Giảm thiểu bụ

Một phần của tài liệu Lồng ghép các vấn đề bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển và khai thác hệ thống giao thông đường bộ tại Hà Nội giai đoan 2010 - 2020 (Trang 75 - 80)

- Khi đường phố có chiều rộng trên 60m thì ∑∆LAi = 2dB

3.3.3 Giảm thiểu bụ

- Về cơ sở hạ tầng: nhựa hóa tất cả các tuyến đường giao thông thôn xã, đường tỉnh, đường liên tỉnh,… để giảm bớt lượng bụi phát sinh do quá trình cuốn theo xe.

- Về vệ sinh môi trường: phải vệ sinh đường phố thường xuyên, liên tục và phải có lịch quét và phun nước định kỳ.

- Trồng những cây xanh hai bên đường có đặc tính sinh thái hút bụi tốt, đồng thời giảm tiếng ồn và điều hoà không khí.

Bảng 3.8: Hiệu quả lọc bụi của một số loại cây

Loại cây Tổng diện tích lá (m2) Tổng lượng bụi bị giữ lại (mg)

Phượng 36 4

Liễu 157 38

Phong 171 20

Hương Canada 167 34

Tần bì 145 30

Bụi cây đinh hương 11 1,6

Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án vành đai III – Hà Nội,1998

Ngoài các giải pháp trên, chúng ta có thể thực hiện một số giải pháp khác như: - Đối với các công trình giao thông đi qua các Vườn quốc gia hoặc các Khu bảo tồn thiên nhiên cần chú ý tới các tác động của chúng đối với các loài động, thực vật để có thể đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực này như: lập các trạm cứu hộ động thực vật, đưa ra các quy định bảo vệ các tài nguyên sinh vật có giá trị đối với cộng đồng dân cư xung quanh và các khách du lịch.

- Cần có các biện pháp thích hợp và kịp thời đối với các tai nạn xe cộ mà các xe này chở các hàng hóa và các chất độc hại có thể gây ô nhiễm môi trường nước, đất hoặc không khí xung quanh.

- Giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho các chủ phương tiện và hành khách ý thức bảo vệ môi trường để các chủ phương tiện có ý thức trong việc vận chuyển hàng hóa và có kế hoạch bao gói cẩn thận các loại hàng hóa chuyên chở: vật liệu xây dựng, phế thải, súc vật,… và hành khách thì không vứt rác bừa bãi.

Nên xây dựng các chương trình hoặc kế hoạch sử dụng đồng bộ các giải pháp trên để có thể mang lại những kết quả như ý muốn.

3.4 Kiến nghị

 Kiến nghị Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng cần phải nghiên cứu, đưa ra và áp dụng các tiêu chuẩn về khí thải và tiếng ồn đối với từng loại phương tiện tham gia GTVT đường bộ vì hiện nay trong bộ TCVN do Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng ban hành

còn thiếu TCVN đối với độ ồn cho các phương tiện cơ giới, ngoài ra các TCVN đã có cũng chưa thể hiện đối với mọi loại hình phương tiện tham gia giao thông.

 Kiến nghị Chính quyền thành phố Hà Nội cần có các biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của việc kiểm tra định kỳ về khí thải và tiếng ồn đối với tất cả các phương tiện cơ giới đường bộ đang lưu hành, đặc biệt là đối với mô tô, xe máy.

 Kiến nghị Chính phủ cần xây dựng các biện pháp để nâng cao chất lượng xăng dầu và đề ra các tiêu chuẩn xăng dầu đối với các nhà sản xuất và nhập khẩu xăng dầu ở nước ta hiện nay.

KẾT LUẬN

Cùng với tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá nhanh chóng thì nhu cầu giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội cũng gia tăng mạnh mẽ đã gây ra những tác động môi trường nghiêm trọng và để lại những hậu quả trước mắt và lâu dài trong tương lai đối với sức khoẻ người dân cũng như hệ sinh thái của Thành phố ngàn năm tuổi này. Vì vậy, lồng ghép các vấn đề bảo vệ môi trường vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ tại Hà Nội là một việc làm rất cần thiết nhằm góp phần đưa Hà Nội hướng tới phát triển bền vững trong tương lai và bảo vệ những nét đẹp truyền thống của Thành phố.

Đề tài “Lồng ghép các vấn đề bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển và khai thác hệ thống giao thông đường bộ tại Hà Nội giai đoạn 2010-2020” nhằm mục đích tìm hiểu tầm quan trọng của việc lồng ghép các vấn đề môi trường vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ, đồng thời dự báo các tác động môi trường của các quy hoạch phát triển vận tải đường bộ tại Hà Nội giai đoạn 2010- 2020, từ đó đề ra các biện pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực.

Trong quá trình nghiên cứu, chuyên đề đã đạt được những kết quả sau:

• Tổng quan cơ sở lý luận về quy hoạch giao thông đường bộ và các tác động môi trường của quy hoạch giao thông đường bộ; lồng ghép các vấn đề bảo vệ môi trường trong quy hoạch giao thông đường bộ và một số bài học kinh nghiệm của các nước trong khu vực về việc lồng ghép các vấn đề bảo vệ môi trường vào quy hoạch giao thông đường bộ. Theo đó, quy hoạch giao thông đường bộ bao gồm các

hoạt động như quy hoạch phương tiện vân tải, quy hoạch cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ,… với mục tiêu phát triển giao thông đường bộ có trật tự.

• Tổng quan về thành phố Hà Nội: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; thực trạng mạng lưới giao thông đường bộ và các tác động môi trường trong quá trình khai thác cũng như quy hoạch phát triển giao thông đường bộ đến năm 2020.

• Dự báo các tác động môi trường của các hoạt động quy hoạch giao thông vận tải đường bộ tại Hà Nội đến năm 2020 và đề ra các giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực như: cải tiến kỹ thuật của các phương tiện cơ giới, nâng cao chất lượng xăng dầu, khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện vận tải công cộng hạn chế các phương tiện cá nhân,…

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chuyên đề vẫn không tránh khỏi được những hạn chế như: chưa dự báo được chính xác tất cả các tác động môi trường của các hoạt động quy hoạch giao thông vận tải đường bộ tới môi trường đất, môi trường nước, hệ sinh thái,…mà mới chỉ dự báo được một số các tác động tới môi trường không khí và môi trường tiếng ồn. Tuy nhiên, các kết quả sẽ là tài liệu hữu ích cho các nghiên cứu sau này.

Một phần của tài liệu Lồng ghép các vấn đề bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển và khai thác hệ thống giao thông đường bộ tại Hà Nội giai đoan 2010 - 2020 (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)