Sức đề kháng của vi khuẩn P.multocida

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng lợn, đặc điểm sinh vật của vi khuẩn pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng ở lợn tại tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 37 - 43)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.11. Sức đề kháng của vi khuẩn P.multocida

Trước đây người ta cho rằng P. multocida sống ở trong đất ẩm ướt, ở đây vi khuẩn tồn tại lâu dài là nguồn mầm bệnh chính làm phát sinh ra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các ổ dịch tụ huyết trùng cho động vật, nên các ổ dịch thường phát sinh vào đầu mùa mưa. Hiện nay, theo một số tác giả sức đề kháng của vi khuẩn P. multocida không cao ở ngoại cảnh, chúng không thể sống lâu dài ở môi trường bên ngoài gia súc để có thể trở thành một nguồn bệnh đáng kể. Ngay cả khi sức sống của vi khuẩn P. multocida có thể lâu hơn

trong điều kiện ẩm ướt thì cũng không có chủng P. multocida nào được phát hiện ở trong bùn nơi trâu đằm mình sau 24 giờ (Roberson, 1947)[86].

Vi khuẩn P. multocida chết nhanh trong đất có độ ẩm dưới 40%, ở

nhiệt độ thấp và đất ẩm có thể sống được khoảng 15 ngày, trong phân 14 ngày, trong xác chết thối vi khuẩn sống được 1 - 3 tháng. Mặt khác vi khuẩn P. multocida dễ bị tiêu diệt bởi sức nóng. Vi khuẩn ở 80oC tồn tại trong 10 phút, ở 100o

C chết ngay. Sấy khô sẽ tiêu diệt vi khuẩn trong vòng 1 - 2 ngày.

Ánh sáng mặt trời diệt vi khuẩn trong canh trùng nước sau 1 ngày, trong canh trùng đặc sau 5 ngày. Các chất sát trùng thông thường diệt vi khuẩn nhanh chóng như axit phenic 5% trong 1 phút.

Vì vậy, làm tốt công tác vệ sinh thú y thì coi như góp phần quan trọng trong công tác phòng chống bệnh tụ huyết trùng (Nguyễn Như Thanh và cs, 2001)[33].

1.3.Tính gây bệnh của vi khuẩn P. multocida

1.3.1. Trong thiên nhiên

Vi khuẩn P. multocida sống ở trong đất ẩm, phân…vào cơ thể động vật qua đường tiêu hóa, hô hấp. Vi khuẩn sống nhờ trong đường hô hấp và tiêu hóa của gia súc khỏe mạnh, khi sức đề kháng của động vật giảm thì vi khuẩn sẽ tác động gây bệnh. Bệnh thể hiện chứng bại huyết kèm theo tụ huyết, xuất huyết ở các tổ chức, niêm mạc và phủ tạng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Loại P. suiseptica gây bệnh tụ huyết trùng cho lợn, lợn từ 3 - 6 tháng tuổi mắc nhiều nhất.Thường có triệu chứng lâm sàng:

+ Triệu chứng lâm sàng:

Các tác giả nghiên cứu về bệnh tụ huyết trùng đều cho rằng đây là một bệnh truyền nhiễm, thường xảy ra với các triệu chứng lầm sàng chủ yếu là sốt cao, biếng ăn, chảy nước dãi, khó thở, thủy thũng vùng hầu, xung huyết, sưng hạch, viêm phổi… Bệnh kéo dài từ vài giờ đến vài ngày và con vật chết giai đoạn cuối do nhiễm trùng máu, xuất huyết.

Nguyễn Vĩnh Phước (1978b)[25] cho biết bệnh tụ huyết trùng lợn thường có 2 dạng là nhiễm trùng huyết và cảm nhiễm thứ phát. Thường có 3 thể bệnh: Quá cấp tính, cấp tính và mãn tính.

Theo Lê Văn Năm và cs (1999)[16] thời kỳ ủ bệnh kéo dài 1-14 ngày, bệnh tụ huyết trùng lợn thường ở 2 dạng là nhiễm trùng huyết và bội nhiễm.

- Thể quá cấp tính

Thể này phát ra ở thời kỳ đầu ổ dịch. Con vật xuất hiện các triệu chứng sốt cao 41 - 42o

C, mệt mỏi, kém ăn hoặc bỏ ăn hẳn, nằm một chỗ, rúc đầu vào đệm lót nền chuồng, không đứng dậy được, uống nhiều nước, run rẩy. Xuất hiện thủy thũng ở cổ, họng, hầu do viêm, làm cho hầu sưng, cổ cứng, má phị, sưng mặt. Đặc biệt con vật thở khó, tiếng thở khò khè, cổ duỗi thẳng để thở, nước mũi trong chảy rất nhiều, không có độ keo nhày, thở bằng thể bụng, nhịp tim nhanh. Các niêm mạc đỏ sẫm dần dần chuyển sang tím bầm, trên da toàn thân có những có mảng xuất huyết đỏ, như vầng cơm cháy hoặc tím tái thể hiện rõ nhất ở những vùng da mỏng (bụng, bẹn, sườn), giống lợn trắng càng biểu hiện rõ rệt.

Ở thể bệnh này, bệnh tiến triển nhanh từ 12 giờ đến 1 - 2 ngày, con vật chết rất nhanh vì ngạt thở, con to nhất trong đàn chết trước, hiện tượng chết diễn ra hàng loạt, có thể các triệu chứng biểu hiện không rõ. Bệnh có thể lây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sang trâu, bò, gà (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978b)[25]. Lê Văn Năm và cs (1999)[16] cũng cho biết biểu hiện triệu chứng của thể bệnh này là lợn sốt cao 41 - 42o C, hoạt động của hệ tim mạch yếu nên xuất hiện xung huyết (tím) ở da bụng, tai, đùi, lợn chết sau 1 - 2 ngày thậm chí trong vòng vài giờ và trong một thời gian ngắn đa phần cả đàn sẽ nhiễm bệnh.

- Thể cấp tính

Lợn mắc bệnh ủ rũ, ăn ít hoặc bỏ ăn, sốt cao đến 41 - 42o

C, sau đó cũng xuất hiện các triệu chứng như ở thể quá cấp nhưng không trầm trọng bằng, niêm mạc mũi viêm, con vật thở khó, thở nhanh dồn dập, nghe có tiếng thở khò khè ướt trong phế quản, lợn biểu hiện ho co rút toàn thân, nước mũi chảy đặc hơn, keo nhày đục, dần vít tịt lỗ mũi con vật càng khó thở, tim đập nhanh và nước mắt chảy, có trường hợp lẫn mủ thoát ra theo, ho khan từng tiếng đè ấn vùng ngực con vật có phản xạ đau, hai chân trước đứng dạng ra để dễ thở và giảm đau. Trên da toàn thân nổi lên những mảng đỏ hoặc tím bầm, đặc biệt vùng da mềm như bẹn, bụng, phía trong đùi, vùng cổ, đồng thời thường xuyên viêm xuất huyết rất phổ biến trên đàn lợn bệnh.

Hầu sưng, thủy thũng dần lan rộng xuống cổ và cằm. Những vùng này sưng to lùng nhùng. Con vật lúc sốt cao đi táo bón, sau ỉa chảy có khi có lẫn máu hoặc xuất hiện cục máu vón do xuất huyết ruột. Chân đi tập tễnh, khớp sưng, vận động khó khăn. Đa phần số lợn ốm gầy sút nhanh, yếu ớt.

Bệnh tiến triển từ 3 - 8 ngày hoặc kéo dài đến 12 ngày con vật suy nhược cơ thể, yếu dần, ăn kém hoặc không ăn rồi chết. Tỷ lệ chết có thể đến 80% nếu không can thiệp kịp thời. Nếu con nào sống sót thì bệnh chuyển sang thể mãn tính (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978b)[25].

- Thể mãn tính

Đây là thể tiến triển tiếp theo thể cấp tính, là thể rất nguy hiểm vì số lợn này đều mang trùng. Con vật thở nhanh, khò khè, ho từng hồi liên miên nhất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

là vào lúc thời tiết mưa nhiều độ ẩm cao, nhiệt độ hạ thấp hoặc vào ban đêm. Khớp viêm nặng, sưng to, vận động rất khó khăn, sưng nóng nhất là 2 đầu gối. Da toàn thân đỏ hoặc tím thành mảng, bong vẩy, niêm mạc miệng có màng giả. Bệnh tiến triển từ 3 - 6 tuần lễ, con vật gầy yếu dần rồi chết do suy nhược (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978b)[25].

+ Bệnh tích:

- Thể quá cấp tính

Con vật chết đột ngột, có hiện tượng xung huyết và xuất huyết khắp cơ thể, bại huyết, các niêm mạc và phủ tạng tụ máu, thấm tương dịch, nhất là ở tim có điểm xuất huyết, hạch lâm ba sưng đỏ, thủy thũng, thấm nước, hầu viêm, thấm tương dịch, lách sưng tụ máu, thận ứ máu. Da có nốt đỏ hoặc tím bầm, phổi xuất huyết, thủy thũng, thấm tương dịch (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978b)[25].

- Thể cấp tính

Con vật có bệnh tích thùy phế viêm và tụ máu tứng đám, nhất là vùng sâu và phía sau phổi có nhiều vùng gan hóa cứng ở các thời kỳ khác nhau, thấm tương dịch đỏ nhạt, khi cắt thấy có vân, có hạt nhiều màu sắc, các mô cứng nổi lên, có nhiều ổ hoại tử, viền màu vàng bẩn, tổ chức liên kết giữa các tiểu thùy dày lên, thấm nước thủy thũng nhưng không xuất huyết. Khí quản phế quản tụ máu, xuất huyết có bọt nhớt màu hồng. Màng phổi viêm dính vào lồng ngực, có khi có chấm xuấ t huyết, chứa nước ngoại xuất, có mủ màng gi, sợi huyết. Ngoại tâm mạc viêm, có nước ngoại xuất, có khi lầy nhày có sợi huyết trong lồng ngực. Hầu viêm thủy thũng, thấm tương dịch vàng. Dạ dày, ruột viêm cata, tụ máu xuất huyết. Lách hơi sưng, đỏ sẫm, có ổ viêm cứng, có khi lách bình thường. Hạch lâm ba ngực, hầu sưng tụ máu. Hạch màng treo ruột sưng thấm nước, thận ứ máu đỏ sẫm. Ở dưới da có những mảng đỏ sẫm, tím bầm ở bụng, ngực khoeo chân (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978b)[25].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo Cao Văn Hồng (2002)[9] bệnh tích ở lợn chết do tụ huyết trùng rõ nhất là thịt tím hồng, nhớt, thấm tương dịch, tỷ lệ viêm phổi khá cao tới 90,91%. Xoang ngực, xoang bụng tích nước màu vàng với tỷ lệ phát hiện từ 84,00 - 90,91%, hạch hầu sưng (93,64%), tim sưng, bao tim tích nước (97,58%).

- Thể mãn tính

Phổi viêm mãn tính, có vùng gan hóa hoại tử vàng xám cứng, có áp xe, có khi bị carein hóa như fomal, đám bã đậu hóa, phế quản viêm mãn tính, màng phổi dày ra, vùng phổi bị hoại tử có chỗ dính vào lồng ngực. Hạch lâm ba, khớp xương, mô liên kết dưới da có những đám bã đậu, gan và lách có đám cazein hóa.

Loại P. aviseptica gây bệnh tụ huyết trùng cho gia cầm. Gà, vịt thường mắc bệnh nặng và hay sảy ra những ổ dịch lớn, giết chết nhiều con. Bệnh tích chủ yếu là viêm ngoại tâm mạc, tim sưng, bao tim trương to chứa dịch thẩm xuất màu vàng, gan hơi sưng có những nốt hoại tử màu vàng nhạt, lấm tấm như đầu đinh ghim.

P. multocida có khả năng gây bệnh cho người. Thông thường người mắc

bệnh Pasteurellosis do bị súc vật bệnh cắn hoặc cào gây nhiễm khuẩn cục bộ tại chỗ với những đặc điểm như đau, phù nề hoặc có những triệu chứng toàn thân.

1.3.2. Trong phòng thí nghiệm

+ Chuột bạch: Tiêm vi khuẩn P. multocida vào dưới da hay phúc mạc,

sau khi tiêm 24 - 36 giờ gây chết chuột. Bệnh tích: ở nơi tiêm có nước và tụ máu, lồng ngực đầy nước, lá lách sưng to, ruột và phổi xuất huyết thành những chấm đỏ nhỏ.

+ Thỏ: Tiêm vi khuẩn P. multocida vào dưới da, nếu vi khuẩn có độc lực cao thì sau 1 - 2 ngày thỏ chết có bệnh tích giống như chuột bạch.

+ Bồ câu: Tiêm vi khuẩn P. multocida vào dưới da, bắp thịt hay phúc

mạc. Nếu vi khuẩn có độc lực cao thì sau 1 - 2 ngày bồ câu chết, vi khuẩn có độc lực thấp thì sau một tuần hay hơn bồ câu mới chết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng lợn, đặc điểm sinh vật của vi khuẩn pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng ở lợn tại tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)