- thị trấn Xuân Mai - Miếu Môn - Đồng Văn - thị xã Hưng Yên - thành phố Hải Dương - thị trấn Chí Linh - thị xã Bắc Giang - Sông Công (Thái Nguyên), với chiều dài ~320km cùng các cầu lớn qua sông Hồng là cầu Vĩnh Thịnh, cầu Yên Lệnh và các cầu qua sông Đuống.
Các trục chính đô thị:
Cải tạo mở rộng kết hợp với xây dựng mới các trục chính đô thị phía nam và phía Bắc sông Hồng như: Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt - La Thành - Cầu Giấy (trục Đông - Tây), Nhổn - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hùng Vương, Nguyễn Trãi - Tây Sơn - Tôn Đức Thắng - Văn Miếu,Việt Hùng - Vân Nội - Nam Hồng - đường khu đô thị Mê Linh, Xuân Canh - Gia Thượng - Bồ Đề - Thạch Bàn - Trâu Quỳ,… với
tổng chiều dài là 290,3km. Đây là các trục quan trọng tạo thành các luồng hành khách chủ yếu trong đô thị Hà Nội với lưu lượng vận tải hành khách đạt từ 80 - 270 nghìn chuyến đi/ngày đêm vào năm 2005 và 150 - 450 nghìn chuyến đi/ngày đêm vào năm 2020.
Các nút giao thông:
Cải tạo và xây dựng mới 46 nút giao lập thể trên các đường vành đai và trục chính đô thị, chưa kể một số nút giao lập thể phát sinh khi xây dựng các đường cao tốc song hành. Trong đó trên vành đai 2 và vành đai 3 có 24 nút (bao gồm: Nút Vĩnh Ngọc, Nút Cầu Chui, Nút Sài Đồng, Nút Nam Cầu Vĩnh Tuy, Nút Ngã Tư Vọng, Nút Ngã Tư Sở, Nút Ngã Tư Cầu Giấy, Nút Bưởi, Nút Nam Nhật Tân, Nút Phú Cường, Nút Kim Chung, Nút Đông Ngạc -Nam Thăng Long, Nút Cổ Nhuế, Nút Mai Dịch, Nút Trung Hoà, Nút Thanh Xuân, Nút Pháp Vân, Nút Yên Sở, Nút Lĩnh Nam, Nút Cự Khối, Nút Cổ Bi, Nút Đình Bảng - Yên Viên Bắc, Nút Cổ Loa, Nút Việt Hùng), vành đai 4 có 18 nút, còn lại là các nút giao lập thể nằm trên các trục chính đô thị.
Cải tạo và mở rộng khoảng 150 nút giao bằng trong nội đô (như các nút: Cửa Nam - Nguyễn Khuyến, Tây Sơn - Chùa Bộc, Ô Đống Mác, Ô Chợ Dừa, Giảng Võ - La Thành, ...).
Các cầu lớn vượt sông Hồng và sông Đuống: