Quy hoạch giao thông công cộng thân thiện với môi trường ở một số nước

Một phần của tài liệu Lồng ghép các vấn đề bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển và khai thác hệ thống giao thông đường bộ tại Hà Nội giai đoan 2010 - 2020 (Trang 31 - 35)

D báo tác đ ng ế

1.3.2Quy hoạch giao thông công cộng thân thiện với môi trường ở một số nước

nước

Giao thông công cộng là một nhân tố không thể thiếu cho một môi trường bền vững nhờ giảm lượng xe lưu thông nhờ đó giảm được số năng lưọng sử dụng và giảm được các khí thải làm ô nhiễm không khí cũng như những khí thải là nguyên nhân của hiện tượng nhà kính. Giao thông công cộng cung cấp hệ thống vận chuyển

hiệu quả ở khu vực đô thị, giúp hành khách có nhiều lựa chọn và bình đẳng hơn. Đồng thời giao thông công cộng có tính năng sử dụng đất cao hơn, linh động hơn, an toàn hơn và giúp phát triển cộng đồng. (Litman, 2002).

Ở Hồng Kông, Singapore, Seoul, Tokyo giao thông công cộng chiếm khoảng 70% việc đi lại của hành khách. Ở Bangkok, Jakarta, Manila là 40% đến 60%. Rất nhiều thành phố lớn đã không đủ khả năng cung cấp dịch vụ giao thông công cộng để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của hành khách mà vẫn dựa vào hệ thống giao thông đường bộ thông thường (UNESCAP, 2002). Ở những thành phố không có hệ thống giao thông công cộng thì những người giàu sử dụng ô tô riêng còn những người nghèo, người có thu nhập trung bình thì lúc đầu sử dụng xe đạp, sau đó chuyển sang sử dụng xe máy (như ở Việt Nam) hoặc sử dụng taxi (như ở Trung Quốc hay Indonesia) và cuối cùng nếu tăng được thu nhập thì sẽ chuyển sang dùng những chiếc xe ô tô rẻ tiền. Như vậy, việc không có dịch vụ giao thông công cộng sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường, gây tắc nghẽn giao thông và ảnh hưởng tới cấu trúc đô thị (WB, 2002). Vì vậy, các thành phố châu Á cần có chiến lược để xây dựng hệ thống giao thông công cộng bền vững. Tuy nhiên, các thành phố ở châu Á vẫn còn thất bại trong việc cung cấp dịch vụ giao thông công cộng do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng chuyển việc chuyên chở hành khách từ giao thông công cộng sang xe tư nhân. Để có thể xây dựng được hệ thống giao thông công cộng đô thị bền vững thì yêu cầu lớn nhất đối với chính quyền các thành phố là phải định hướng được những mục tiêu chiến lược và tiếp theo là tìm ra được những phương thức để thực hiện chúng nhằm tối đa hoá những lợi ích và hạn chế thấp nhất những khó khăn. Việc lựa chọn và kết hợp các loại hình phương tiện là chưa đủ để có thể có được một hệ thống giao thông công cộng thành công. Điều đầu tiên cần làm trong một dự án giao thông công cộng đó là kết hợp quy hoạch giao thông với quy hoạch sử dụng đất để đảm bảo thoã mãn được nhu cầu giao thông. Thêm nữa, việc phát triển giao thông công cộng phải kết hợp chặt chẽ với các biện pháp kiểm soát nhu cầu giao thông. Hệ thống chuyên chở hành khách tốc độ cao (MRT) ở Tokyo được đưa vào sử dụng với quy mô lớn vào thập kỷ

50 của thế kỷ 20 nhưng do không kết hợp với dự án phát triển nhà ở đã làm lộn xộn quy hoạch phát triển dân cư ở khu vực đô thị. Kết quả là xe buýt và xe ô tô được dùng chủ yếu để đến nhà ga gần nhất gây ách tắc giao thông, quá tải tàu vào giờ cao điểm. Bangkok và Manila cũng không thực hiện được việc kết hợp đất sử dụng và đất giao thông. Tại Bangkok, mãi đến năm 1992 mới có luật về quy hoạch sử dụng đất đầu tiên, sự chậm trễ này dẫn đến tình trạng đô thị mở rộng lộn xộn và đường xá phân tán. Tại Manila, sự phát triển không có hệ thống và việc kết hợp đất sử dụng để làm đường quốc lộ lớn với đất sản xuất ở ngoại ô đã gây ra những tác động tiêu cực (PADECO, 2000). Curitiba là một ví dụ minh hoạ cho sự thành công trong việc kết hợp giao thông với quy hoạch sử dụng đất. Dự án quy hoạch tổng thể cho Curitiba được thực hiện từ năm 1995 với mục tiêu là giúp cho quy hoạch về đất sử dụng và các khu công nghiệp để đáp ứng tình hình phát triển kinh tế, xã hội và chính trị của thành phố (Nieri, 2000). Theo kế hoạch đó, thành phố phát triển theo một trục, kết hợp sự phát triển của hệ thống giao thông công cộng với sự phát triển của thành phố. Có thể lý giải cho sự thành công này là do thành phố Curitiba đã đã thực hiện dự án này khi sở hữu xe riêng còn thấp, nhu cầu giao thông công cộng cao, trước khi có sự phát triển nhanh chóng của dân số. Một ví dụ khác cho sự thành công đó là “dự án phát triển đô thị” ở Portland. Dự án này đưa kế hoạch quản lý sự phát triển theo diện rộng, hạn chế phát triển, mở rộng đất đô thị và tập trung phát triển ở các khu vực đã có sẵn, đặc biệt là quanh hệ thống tàu điện tốc độ cao (Newman và Kenwothy). Do đó, dự án quy hoạch sử dụng đất cần được kết hợp với quy hoạch giao thông để kiểm soát phát triển đô thị đúng quy hoạch đảm bảo hệ thống giao thông công cộng có thể đáp ứng nhu cầu đi lại của mọi người, đặc biệt là trong các thành phố đang trong giai đoạn đầu phát triển, đang cơ giới hoá và dân số có xu hướng tăng nhanh.

Ngoài ra, phát triển giao thông công cộng nên kết hợp chặt chẽ với các biện pháp quản lý nhu cầu giao thông (PADECO, 2000). Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng MRT ít ảnh hưởng đến việc sở hữu và sử dụng ô tô riêng mà nhu cầu sử dụng ô tô riêng thường bị ảnh hưởng bởi số lượng bãi đỗ xe, phí sở hữu (PADECO, 2000).

Trên thực tế ngay tại thủ đô Paris, nơi mà trung tâm thành phố được phục vụ bởi một hệ thống giao thông công cộng tuyệt vời thì nhu cầu sử dụng xe ô tô riêng vẫn tăng trong khi mật độ dân số giảm đó là vì không có chính sách kiểm soát chặt chẽ sở hữu ô tô riêng (GTZ, 2002). Singapore và Seoul đã bắt đầu hạn chế quyền sở hữu ô tô riêng từ giai đoạn đầu, trước khi tỷ lệ đạt 70 xe/1000 dân (PADECO, 2000). Singapore rất chú trọng đến việc kết hợp, phát triển giao thông công cộng với các biện pháp sở hữu xe ô tô riêng, hạn chế sở hữu xe riêng bằng hệ thống kiểm định chất lượng xe và các biện pháp tài chính như thuế nhập khẩu, thuế hàng hoá và dịch vụ, thuế đăng kiểm. Thêm vào đó phí đường bộ áp dụng từ năm 1975 cũng được tiếp tục cải tiến và áp dụng. Kết quả là tỷ lệ phí sử dụng ô tô/ phí sử dụng giao thông công cộng ở Singapore cao gấp 3 lần so với Tokyo.

Như vậy, giao thông công cộng đóng một vai trò quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ môi trường và thoã mãn được nhu cầu đi lại của con người năng động. Từng thành phố do có cơ sở hạ tầng khác nhau nên không thể đề ra một giải pháp chung cho tất cả các dự án phát triển giao thông công cộng bền vững. Tuy nhiên, khi xây dựng quy hoạch hệ thống giao thông công cộng bền vững thì cần chú ý tới các điểm sau:

 Phát triển hệ thống xe buýt, tham gia hiệu quả vào hệ thống giao thông công cộng.

 Dự toán ngân sách đầy đủ, tránh tình trạng nợ nần.

 Lựa chọn loại hình phương tiện thích hợp hoặc kết hợp các loại hình phương tiện một cách thích hợp, dựa trên giá cả, công suất, những ảnh hưởng đến môi trường của từng loại hình cũng như tổng số dân và sự phân bố dân cư của thành phố.

 Phát triển một mạng lưới giao thông hiệu quả kết hợp các phương tiện khác nhau dựa trên cơ sở hạ tầng và giá vé.

 Kết hợp với dự án quy hoạch đất lâu dài để tránh phát triển lộn xộn.

Kết hợp với các dự án quản lý nhu cầu giao thông, ví dụ như giá cả của giao thông công cộng hoặc hạn chế ô tô riêng.

Một phần của tài liệu Lồng ghép các vấn đề bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển và khai thác hệ thống giao thông đường bộ tại Hà Nội giai đoan 2010 - 2020 (Trang 31 - 35)