồng. Ðoạn sông Hồng qua Hà Nội dài 163km (chiếm khoảng 1/3 chiều dài trên đất Việt Nam, khoảng 550km). Ngoài hai con sông lớn, trên địa phận Hà Nội

còn có các sông: Đuống, Cầu, Cà Lồ, Đáy, Nhuệ, Tích, Tô Lịch, Kim Ngưu, Bùi.

Hồ đầm ở địa bàn Hà Nội có nhiều. Những hồ nổi tiếng ở nội thành Hà Nội như hồ Tây, Trúc Bạch, Hoàn Kiếm, Thiền Quang, Bảy Mẫu. Hàng chục hồ đầm thuộc địa phận Hà Nội cũ: hồ Kim Liên, hồ Liên Đàm, đầm Vân Trì... và nhiều hồ lớn thuộc địa phận Hà Tây (cũ): Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn..

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Nhưng năm gần đây Hà Nội đã có một bước chuyển biến quan trọng, cùng với sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế của cả nước, thành phố Hà Nội cũng đã đạt được những chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đáng khích lệ.

Trong giai đoạn 2001-2006 nền kinh tế Hà Nội tăng trưởng với tốc độ cao, tốc độ tăng GDP của Hà Nội luôn cao hơn mức trung bình của cả nước và đạt bình quân 11,6%/năm. Năm 2006 nền kinh tế Hà Nội tăng trưởng ổn định, GDP tăng 11,53% so với cùng kỳ năm 2005. Trong đó Kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 5,51%, Kinh tế nhà nước địa phương tăng 9,26%, kinh tế ngoài nhà nước tăng 21,88%. Về công nghiệp, tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 14830 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2005. Về đầu tư phát triển, tổng đầu tư xã hội năm 2006 đạt 39138 tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm 2005. Trong đó vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách đạt 6402 tỷ đồng, tăng 17,8% so với năm 2005.

Cơ cấu kinh tế Hà Nội đã có bước chuyển biến khá rõ nét theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Đến năm 2006 tỷ trọng GDP nông-lâm nghiệp-thuỷ sản, Công nghiệp-xây dựng và Dịch vụ tương ứng là 1,5%, 40,8% và 57,7%. Trong cơ cấu công nghiệp, tỷ phần công nghiệp chế tạo đã tăng rõ rệt trên dưới 60% tổng GDP của Thành phố, thể hiện đúng đặc điểm hoạt động kinh tế của một đô thị lớn, Thủ đô của đất nước.

Sáu tháng đầu năm 2007, kinh tế xã hội Thủ đô Hà Nội vẫn duy trì được nhịp độ phát triển khá so với cùng kỳ năm trước với nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch,

văn hoá xã hội tiếp tục được cải thiện trên nhiều mặt : tổng sản phẩm nội địa (GDP) Hà Nội tăng 11,2%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 21,3%, tổng mức bán hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 22,6%, kim ngạch xuất khẩu tăng 21,8%, thu ngân sách tăng 38,6%, huy động vốn đầu tư trên địa bàn tăng 17,6%... An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh, thị trường xuất nhập khẩu ngày càng được mở rộng. Tổng kim ngạch xuất khẩu địa phương tăng từ 81,7 triệu USD năm 1990 lên 300 triệu USD vào năm 1997 và năm 2006 đã đạt 1941 triệu USD. Giai đoạn 2000-2006 kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 29,7%/năm, riêng năm 2006 tăng 37,27% so với năm 2005. Vốn đầu tư nước ngoài năm 2006 đạt 3053 triệu, xí nghiệp liên doanh đạt 5682 triệu. Bình quân hàng năm từ 2000-2006 tốc độ tăng tổng vốn thực hiện đầu tư nước ngoài vào Hà Nội là 4,7%/ năm.

Bảng 2.1:Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội thời kỳ 2000-2006 (%)

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng GDP của Hà Nội 100 100 100 100 100 100 100 Trong đó:- Nông-lâm- thuỷ sản 3,0 2,7 2,5 2,3 1,9 1,6 1,5 - Công nghiệp-Xây dựng 37,0 36,8 37,8 40,5 40,6 40,8 40,8 - Dịch vụ 60,0 60,5 59,7 57,2 57,5 57,6 57,7

Nguồn: Niên giàm thống kê Thủ đô Hà Nội năm 2006

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm thời kỳ 1995-2006 (%)

1995-2006 Trong đó

1995-2000 2001-2006

Công nghiệp, xây dựng 13,44 14,15 13,6

Nông, lâm nghiệp 2,77 3,83 2,05

Dịch vụ 10,23 9,44 10,85

Nguồn: Niên giàm thống kê Thủ đô Hà Nội năm 2006

Một phần của tài liệu Lồng ghép các vấn đề bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển và khai thác hệ thống giao thông đường bộ tại Hà Nội giai đoan 2010 - 2020 (Trang 35 - 39)