- Cầu Thăng Long: là cầu dùng chung cho đường sắt & đường bộ (chiều dài đường ô tô 3,1km, đường sắt 5,5km) được xây dựng hai tầng với tầng trên 4 làn
2.2.2 Các tác động môi trường của các hoạt động giao thông đường bộ tại Hà Nộ
2.2.2 Các tác động môi trường của các hoạt động giao thông đường bộ tại Hà Nội Hà Nội
2.2.2.1 Khí thải
Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, chất lượng không khí của thành phố Hà Nội đang suy giảm, vấn đề ô nhiễm bụi đã ở mức báo động ở nhiều nơi trong thành phố. Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, xây dựng và sinh hoạt của cộng đồng. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, ô nhiễm do các hoạt động giao thông gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%. Tại khu vực nội thành, chất lượng môi trường không khí có biểu hiện suy thoái, đặc biệt là ở các khu vực tập trung đông dân cư. Từ năm 2000 đến nay, nồng độ bụi có biểu hiện tăng dần đều, vượt quá tiêu chuản cho phép từ 2,5 - 4,5 lần trong khu vực nội thành. Nguyên nhân chính là do hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng và hoạt động giao thông đô thị gia tăng mạnh với 110.000 xe ô tô các loại và gần 1.300.000 xe máy và 60 dự án đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển khu đô thị mới.
Một khảo sát do Cục Bảo vệ Môi trường thực hiện năm 2007 tại hai tỉnh Phú Thọ và Nam Định cho thấy ước tính, mỗi năm, mỗi người dân phải chi khoảng 295.000 đồng để khám và chữa các bệnh có nguyên nhân trực tiếp từ ô nhiễm môi trường không khí. Nếu giả thiết, tổn thất về kinh tế do ô nhiễm không khí tác động tới sức khỏe đối với người dân Hà Nội tương tự như ở Nam Định và Phú Thọ thì Hà Nội với 3,2 triệu dân mỗi ngày sẽ thiệt hại trên 2,5 tỷ đồng. Nhưng trên thực tế, không khí ở thành phố Hà Nội còn ô nhiễm hơn rất nhiều lần so với hai tỉnh được khảo sát. Vì vậy, thiệt hại kinh tế đối sức khỏe cộng đồng ở Hà Nội sẽ phải lớn hơn rất nhiều so với con số là 2,5 tỷ đồng ở trên.
Xét về các chất thải gây ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông bao gồm: cácbon mônôxit (CO), ôxit Nitơ (NOx), ôxit lưu huỳnh (SOx), hydrôcacbon (CmHn), hơi xăng (VOCs), bụi chì, bụi, benzen, khói đen và các hạt... phát thải từ phương
tiện giao thông và nguồn nhiên liệu sử dụng chưa được kiểm soát chặt về chất lượng. Xét về cơ cấu phương tiện, xe máy là nguồn đóng góp chính các loại khí CO, CmHn, VOCs, còn xe tải lại thải ra nhiều SO2 và NOx.
Hà Nội có số lượng phương tiện cơ giới đường bộ lớn thứ 2 cả nước, với tốc độ gia tăng bình quân 10-15%/năm. Do đó lượng bụi, khí thải độc hại gây áp lực lớn đến môi trường không khí. Dự tính, đến năm 2010 lượng khí CO từ hoạt động giao thông thải ra tăng lên khoảng 70 triệu tấn, đến năm 2020 tăng lên 170 triệu tấn. Ước tính lượng khí CO2 sẽ tăng từ 600 nghìn tấn năm 2005, lên 1.400 nghìn tấn năm 2020. Trong khi lượng khí SO2 tăng từ 1.500 tấn năm 2005, lên 2.200 tấn vào năm 2010 và 4.000 tấn vào năm 2020.
Có thể kể đến một nguyên nhân góp phần dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội ngày càng nghiêm trọng là tình trạng ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra tại một số nút giao thông quan trọng trong Thành phố.
Dưới đây là tổng hợp tài liệu trong các công trình nghiên cứu của Cục Đăng kiểm Việt Nam về hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí tại một số nút giao thông của Hà Nội trong giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2006:
1) Ô nhiễm khí cacbon monôxit (CO):
Bảng 2.4: Nồng độ CO trung bình trong không khí tại một số nút giao thông ở thành phố Hà Nội
TT Địa điểm đo Nồng độ CO trung bình trong ngày đo (mg/mT 2 T 3 T 4 T 5 3)T 6 1 Ngã Năm Bà Triệu-
Nguyễn Du 2,04 2,25 2,42 2,41 1,65
2 Nam cầu Chương Dương 4,71 3,83 3,12 2,65 3,12
3 Ngã tư Kim Liên-đường
Giải Phóng 2,71 3,77 2,31 2,54 2,96
4 Ngã ba Pháp Vân 3,50 4,06 2,24 2,42 2,38
5 Đường Nguyễn Trãi (khu
Cao Xà-Lá) 2,64 2,62 2,15 2,33 2,33
Trung bình 3,12 3,31 2,45 2,47 2,49
Trung bình 5 tháng 2,77
Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam-2007
2) Ô nhiễm khí ôxit nitơ (NOx)
Bảng 2.5: Nồng độ NOx trung bình trong không khí tại một số nút giao thông ở thành phố Hà Nội
TT Địa điểm đo Nồng độ NOx trung bình trong ngày đo (mg/m3)
T 2 T 3 T 4 T 5 T 6
1 Ngã Năm Bà Triệu-
Nguyễn Du 0,037 0,034 0,044 0,036 0,035
2 Nam cầu Chương Dương 0,055 0,054 0,043 0,052 0,041 3 Ngã tư Kim Liên-đường
Giải Phóng 0,039 0,043 0,051 0,036 0,033
4 Ngã ba Pháp Vân 0,056 0,050 0,043 0,045 0,042
5 Đường Nguyễn Trãi (khu
Cao Xà-Lá) 0,040 0,039 0,036 0,046 0,034
Trung bình 0,045 0,044 0,043 0,043 0,037
Trung bình 5 tháng 0,42
Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam-2007
3) Ô nhiễm khí ôxit lưu huỳnh (SOx)
Bảng 2.6: Nồng độ SOx trung bình trong không khí tại một số nút giao thông ở thành phố Hà Nội
TT Địa điểm đo Nồng độ SOx trung bình trong ngày đo (mg/m3)
T 2 T 3 T 4 T 5 T 6
1 Ngã Năm Bà Triệu- Nguyễn
Du 0,027 0,026 0,021 0,028 0,027
2 Nam cầu Chương Dương 0,055 0,043 0,047 0,036 0,042 3 Ngã tư Kim Liên-đường
Giải Phóng 0,036 0,030 0,038 0,037 0,037
4 Ngã ba Pháp Vân 0,050 0,042 0,045 0,040 0,038
5 Đường Nguyễn Trãi (khu
Cao Xà-Lá) 0,046 0,038 0,044 0,030 0,038
Trung bình 0,043 0,036 0,039 0,034 0,036
Trung bình 5 tháng 0,038
Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam-2007
Bảng 2.7: Nồng độ CmHn trung bình trong không khí tại một số nút giao thông ở thành phố Hà Nội
TT Địa điểm đo Nồng độ CmHn trung bình trong ngày đo (mg/m3)
T 2 T 3 T 4 T 5 T 6
1 Ngã Năm Bà Triệu- Nguyễn
Du 0,38 0,37 0,31 0,40 0,28
2 Nam cầu Chương Dương 1,48 1,47 1,02 1,32 1,26
3 Ngã tư Kim Liên-đường
Giải Phóng 0,52 0,42 0,49 0,35 0,44
4 Ngã ba Pháp Vân 1,35 1,38 1,01 1,42 1,33
5 Đường Nguyễn Trãi (khu
Cao Xà-Lá) 1,05 0,91 1,26 1,13 1,11
Trung bình 0,96 0,91 0,82 0,92 0,88
Trung bình 5 tháng 0,90
Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam-2007
5) Ô nhiễm bụi
Bảng 2.8: Nồng độ bụi trung bình trong không khí tại một số nút giao thông ở thành phố Hà Nội
TT Địa điểm đo Nồng độ bụi trung bình trong ngày đo (mg/m3)
T 2 T 3 T 4 T 5 T 6
1 Ngã Năm Bà Triệu- Nguyễn
Du 0,31 0,42 0,25 0,65 0,54
2 Nam cầu Chương Dương 0,52 0,38 1,12 1,12 0,98
3 Ngã tư Kim Liên-đường
Giải Phóng 0,48 0,59 0,93 0,93 0,98
4 Ngã ba Pháp Vân 0,65 0,85 1,22 1,22 1,01
5 Đường Nguyễn Trãi (khu
Cao Xà-Lá) 0,42 0,54 0,83 0,83 0,91
Trung bình 0,48 0,56 0,87 0,95 0,88
Trung bình 5 tháng 0,75
Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam-2007
2.2.2.2 Tiếng ồn
Tiếng ồn giao thông là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra một số bệnh cho con người như: điếc, tâm thần,… tác hại xấu đến sức khoẻ con người.
Theo Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường thành phố Hà Nội, hiện nay loại ô nhiễm môi trường có quy mô, cường độ và tần suất vượt mức cho phép nhiều nhất ở Hà Nội là ô nhiễm tiếng ồn. Thế giới đã chứng minh rằng ô nhiễm tiếng ồn tỷ lệ thuận với sự phát triển của đô thị. Các đô thị càng phát triển, mức độ ô nhiễm tiếng ồn càng cao. Nguyên nhân gây ồn rất đa dạng, chủ yếu từ các hoạt động sinh hoạt của người dân như: sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải,… Kết quả đo độ ổn hàng năm cho thấy, mức độ gây ồn do công nghiệp đã giảm đáng kể so với thời kỳ 1991 - 1995. Nhưng độ ồn do hoạt động giao thông tăng dần, thời kỳ từ 1996 - 2000, đặc biệt từ năm 2001 - 2004, mức độ ồn đều tăng từ 2 - 8 lần so với tiêu chuẩn cho phép
Tiếng ồn từ các hoạt động giao thông bao gồm: tiếng ồn của động cơ, tiếng còi, tiếng ma xát giữa lốp với mặt đường, ma xát giữa không khí và phương tiện cơ giới. Tuỳ theo môi trường giao thông, tốc độ của phương tiện, mức ồn của mỗi xe, lưu lượng xe chạy mỗi giờ, thành phần dòng xe, tốc độ xe, độ dốc đường, chất lượng mặt đường, mà tiếng ồn loại này có thể trội hơn loại kia và ngược lại. Mức ồn trung bình ban ngày dao động trong khoảng từ 31,3 dBA đến 79,2 dBA, ban đêm dao động trong khoảng từ 67,3 dBA đến 73,0 dBA. Thạc sĩ Lương Thuý Nga (Đại học Bách khoa), người trực tiếp điều tra, nghiên cứu mức độ tiếng ồn giao thông cho biết: “Mức ồn của dòng xe là mức ồn không ổn định, nó thay đổi liên tục trong một phạm vi và phụ thuộc rất nhiều yếu tố, đồng thời nó thay đổi rất nhanh theo thời gian. Bởi vậy việc xác định chính xác mức ồn chung của dòng xe giao thông là một công việc khó khăn...”.
Cùng với quá trình đô thị hoá, tiếng ồn giao thông ngày một tăng và tăng mạnh. Khảo sát của Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường của thành phố Hà Nội tại một số nút giao thông và tuyến phố chính cho thấy: mức ồn giao thông trung bình từ 77 dBA – 82 dBA (cao hơn chỉ số tiêu chuẩn cho phép đối với khu vực dân cư là 60 dBA (TCVN 5949-1995) nhiều lần). So với kết quả khảo sát trước đó 2 năm trong cùng một điều kiện về thời gian và không gian thì trung bình mức ồn đã tăng từ 4 – 5 dBA.
Bảng 2.9: Kết quả quan trắc tiếng ồn giao thông ở một số trục đường phố của thành phố Hà Nội năm 2003:
TT Tên đường, phố LAmax
(dBA)
LAeq (dBA)
Ngày Đêm
1 Đường quốc lộ 1 (Hà Nội) 101,9 75,7 71,8
2 Đường quốc lộ 5 (Hà Nội) 103 75,6 71,5
3 Đường Trần Hưng Đạo (Hà Nội) 93,2 72,4 71,2
Nguồn: Trạm quan trắc môi trường phía Bắc-2004
Ghi chú: LAmax: mức ồn cực đại
LAeq: mức ồn tương đương trung bình ban ngày và ban đêm
Bảng 2.10: Cường độ ồn tại một số tuyến giao thông của thành phố Hà Nội giai đoạn 2001-2005:
TT Địa điểm đo Cường độ ồn trung bình trong ngày đo (dBA)2001 2001 2003 2004 2005
1 Ngã tư Sở - - - - -
2 Ngã ba Pháp Vân 75,7 75,7 75,6 75,5 75,7
3 Nam Chương Dương - - - - -
4 Thị trấn Sài Đồng 75,6 75,4 75,4 76,3 76,9
5 Cổ Nhuế - - - - -
TCVN 5949-1995
(Ban ngày, khu sản xuất) 75
Nguồn: Trạm quan trắc môi trường phía Bắc
Nhìn chung, mức độ ô nhễm tiếng ồn tại hầu hết các tuyến giao thông của thành phố Hà Nội đều vượt quá TCVN 5949-1995.
Nguyên nhân chính làm gia tăng cao mức độ tiếng ồn do giao thông là sự gia tăng đột biết về số lượng các phương tiện giao thông cá nhân trong những năm gần đây. Năm 1993, Hà Nội mới chỉ có 94.000 xe máy, đến năm 1995 đã là 498.465 và đến năm 2007 thì con số đó xấp xỉ 1,3 triệu chiếc. Như vậy, số lượng xe máy tại thành phố Hà Nội hàng năm tăng hơn 15%. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác: có lẫn các phương tiện giao thông trên cùng một tuyến đường (xe tải, xe khách, xe con, xe máy...); chủ phương tiện sử dụng còi nhiều, thậm chí cả còi hơi; mặt đường quá chật,....
Hiện tại trên tất cả các tuyến đường đô thị của Hà Nội, độ ồn đã ở mức nhiễm trung bình. Thạc sĩ Lương Thuý Nga cho biết: “Ta chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện về ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn giao thông đến sức khoẻ cộng đồng. Nhưng thống kê từ năm 1995 – 1998 và những số liệu tổng hợp trong chương trình “Nhân lực y tế - chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Việt Nam năm 1992” của ngành y tế, số lượng người mắc bệnh tâm thần ở Hà Nội, một căn bệnh có liên quan đến tình trạng ô nhiễm tiếng ồn giao thông đang tăng lên trong những năm gần đây. Theo thống kê của Bộ Y tế thì Hà Nội là một trong những nơi có tỷ lệ người mắc bệnh tâm thần cao nhất cả nước".
2.2.2.3 An toàn giao thông và các vấn đề môi trường
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành giao thông vận tải thành phố Hà Nội không chỉ gây ra những tác động xấu tới môi trường tự nhiên mà còn dẫn đến tình trạng số vụ tai nạn giao thông (TNGT) cũng ngày càng gia tăng mà mức độ và hậu quả của nó đang tác động xấu đến môi trường xã hội, gây nhiều thiệt hại không đáng có về người và của.
Theo Phòng Cảnh sát Giao thông thành phố Hà Nội, so với cùng kỳ năm trước, tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn đã chuyển biến tích cực. Trong 6 tháng đầu năm 2008, toàn thành phố xảy ra 256 vụ tai nạn giao thông làm 149 người chết, 147 người bị thương; giảm 91 vụ, 62 người chết và 70 người bị thương. Đối tượng gây tai nạn chủ yếu vẫn là môtô, xe máy, chiếm tới 68,2%. Đối với ôtô trung bình cứ 600 xe có 1 xe liên quan đến TNGT.
Những địa bàn thường xảy ra tai nạn là các tuyến đường ngoại thành, các tuyến quốc lộ: 1, 2, 3, 5, đường Bắc Thăng Long - Nội Bài,... Có nhiều nguyên nhân gây TNGT như: phương tiện cơ giới tiếp tục tăng nhanh, đặc biệt là xe mô tô, xe máy; hạ tầng, kỹ thuật đường sá còn nhiều bất cập; thiết bị phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn nhưng một nguyên nhân khá quan trọng đó là sự thiếu hiểu biết và thiếu sự tự giác chấp hành luật an toàn giao thông của người dân. Hiện nay, trên địa bàn Thủ đô còn tồn tại 76 điểm tiềm ẩn nguy cơ ùn tắc giao thông; tình trạng chiếm dụng vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh buôn bán, trông giữ xe
vẫn tái diễn trên nhiều tuyến phố, gây mất trật tự an toàn giao thông đô thị; nạn xe khách chạy vòng vo đỗ, dừng đón trả khách sai quy định diễn ra khá phổ biến; còn nhiều xích lô du lịch hoạt động không giấy phép; thực trạng học sinh đi xe máy tới trường vẫn diễn ra phổ biến.
Số vụ TNGT gia tăng trong những năm qua tại thành phố Hà Nội không chỉ gây tổn thất về con người mà còn kéo theo những thiệt hại to lớn về kinh tế như: gia tăng chi phí khám chữa bệnh, chi phí bồi thường bảo hiểm, chi phí khắc phục sự cố, giảm khả năng tham gia hoạt động sản xuất của người lao động,… gây tác động không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
2.2.2.3 Tác động đến môi trường đất
Trong quá trình hoạt động , các phương tiện tham gia giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội thải ra các bụi kim loại nặng do mài mòn các chi tiết và các bộ phận của xe như kẽm, đồng, niken, cadimi,…, các khí thải độc hại. Ngoài ra, còn có các chất gây ô nhiễm như xăng, dầu, mỡ và các vật liệu, hoá chất độc bị rò rỉ hoặc chảy tràn trong quá trình hoạt động và vận chuyển. Các chất ô nhiễm ở trên được nước mưa rửa trôi ngấm dần, lắng đọng vào trong đất dần dần làm suy thoái chất lượng đất. Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đường bộ cũng gây ra các tác động xáo trộn mặt đất, làm thay đổi thành phần và tính chất của đất.
Ngoài ra, các loại rác thải công nghiệp từ việc loại bỏ các bộ phận, chi tiết của xe do hỏng hóc hoặc hết thời hạn sử dụng như săm lốp, kính xe, ac quy, các vật liệu chất dẻo,… và các xe cũ nát bị thải loại cũng gây ô nhiễm lớn cho môi trường đất
Quỹ đất dành cho giao thông vận tải đường bộ tại các quận nội thành (chưa kể quận Hà Đông) có tổng diện tích 83 km2 nhưng chỉ có 3 km2 diện tích đường (chiếm 7,65%); khu vực ngoại thành hiện mới có tổng cộng khoảng 769 km đường bộ các