3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.6. Kết quả theo dõi các triệu chứng ở lợn bệnh nghi mắc tụ huyết trùng
Trong quá trình điều tra, khi gặp những lợn ốm chúng tôi tiến hành kiểm tra các triệu chứng điển hình biểu hiện trên lâm sàng của lợn nghi mắc bệnh tụ huyết trùng, kết quả được thể hiện ở bảng 3.7.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.7: Kết quả theo dõi các triệu chứng ở lợn bệnh nghi
mắc tụ huyết trùng
Triệu chứng theo dõi
Số lợn theo dõi (con) Số lợn biểu hiện triệu chứng (con) Tính chung (%) 3 - 6 tháng > 6 tháng Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) Sốt cao 41 - 42o C 157 82 52,22 63 40,13 92,35
Khó thở, chảy nước mũi 157 87 55,41 61 38,85 94,26 Tiết nước bọt 157 84 53,50 62 39,49 92,99 Hầu sưng, thủy thũng, lan
rộng xuống cổ 157 79 50,32 59 37,58 87,90 Trên da nổi những chấm
đỏ hoặc từng đám tím bầm ở vùng lưng, ngực, tai, đùi
157 74 47,13 60 38,22 85,35
Qua theo dõi 157 con lợn ốm nghi mắc bệnh tụ huyết trùng chúng tôi thấy lợn đều có biểu hiện, sốt cao 41 - 42o
C chiếm tỷ lệ 92,35%, khó thở chảy nước mũi chiếm tỷ lệ 94,26%, tiết nước bọt chiếm tỷ lệ 92,99%, hầu sưng và thủy thũng lan rộng xuống cổ chiếm tỷ lệ 87,90%. Con vật mệt mỏi, kém ăn, hoặc bỏ ăn, lợn mắc bệnh có biểu hiện trên da có những chấm đỏ, hoặc từng đám tím bầm ở vùng ngực, tai bẹn chiếm tỷ lệ 85,35%. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của các tác giả Nguyễn Vĩnh Phước (1978b)[25], Lê Văn Năm và cs (1999)[16], Đỗ Quốc Tuấn (2008)[39] cũng cho biết biểu hiện triệu chứng của thể bệnh này là lợn sốt cao 41 - 42o
C, hoạt động của hệ tim mạch yếu nên xuất hiện sung huyết (tím) ở da vùng bụng, tai, đùi, lợn chết 1 - 2 ngày thậm chí trong vòng vài giờ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn