Bảo vệ môi trường không khí

Một phần của tài liệu Lồng ghép các vấn đề bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển và khai thác hệ thống giao thông đường bộ tại Hà Nội giai đoan 2010 - 2020 (Trang 74 - 75)

- Khi đường phố có chiều rộng trên 60m thì ∑∆LAi = 2dB

3.3.2Bảo vệ môi trường không khí

3.3.2.1 Giải pháp đối với các phương tiện vận tải

+ Cải tiến kết cấu kỹ thuật của động cơ và tối ưu hoá quá trình làm việc của bộ phận đốt trong để có thể đốt cháy hoàn toàn nhiên liệu trong buồng cháy nhằm hạn chế tối đa lượng khí độc thải ra ngoài môi trường.

+ Sử dụng các giải pháp giảm độ độc hại của khí thải:

- Trung hòa khí: bộ biến đổi xúc tác để trung hoà khí, trung hòa bằng nhiệt độ, hấp thụ, lọc.

- Quay vòng khí thải: đưa phần khí xả trở lại đường nạp có thể giảm đáng kể hàm lượng NOx trong khí xả của động cơ nhờ giảm nhiệt độ cháy trong buồng cháy.

- Quay vòng khí các te: hệ thống quay vòng khí các te trên xe hút khí từ các te đưa trở lại đường khí nạp để tránh lọt khí các te ra ngoài.

- Thu hồi nhiên liệu bay hơi: lắp trên xe hệ thống thu hồi hơi xăng tạo ra các thùng chứa, sau đó đưa trở lại nguồn nạp để hạn chế lượng nhiên liệu lọt ra ngoài.

- Sử dụng phụ gia chống khói: bổ sung các phụ gia chống khói trên cơ sở các kim loại kiềm vào nhiên liệu để giảm độ khói của khí thải.

3.3.2.2 Sử dụng các nguồn năng lượng ít độc hại hơn

- Sử dụng xăng không pha chì thay thế cho xăng pha chì: Ở Việt Nam, theo nghị định 36/CP của chính phủ tháng 7 năm 1995 đã cấm sử dụng nhiên liệu xăng pha chì.

- Cải tiến bộ chế hoà khí để sử dụng khí hóa lỏng LPG làm nhiên liệu để tiết kiệm được 40% chi phí nhiên liệu và giảm được 80% ô nhiễm môi trường.

- Sử dụng ác quy nhiên liệu: ác quy nhiên liệu không dùng dung dịch axít như ác quy thông thường mà áp dụng công nghệ màng điện thẩm proton để tách hydrô từ xăng, phân tích chúng thành proton và electron để tạo thành điện năng.

- Sử dụng gas nhiên liệu: giảm được chi phí nhiên liệu và giảm được ô nhiễm môi trường.

- Nhũ tương hoà nhiên liệu xăng và diezel: trộn nước với nhiên liệu theo một tỉ lệ nhất định sẽ giảm được tiêu hao nhiên liệu, cải thiện quá trình cháy trong động cơ, hạn chế được lượng khí thải độc hại thải ra môi trường.

- Xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn chất lượng xăng dầu nhằm nâng cao chất lượng xăng dầu.

- Nghiên cứu và sử dụng nguồn nhiên liệu không độc hại như: năng lượng điện, năng lượng mặt trời, khí hydro, khí nitơ để không tạo ra chất thải.

3.3.2.3 Các giải pháp nâng cao chất lượng đối với các xe đang lưu hành

- Bảo dưỡng,sữa chữa đúng định kỳ; - Hạn chế thời gian sử dụng xe;

- Bắt buộc lắp đặt các bộ chuyển đổi xúc tác để trung hòa khí thải.

3.3.2.4 Các giải pháp về quy hoạch giao thông: thường được thực hiện tại các thành phố lớn – nơi tập trung đông dân cư và có mật độ giao thông lớn, bao gồm:

- Xây dựng các đường cao tốc lớn;

- Xây dựng các xa lộ và vành đai một chiều; - Xây dựng các nút giao thông lập thể; - Tạo các khu vực đặc biệt;

- Quy hoạch cách thức vận tải: đề ra các giải pháp nhằm khuyến khích người dân sử dụng vận tải công cộng (ô tô buýt, ô tô buýt chạy điện, xe điện, điện ngầm metro) và xe đạp.

Một phần của tài liệu Lồng ghép các vấn đề bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển và khai thác hệ thống giao thông đường bộ tại Hà Nội giai đoan 2010 - 2020 (Trang 74 - 75)