3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.7. Kết quả kiểm tra bệnh tích của lợn ốm nghi mắc bệnh tụ huyết trùng
Để có cơ sở xác định bệnh THT đối với những lợn có biểu hiện triệu chứng nghi mắc bệnh tụ huyết trùng, chúng tôi tiến hành mổ khám và kiểm tra bệnh tích những lợn chết, kết quả được thể hiện qua bảng 3.8
Bảng 3.8:Kết quả kiểm tra bệnh tích của lợn ốm nghi mắc bệnh tụ huyết trùng
Triệu chứng theo dõi
Số lợn theo
dõi (con)
Số lợn biểu hiện triệu chứng (con) Tính chung (%) 3 - 6 tháng > 6 tháng Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%)
Viêm phổi thùy, có nhiều
vùng gan hóa, khi cắt có vân 12 8 66,67 3 25,00 91,67 Hạch phổi xung huyết 12 7 58,33 3 25,00 83,33 Khí quản, phế quản có bọt
khí lẫn máu 12 6 50,00 2 16,67 66,67
Ngoại tâm mạc viêm, có nước ngoại xuất và có khi có lầy nhầy
12 5 41,67 1 8,33 50,00
Kết quả mổ khám 12 con thì cả 12 con đều có biểu hiện bệnh tích của lợn nghi mắc bệnh tụ huyết trùng như: Viêm phổi thùy, có nhiều vùng gan hóa, khi cắt có vân chiếm tỷ lệ 91,67%; hạch phổi xuất huyết biểu hiện là 83,33%; khí quản, phế quản có bọt khí lẫn máu là 66,67%. Riêng ngoại tâm mạc viêm, có nước ngoại xuất và có khi có lầy nhầy biểu hiện ở tỷ lệ 50,00%. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của các tác giả Nguyễn Vĩnh Phước (1978a)[24], Cao Văn Hồng (2002)[9], Đỗ Quốc Tuấn (2008)[39] đã miêu tả. Qua theo dõi bệnh tích của bệnh cho thấy bệnh tụ huyết trùng lợn ở địa phương nghiên cứu thuộc thể nhiễm trùng máu, xuất huyết, bệnh thường diễn ra ở thể quá cấp tính và cấp tính và do vi khuẩn P. multocida có độc lực cao gây ra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phan Đình Đỗ và Trịnh Văn Thịnh (1958)[2] nhận xét rằng ở Việt Nam bệnh tụ huyết trùng lợn chủ yếu ở thể nhiễm trùng máu, xuất huyết được phát hiện từ thế kỷ 19. Bain và cs (1982)[45] thông báo thể nhiễm trùng huyết - xuất huyết thường thấy ở các nước châu Á và châu Phi. Từ kết quả theo dõi và mổ khám cho thấy nhận xét chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả trên.