Đặc tính sinh hoá của vi khuẩn P.multocida

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng lợn, đặc điểm sinh vật của vi khuẩn pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng ở lợn tại tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 32 - 33)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.9. Đặc tính sinh hoá của vi khuẩn P.multocida

Có nhiều công trình nghiên cứu về đặc tính sinh hóa của P. multocida,

trong môi trường đường: Vi khuẩn P. multocida lên men nhưng không sinh hơi đường glucoza, saccaroza, mannit, sorbit, xyloza. Lên men bất thường: mannoza, galactoza, levuloza và không lên men lactoza, arabinoza, salixin, dunxit, adonit. Khả năng lên men saccaroza, không lên men lactoza là rất quan trọng để kiểm nghiệm và phân biệt P. multocida với các vi khuẩn khác như vi khuẩn Salmonella (không lên men saccaroza), vi khuẩn E.coli (lên men lactoza). Theo Lignieres (1900)[72] đã nghiên cứu thấy rằng P. multocida không làm tan chảy Gelatin, không phân giải đường lactose và sinh Indol. Tác giả đã chia P. multocida thành 3 nhóm:

+ Nhóm 1: Gồm các vi khuẩn phân giải lactose, maltose, glucose, mannit và không gây dung huyết.

+ Nhóm 2: Phân giải glucose, saccarose, mannit không phân giải lactose, maltose và không dung huyết.

+ Nhóm 3: Phân giải glucose, saccharose, mannit không phân giải lactose, maltose và không gây dung huyết.

Rosenbusch và Merchant (1939)[87] đã nghiên cứu sự lên men đường xyloes, arabinose và dunxit của P. multocida và cũng chia làm 3 nhóm:

+ Nhóm 1: Gồm các chủng P. multocida phân lập từ gia cầm, có khả năng lên men đường arabinoza, dunxit, không lên men xyloza.

+ Nhóm 2: Gồm các chủng P. multocida phân lập từ động vật có vú, có khả năng lên men đường xyloza, không lên men arabinoza và dunxit.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Nhóm 3: Gồm tất cả các chủng P. multocida có khả năng lên men xyloza, arabinose và dunxit.

Lassen (1975)[71] cũng đưa ra một tiêu chuẩn về tính chất sinh vật hóa học của P. multocida để nhận biết nhanh vi khuẩn khi sử dụng bộ môi trường 3 ống nghiệm gồm Hajna tube, Manitol - motilytif và Urea-indol.

Ở Việt Nam nhiều tác giả nghiên cứu đặc tính sinh vật, hóa học của

P.multocda như Nguyễn Vĩnh Phước (1964)[22], Nguyễn Xuân Bình

(1996)[1], Hoàng Đạo Phấn (1996)[20] và Nguyễn Quang Tuyên (2008)[40]. Để phân biệt, xác định P. multocida trong chẩn đoán và phân lập bảo tồn gen sinh vật, dựa trên sự khác nhau về tính chất sinh vật, hóa học người ta đã lập bảng phân biệt các nhóm vi khuẩn trong tự nhiên, từ đó ứng dụng vào việc phân lập, chẩn đoán phân biệt P. multocida với các loài vi khuẩn khác có nguồn gốc từ các loài động vật khác nhau.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng lợn, đặc điểm sinh vật của vi khuẩn pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng ở lợn tại tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)