0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng lợn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG LỢN, ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT CỦA VI KHUẨN PASTEURELLA MULTOCIDA GÂY BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở LỢN TẠI TỈNH PHÚ THỌ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ (Trang 43 -46 )

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.4. Chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng lợn

1.4.1. Chẩn đoán lâm sàng và giải phẫu bệnh

Dựa vào triệu chứng, bệnh tích và dịch tễ học của bệnh tụ huyết trùng lợn để làm căn cứ và cơ sở chẩn đoán lâm sàng. Nhưng chẩn đoán lâm sàng và giải phẫu bệnh đóng vai trò quyết định.

Bệnh Tụ huyết trùng là 1 trong 4 bệnh đỏ của lợn, do đó việc chẩn đoán về mặt lâm sàng, rất khó phân biệt bệnh tụ huyết trùng với những bệnh đỏ khác của lợn, nhất là ở thể quá cấp. Người ta thường căn cứ vào một số triệu chứng và bệnh tích của bệnh tụ huyết trùng lợn tập trung vào bộ máy hô hấp mà phân biệt với các bệnh khác.

Về mặt dịch tễ học, bệnh tụ huyết trùng không lây lan mạnh và không giết hại nhiều lợn (trừ trường hợp nuôi tập trung nhiều, quy mô lớn…). Lợn giai đoạn từ 3 - 6 tháng mắc nhiều nhất.

+ Phân biệt với bệnh Dịch tả lợn: Triệu chứng hô hấp khó thở, thở khò khè, chảy nước mũi giai đoạn đầu trong, sau đó đặc, có bệnh tích ở phổi như viêm tụ máu có nhiều vùng gan hóa, nhưng không trầm trọng bằng bệnh tụ huyết trùng. Với bệnh tụ huyết trùng: bệnh tích ở phổi có nhiều vùng gan hóa, hoại tử cứng thấm tương dịch đỏ nhạt, cắt có bọt khí và có vân gây khó thở, thở ướt khò khè, âm ran ướt, tiếng thở có âm đục. Cần chú ý đến tính chất lây lan mạnh và giết hại nhiều lợn ở bệnh dịch tả vì do vi rút gây bệnh, tính chất xuất huyết trầm trọng như: lấm chấm xuất huyết ở da, niêm mạc, tương mạc, mô như đầu đinh ghim, đi ỉa chảy trầm trọng, loét thành ruột.

+ Phân biệt với hai bệnh đóng dấu lợn và phó thương hàn lợn

trong đó lá lách sưng to, đối với bệnh tụ huyết trùng, biểu hiện lách sưng ít hoặc không sưng, trong bệnh phó thương hàn lợn: lợn con ỉa chảy nhiều, phân vàng, kêu rên đau nhiều khi đại tiện, bệnh tích loét thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ruột già nặng, trong bệnh đóng dấu lợn: trên da toàn thân xuất hiện những dấu đỏ đa dạng hình, hình vuông hoặc đa giác, tam giác hình tròn, quả chám đỏ tím bầm đặc biệt.

+ Phân biệt với bệnh Viêm phổi địa phương: có triệu chứng hô hấp

đặc biệt, thở thể bụng, bụng hóp lại khi thở, thở gấp (tần số hô hấp trên 100-200 lần), hắt hơi, ho từng tiếng, từng hồi, từng chuỗi và bệnh tích gan hóa, nhục hóa, tụy tạng hóa của các thùy tim, thùy nhọn và thùy hoành cách mô.

+ Phân biệt với bệnh Cúm lợn con (dưới 2 tháng tuổi): có triệu

chứng đặc biệt là hắt hơi, thở ngắn như giật bằng bụng, thở nhanh, thở ra hai thì bằng bụng và bệnh tích ở phổi có những vùng viêm đỏ nâu ở các thùy trước.

1.4.2. Chẩn đoán vi khuẩn học

Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001)[32] chẩn đoán vi khuẩn học để xác định P. multocida có thể tiến hành các bước sau:

* Kiểm tra trên kính hiển vi

Lấy bệnh phẩm và kiểm tra tiêu bản nhuộm: bệnh phẩm tươi lấy từ máu tim, gan, lách, phổi, tủy xương, dịch thủy thũng của động vật nghi mắc bệnh tụ huyết trùng, bảo quản trong lạnh và chuyển đến phòng thí nghiệm để làm tiêu bản, nhuộm theo phương pháp Gram, soi kính phát hiện vi khuẩn nhỏ, ngắn hình trứng, bắt màu xẫm ở hai đầu, Gram âm, không có lông, không nha bào, có giáp mô nhưng khó phát hiện. Những bệnh phẩm nếu lấy từ lợn chết lâu thì lấy bệnh phẩm là xương ống. Do nhiễm trùng máu là giai đoạn đầu của quá trình sinh bệnh nên các mẫu máu lấy từ các gia súc nghi mắc bệnh có triệu chứng lâm sàng của bệnh vẫn có thể cho kết quả âm tính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong trường hợp động vật mắc bệnh ở thể mãn tính hay bệnh phẩm thối thì khó phát hiện vi khuẩn trên kính hiển vi, cần đem bồi dưỡng trong các môi trường và tiêm động vật thí nghiệm.

* Nuôi cấy phân lập

Bệnh phẩm là máu, tim hoặc tủy xương được hòa loãng trong 2 - 3 ml nước sinh lý, đem ria cấy trực tiếp lên thạch máu, nếu bệnh phẩm là xương ống thì trước khi cấy phải tiêu độc bên ngoài bằng cồn. Trong trường hợp bệnh phẩm lấy từ động vật đã chết lâu hoặc lấy không vô trùng thì các tạp khuẩn sẽ phát triển lấn át và việc phân lập vi khuẩn tụ huyết trùng sẽ rất khó.

Nuôi cấy trên môi trường thạch máu, sau 24 giờ trong tủ ấm 37oC, sẽ hình thành khuẩn lạc nhỏ trong suốt, mặt vồng, không dung huyết thì đem phiết kính để kiểm tra trên kính hiển vi và xác định các đặc tính sinh hóa.

* Tiêm động vật thí nghiệm

Thông qua các phản ứng sinh vật học, lấy một lượng nhỏ máu hoặc tủy xương đã được pha loãng (0,2ml) được tiêm cho chuột bạch bằng đường tĩnh mạch hoặc xoang phúc mạc. Nếu có vi khuẩn P. multocida thì chuột sẽ chết

sau khi tiêm 24 - 36 giờ. Có những bệnh tích xuất huyết tụ huyết, trong cơ thể động vật thí nghiệm. Có thể quan sát thấy vi khuẩn P. multocida trên tiêu bản nhuộm máu tim và các khuẩn lạc P. multocida sẽ phát triển thuần khiết trên thạch máu, khuẩn lạc P. multocida trên thạch máu có dạng láng bóng, màu trắng xám, đường kính khoảng 1mm sau 24 giờ nuôi cấy ở 37o

C.

1.4.3. Các phương pháp xác định vi khuẩn P. multocida phân lập được

Vi khuẩn phân lập được từ các mẫu bệnh phẩm được xác định bằng các đặc tính hình thái và nuôi cấy vi khuẩn, kiểm tra các đặc tính sinh vật học và huyết thanh học của các chủng phân lập được.

+ Các phản ứng sinh hóa:Chuyển hóa đường: P. multocida có khả năng lên men nhưng không sinh hơi đường glucose, saccarose, mannit. Không lên men đường lactose, maltose.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Các phản ứng sinh hóa khác như: - Indol: sản sinh Indol

- Voges Proskauer: âm tính - Methylen Red: âm tính - H2S: Sản sinh bất thường. - Catalaza: Dương tính. + Chẩn đoán huyết thanh học

Xác định serotype P.multocida phân lập bằng phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính, phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu cừu để định type kháng nguyên giáp mô và phản ứng kết tủa khuếch tán trong thạch để xác định kháng nguyên thân từ đó khẳng định chắc chắn vi khuẩn này (Nguyễn Như Thanh và cs 2001)[32].

Có thể dùng phản ứng ngưng kết để chẩn đoán phương pháp này để chẩn đoán nhanh động vật nghi mắc bệnh tụ huyết trùng. Dùng que cấy bạch kim lấy 1 khuẩn lạc riêng rẽ từ thạch máu, hòa loãng với 1 giọt nước sinh lý trên phiến kính, thêm 1 giọt kháng nguyên huyết thanh phản ứng dương tính khi thấy có đám ngưng kết dạng bông xuất hiện trong vòng 30 giây.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG LỢN, ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT CỦA VI KHUẨN PASTEURELLA MULTOCIDA GÂY BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở LỢN TẠI TỈNH PHÚ THỌ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ (Trang 43 -46 )

×