Biện pháp phòng và trị bệnh tụ huyết trùng

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng lợn, đặc điểm sinh vật của vi khuẩn pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng ở lợn tại tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 46 - 53)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.5. Biện pháp phòng và trị bệnh tụ huyết trùng

1.5.1. Phòng bệnh

Các biện pháp phòng bệnh tụ huyết trùng cho gia súc, gia cầm cần chú ý tới các công tác sau:

+ Vệ sinh chuồng trại, môi trường chăn nuôi khô ráo, sạch sẽ, ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, bồi dưỡng chăm sóc nuôi dưỡng tốt để tăng sức chống đỡ của con vật bằng cách cho ăn những thức ăn, nước uống vệ sinh, chất lượng đảm bảo không ôi, mốc, thiu, ô nhiễm, thức ăn dễ tiêu hóa, thành phần dinh dưỡng phù hợp từng giai đoạn phát triển từng đối tượng, sử dụng gia súc hợp lý không khai thác quá mức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Nhốt cách ly lợn mới mua về trong vòng 10 - 14 ngày tại chuồng riêng trước khi nhập chung chuồng nuôi với đàn cũ. Đặc biệt những con ốm hoặc nghi mắc bệnh phải nhốt cách ly theo dõi, điều trị kịp thời dứt điểm..

+ Tiêu độc chuồng trại sau mỗi lứa xuất chuồng. Định kỳ tẩy uế, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng các chất sát trùng thông thường:Vôi bột, nước vôi tôi, các chất hóa chất thông thường khác NaOH, Han-Iodine… Ủ phân chuồng trước khi đưa ra bón cây trồng để diệt trứng ký sinh trùng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh.

+ Phòng bệnh bằng vaccine:

Theo Johnson (1989)[68] hiệu lực phòng bệnh của vaccine còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Do đặc tính của bệnh tụ huyết trùng gia súc nói chung và bệnh tụ huyết trùng lợn nói riêng thường xảy ra ở thể quá cấp tính nên điều trị kém hiệu quả, kết quả đạt được chỉ khi phát hiện bệnh và sử dụng kháng sinh sớm (Mosier, 1992)[73]. Trong trường hợp sử dụng kháng sinh ở giai đoạn cuối, khi con vật đã có xuất huyết chỉ làm tăng nhanh quá trình chết của chúng, cho nên việc phòng chống bệnh phải coi trọng công tác tiêm phòng bằng vaccine cho gia súc là chính (De Alwis, 1992a)[57]. Cũng quan điểm đó, Abeynay và cs (1992)[41] cho rằng tiêm phòng là biện pháp tích cực và hiệu quả nhất để khống chế và ngăn chặn bệnh tụ huyết trùng.

Để phòng bệnh tụ huyết trùng lợn, ngoài các biện pháp vệ sinh thú y nghiêm ngặt thì việc bổ xung kháng sinh vào thức ăn để hạn chế tỷ lệ lợn khỏe mang trùng trong đàn, ngăn cản việc bài thải mầm bệnh ra ngoài gây nhiễm cho đàn lợn là công tác cần được tiến hành (Nguyễn Vĩnh Phước 1978b)[25].

Ở Việt Nam những năm gần đây, một số tác giả đã nghiên cứu chế tạo vac-xin phòng bệnh tụ huyết trùng lợn, trong đó có các loại vaccine:

+ Vaccine sống nhược độc: Theo hướng này nhiều nhà nghiên cứu chủng vi khuẩn P. multocida nhược độc bằng cách tiếp đời vi khuẩn này qua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

động vật máu lạnh để giảm độc lực và lựa chọn tìm kiếm các chủng

P.multocida nhược độc tự nhiên có tính kháng nguyên cao dùng chế tạo

vaccine nhược độc phòng bệnh tụ huyết trùng lợn. Nguyễn Ngã và cs (1999)[18] dựa trên cơ sở chủng THT AvPS3 và chủng phó thương hàn nhược độc (chủng Smith) đã chế các loại vaccine (THT + PTH) dùng phòng một lúc 2 bệnh cho đàn lợn trong đó có bệnh tụ huyết trùng, vaccine sử dụng an toàn hiệu lực bảo hộ cho từng bệnh không thay đổi so với dùng riêng rẽ từng loại.

+ Vaccine vô hoạt có chất bổ trợ: Ở miền Bắc từ những năm 1960, Xí nghiệp thuốc thú y Trung ương Phùng được Trung Quốc giúp đỡ đã chế vaccine tụ huyết trùng lợn vô hoạt có chất bổ trợ keo phèn từ chủng Trung Quốc (FgHc), vaccine có độ an toàn, hiệu lực bảo hộ cao.

Hiệu lực vaccine có thể khác nhau do phương pháp chế tạo, do đường đưa vaccine vào cơ thể động vật. Bởi vậy, người ta kiểm tra hiệu lực của vaccine để quyết định việc sử dụng căn cứ vào khả năng phòng vệ sau khi thử thách cường độc. Có nhiều type vi khuẩn tụ huyết trùng với tính chất kháng nguyên phức tạp, độc lực không đồng đều thay đổi tùy theo cơ thể động vật và điều kiện khí hậu cho nên vaccine chưa có hiệu lực cao, ở miền Nam, trước đây sử dụng vaccine vô hoạt có bổ trợ keo phèn chế từ chủng Robert I, nhưng do vaccine có tỷ lệ phản ứng cao nên không được sử dụng nữa (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978b)[25].

Trong vaccine vô hoạt có chất bổ trợ thì vaccine có bổ trợ dầu thường có hiệu lực bảo hộ cao hơn, độ dài miễn dịch dài hơn. Tuy nhiên vaccine nhũ hóa có độ nhớt cao nên khó khăn trong việc tiêm phòng, dễ phân lớp khi bảo quản và đôi khi có phản ứng cục bộ nơi tiêm (Bain, 1982)[45].

Để nâng cao hiệu lực phòng bệnh của vaccine dùng phòng bệnh tụ huyết trùng lợn cần phải lựa chọn chủng vaccine có tính tương đồng về kháng nguyên và miễn dịch với các chủng gây bệnh ở địa phương thông qua phản ứng miễn dịch và phòng vệ chéo giữa hai chủng (Carter và De Alwis, 1989)[55].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để khắc phục các yếu điểm trên người ta phải lựa chọn các loại dầu gây nhũ tốt và tiến hành gây nhũ hai lần (Chandrasekeran, 1992)[56].

Phan Thanh Phượng và cs (1996) [28] nghiên cứu chế tạo vaccine tụ - dấu vô hoạt nhũ hóa tiêm cho lợn 2 - 3ml/con, hiệu lực phòng bệnh tụ huyết trùng là 88,9%, thời gian miễn dịch kéo dài 6 - 8 tháng.

Xuất phát từ những nguyên lý cho rằng vi khuẩn P. multocida có rất nhiều kháng nguyên (K, O…) vì vậy nếu chế tạo vaccine vô hoạt toàn khuẩn thì kháng nguyên này sẽ “che lấp” hạn chế tác dụng kích thích của kháng nguyên khác. Để các kháng nguyên đều thể hiện được khả năng kích thích tạo miễn dịch khi đưa vaccine vào cơ thể vật chủ, nhiều tác giả đã tiến hành nghiên cứu chiết tách riêng các loại kháng nguyên của

P. multocida rồi phối hợp chúng lại với nhau theo tỷ lệ nhất định kết hợp

cùng chất bổ trợ thành vaccine tiểu phần. Hiệu lực của loại vaccine này phụ thuộc nhiều vào công nghệ chiết tách các loại kháng nguyên. Nếu kháng nguyên chiết tách có trọng lượng phân tử quá nhỏ sẽ làm cho vaccine kém hiệu lực.

Trên thế giới phần lớn các nước đều dùng vaccine nhũ hóa để phòng bệnh tụ huyết trùng lợn vì vaccine này có hiệu lực cao, thời gian miễn dịch dài, liều tiêm ít.

Ở Việt nam đã và đang sử dụng các loại vaccine vô hoạt để phòng bệnh tụ huyết trùng lợn là:

+ Vaccine tụ huyết trùng lợn keo phèn: chế từ chủng P. multocida

Trung Quốc do Xí nghiệp thuốc thú y Trung Ương và Công ty thuốc Thú y TW sản xuất. Với ưu điểm của vaccine là có miễn dịch cao, độ an toàn khá tốt, hiện nay đang được sử dụng rộng rãi.

+ Vaccine tụ - dấu: Do Xí nghiệp thuốc thú y TW sản xuất, hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cao, rút liều tiêm xuống thấp (2 - 3ml/con). Vaccine có độ an toàn cao, đang được sử dụng rộng rãi tại các tỉnh phía Bắc.

Theo Cao Văn Hồng (2002)[9] trước đây nuôi cấy tĩnh đậm độ vi khuẩn thấp nên liều tiêm từ 5-10 ml/con. Nay nhờ ứng dụng công nghệ lên men, nâng cao đậm độ vi khuẩn trong 1ml canh trùng nên liều tiêm chỉ còn 1 - 3 ml/con.

1.5.2. Điều trị

Ngoài việc điều trị bệnh tụ huyết trùng lợn bằng kháng sinh và hóa dược, một số tác giả còn sử dụng phage để điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gia súc. Chế tạo kháng huyết thanh tụ huyết trùng đa giá trên ngựa dùng để điều trị bệnh tụ huyết trùng, nhưng tác dụng thường ngắn. Thời gian tác dụng tốt nhất chỉ trong vòng 16 - 24 giờ sau khi tiêm, giảm sau 48 giờ và biến mất sau 142 giờ (Bolin và Eveteth, 1951)[48].

Có thể sử dụng huyết thanh này dùng phòng bệnh và chữa bệnh nhanh cho trâu, bò, lợn, gà. Sau khi tiêm kháng huyết thanh 24 giờ, con vật có miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch kéo dài khoảng 2 - 3 tuần. Thường dùng trong bao vây và dập tắt ổ dịch, phòng bệnh cho gia súc khi vận chuyển.

Ở Việt Nam, Viện vaccine Nha Trang cũng đã chế kháng huyết thanh đa giá tụ huyết trùng trên ngựa để điều trị bệnh tụ huyết trùng trâu, bò và lợn.

Liều lượng có thể sử dụng như sau:

- Trâu, bò: Liều tiêm phòng tiêm 30-50 ml/con, liều điều trị 60-100 ml/con. - Bê, nghé: Liều tiêm phòng tiêm 10 - 20 ml/con, liều điều trị 20 - 40 ml/con. - Lợn dưới 3 tháng tuổi: Liều tiêm phòng tiêm 10 - 20 ml/con, liều điều trị 20 - 40 ml/con.

- Lợn 5 tháng tuổi: Liều tiêm phòng tiêm 20 - 30 ml/con, liều điều trị 40 - 60 ml/con.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Lợn trên 5 tháng tuổi: Liều tiêm phòng tiêm 30-40 ml/con, liều điều trị 60 - 80 ml/con.

- Vị trí tiêm dưới da, nếu tiêm tĩnh mạch thì liều giảm đi ½ liều tiêm dưới da nhưng giá thành đắt nên đến nay ít được sử dụng (Nguyễn Vĩnh Phước, 1970)[23].

Điều trị bệnh tụ huyết trùng chủ yếu bằng kháng sinh dựa theo kháng sinh đồ và kèm theo các thuốc trợ sức, trợ lực, nuôi dưỡng tốt. Kết quả điều trị phụ thuộc vào sự phát hiện bệnh sớm hay muộn, loại kháng sinh điều trị. Sự lựa chọn kháng sinh để điều trị cần xét đến các yếu tố như hoạt phổ kháng khuẩn, tác hại của thuốc lên cơ thể động vật, sự tồn dư kháng sinh trong cơ thể. Người ta cũng tính đến việc điều trị cho số đông động vật bằng cách hỗn hợp thuốc vào thức ăn, nước uống.

Hiện nay trên thị trường có một số loại thuốc kháng sinh dùng điều trị bệnh tụ huyết trùng có kết quả cao như: Streptomycin kết hợp với peniciclin, Neomycin, Nofloxacin, Kanamycin 10%, Kanatialin, Spectilin, Lincomycin 10%, Gentamycin 4%… phối hợp với thuốc trợ sức, trợ lực như: Vitamin C, Vitamin B1, trợ tim, hô hấp: Cafein…

Trong mọi trường hợp, khi đã có súc vật ốm chết trong đàn thì những súc vật sống cần phải được kiểm tra nhiệt độ chặt chẽ, điều trị ngay bằng kháng sinh cho những động có thân nhiệt cao. Việc chủ động can thiệp sớm như vậy thường mang lại hiệu quả cao.

ALLan EM và cs (1985)[44] đã nghiên cứu và cho biết P. multocida nhạy cảm với Ampiciclin, Enrofloxacin, Oxytetracylin, Neomycin. Dehoux và cs (1986)[59] sử dụng Colestin và Chloramphenicol điều trị bệnh tụ huyết trùng cho kết quả tốt.

Nhiều tác giả như Bandopahyay và cs (1991)[46], Ahn và cộng sự (1994)[43] cũng thông báo P. multocida nhạy cảm với Ampicillin, Enrofloxacin,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Oxytetracyclin, Neomycin. Dương Thế Long (1995)[14] kiểm tra tính mẫn cảm kháng sinh của P. multocida phân lập từ vật nuôi bị bệnh tụ huyết trùng ở Sơn

La cho thấy Chlotetracylin, Neomycin, Ampicilin còn mẫn cảm 100%, các loại kháng sinh như Penicillin, Streptomycin mẫn cảm thấp hơn 77,78%.

Trong quá trình sử dụng kháng sinh điều trị bệnh tụ huyết trùng lợn trước hết phải tuân theo nguyên tắc sử dụng kháng sinh là phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, dùng liều cao ngay từ mũi đầu tiên và thêm một số liệu trình sau khi hết triệu chứng để chống tái phát và mang trùng, cần phối hợp kháng sinh để chống hiện tượng kế phát (Prescott, 1998)[81].

Theo Nguyễn Đăng Khải và cs (1999)[13] điều trị bệnh tụ huyết trùng bằng các loại kháng sinh như Gentamycin, Erythromycin, Chlotetrasol, Kanamycin sẽ cho kết quả cao.

Cũng như các bệnh khác do vi khuẩn gây ra, vi khuẩn P. multocida gây ra bệnh tụ huyết trùng lợn cũng có khả năng kháng kháng sinh rất mạnh. Chlotetracyclin, Neomycin, Ampicillin vẫn mẫn cảm với 100% số chủng

P.multocida phân lập từ vật nuôi mắc bệnh tụ huyết trùng lợn ở Đắk Lắc,

ngược lại Penicillin, Streptomycin, Kanamycin 10% đều có từ 10,34-48,28% chủng kháng lại. Dùng các loại kháng sinh mẫn cảm điều trị bệnh tụ huyết trùng lợn ở Đắk Lắk cho tỷ lệ khỏi bệnh 90 - 95% (Cao Văn Hồng, 2002)[9].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 2

NỘI DUNG, ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng lợn, đặc điểm sinh vật của vi khuẩn pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng ở lợn tại tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)