0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Giảm tiếng ồn

Một phần của tài liệu LỒNG GHÉP CÁC VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ KHAI THÁC HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI HÀ NỘI GIAI ĐOAN 2010 - 2020 (Trang 71 -74 )

- Khi đường phố có chiều rộng trên 60m thì ∑∆LAi = 2dB

3.3.1 Giảm tiếng ồn

Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn giao thông, bao gồm: giảm thiểu tiếng ồn từ nguồn gây ồn (tiếng ồn của xe và tiếng ồn của dòng xe); giảm thiểu tiếng ồn từ ngoài nguồn gây ồn; giảm thiểu tiếng ồn bằng cách sử dụng các biện pháp bảo vệ. Tuỳ vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và mục tiêu giảm tiếng ồn cụ thể mà có thể sử dụng một phương pháp riêng lẻ hoặc sử dụng tổ hợp các biện pháp khác nhau.

3.3.1.1 Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn từ nguồn gây ồn

a. Đối với tiếng ồn của xe:

+ Thiết kế, sản xuất và đưa vào lưu hành các loại xe ít gây ra tiếng ồn:

- Giảm các va đập cơ học của động cơ bằng các thiết kế, ví dụ thiết kế các piston giảm va đập, thiết kế các biên dạng răng của hệ truyền động,…;

- Giảm dao động của vỏ xe và động cơ bằng cách sử dụng các vật liệu mới, ví dụ có thể thay thế bằng các vật liệu vỏ xe cứng hơn;

- Sử dụng các nắp để che động cơ.

Các giải pháp này thường do nhà sản xuất quyết định, phụ thuộc nhiều vào trình độ công nghệ, tính kinh tế và tiêu chuẩn do từng nước đặt ra.

+ Đề ra các quy định, tiêu chuẩn tiếng ồn và biện pháp kiểm tra

- Giới hạn mức ồn cao nhất của từng loại xe phụ thuộc vào tải trọng xe, công suất động cơ, số lượng hành khách.

- Quy định tiếng ồn của xe khi dừng và khi chạy trên đường, với chế độ làm việc của động cơ và tốc độ xe thích hợp (TCVN về tiếng ồn).

- Đặt ra các phương pháp đo tiếng ồn thích hợp đối với các xe đang lưu hành. b. Đối với tiếng ồn của dòng xe:

- Giảm cường độ dòng xe bằng cách giảm số lượng xe và phân luồng xe để hạn chế số lượng xe chạy qua vùng nhạy cảm cao về tiếng ồn (trường học, bệnh viện,…)

Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 26-2003/QĐ-UB về việc quy định hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quyết định này qui định về phạm vi cấm hoạt động của các phương tiện giao thông trên một số tuyến đường thuộc vành đai II, vành đai III và một số tuyến đường khác như đường: Âu Cơ, Nghi Tàm, Yên Phụ, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Nguyễn Khoái, Minh Khai, Nguyễn Tam Trinh, Pháp Vân, Kim Giang, Khương Đình, Nguyễn Trãi,… Quyết định này cũng qui định thời gian hoạt động cho các loại phương tiện như sau:

a - Các loại xe tô vận tải có tải trọng đến 1,25 tấn: cấm hoạt động từ 6h30 đến 8h30 và từ 16h30 đến 18h30 hàng ngày.

b - Các loại xe tô vận tải có tải trọng từ trên 1,25 tấn đến 2,5 tấn: cấm hoạt động từ 6h00 đến 19h00 hàng ngày.

c - Đối với các loại xe tô vận tải, có trọng tải trên 2,5 tấn và các loại xe máy thi công: cấm hoạt động từ 6h00 đến 21h00 hàng ngày.

d- Đối với các loại xe vận tải siêu trường, siêu trọng (theo Quyết định số 824/2002/QĐ-BGTVT ngày 25/3/2002 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải) và cá xe tô tải có trọng lượng toàn bộ xe lớn hơn 10 tấn: cấm hoạt động 24/24h. Các loại xe này có nhu cầu vào các đường, phố đã bị cấm ở trên phải có giấy phép lưu hành đặc biệt do Sở giao thông công chính Hà Nội cấp (theo uỷ quyền của Cục trưởng Cục Đường bộ Việt nam) và chỉ được hoạt động từ 21h00 dến 6h00 sáng ngày hôm sau.

Ngoài ra quyết định này còn quy định mức độ xử lý đối với các phương tiện giao thông vi phạm qui định tại quyết định này và còn phân công trách nhiệm thực hiện rất rõ ràng cho các sở, ban ngành của thành phố.

- Sử dụng các phần lồi đặt ngang đường hoặc các vạch sơn đường để cảnh báo các lái xe nhằm giảm tốc độ dòng xe.

3.3.1.2 Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn tự ngoài nguồn gây ồn

- Trong quá trình thiết kế đường và trong kế hoạch kiểm soát sử dụng đất phải đồng thời thiết kế và xây dựng tường chắn ồn cạnh đường bằng các vật liệu hấp thụ tiếng ồn.

- Thiết kế và xây dựng các loại đường trên cao và đường hạ thấp so với mặt đất để giảm tiếng ồn.

- Sử dụng các giao cắt khác mức để các xe không gây cản trở lẫn nhau trong quá trình lưu thông nhằm giảm số lần xe giảm tốc rồi lại tăng tốc gây ra các tiếng ồn không đáng có.

- Thiết kế mặt đường có cấu trúc bề mặt mở (là loại đường có bề mặt cho nước thấm qua dễ dàng) vừa đảm bảo chống trơn trượt vừa giảm tiếng ồn.

3.3.1.3 Giảm thiểu tiếng ồn bằng các biện pháp bảo vệ

- Trong nhà nên bố trí các phòng cần yên tĩnh cách xa nguồn gây ồn hơn các phong khác;

- Trang bị cách âm tốt cho cửa sổ, cửa ra vào bằng các giải pháp như: làm cửa kép, bịt kín các khe hở bằng các vật liệu cách âm; đối với tường có thể dán thêm lớp chống ồn như các tấm thạch cao, gỗ tấm, gỗ ép,…

Một phần của tài liệu LỒNG GHÉP CÁC VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ KHAI THÁC HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI HÀ NỘI GIAI ĐOAN 2010 - 2020 (Trang 71 -74 )

×