Những nghiên cứu về giống

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng tinh dầu hồi (illicium verum hook.f.) tại lạng sơn (Trang 25 - 27)

Giống cây trồng nói chung là một trong những tiến bộ kỹ thuật mang tính đột phá nhằm nâng cao năng suất và chất lƣợng các sản phẩm. Nhận thức đƣợc vấn đề này các nhà khoa học trong nƣớc cũng đã quan tâm đến lĩnh vực giống từ khá nhiều năm trƣớc đây. Tuy đã có nhiều cố gắng trong lĩnh vực giống nhất là cải thiện giống Hồi có năng suất, chất lƣợng cao, nhƣng do hạn chế về kinh phí cũng nhƣ thời gian nghiên cứu, các nghiên cứu về cải thiện giống Hồi trong thời gian gần đây cũng đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định có thể điểm qua 1 số kết quả sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16

1.2.5.1. Nghiên cứu về bảo quản hạt giống

Thu hái, bảo quản hạt giống Hồi là vấn đề ít đƣợc quan tâm, trƣớc đây chủ yếu bảo quản theo kinh nghiệm của nhân dân địa phƣơng, những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan, nổi bật là công trình nghiên cứu của Bùi Ngạnh và Trần Quang Việt (1981), bƣớc đầu các tác giả đã tổng kết đƣợc các kinh nghiệm và tiến hành một số thí nghiệm về thời điểm thu hái, phƣơng pháp chế biến, và bảo quản hạt giống. Kỹ thuật làm đất và nuôi cấy cây con trong vƣờn ƣơm.

Đặc biệt gần đây có công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh lý và bảo quản hạt Hồi của Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Tuấn Hƣng và các cộng sự (2002) đã xác định hạt hồi có thể bảo quản ở độ ẩm ban đầu (39%), hoặc rút xuống độ ẩm 35%. Bảo quản ở nhiệt độ 50

C trong tủ lạnh khô hoặc trong kho hạt thì sau một năm tỷ lệ nảy mầm chỉ giảm bớt 10-37% so với ban đầu, trong khi bảo quản ở nhiệt độ phòng nhƣ trƣớc đây thì sau 3 tháng về cơ bản hạt đã mất sức nảy mầm [19].

1.2.5.2. Những nghiên cứu về chọn giống và nhân giống

Chọn giống và nhân giống là 2 nội dung rất quan trọng luôn luôn đƣợc gắn liền với nhau trong công tác cải thiện giống cây rừng nói chung và cải thiện giống Hồi nói riêng, nhƣng các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này cả ở trong và ngoài nƣớc hiện nay rất ít. Hồi đƣợc nhân giống chủ yếu từ hạt. Hạt cần thu từ những cây khoẻ, sai quả, chống chịu sâu bệnh tốt, ở giai đoạn từ 15 - 20 năm tuổi. Hạt Hồi mất sức nảy mầm rất nhanh, nên cần gieo ngay sau khi thu hoạch. Nếu cần lƣu giữ phải bảo quản trong cát ẩm vài ba tuần, song tỉ lệ nảy mầm sẽ giảm. Theo hƣớng dẫn canh tác trên đất dốc của nhà xuất bản Nông nghiệp (1995) (tập I,II,III, IIV) [29] để hạt nảy mầm tốt, trƣớc khi gieo cần xử lý bằng nƣớc ấm (35-37°C) trong 2-3 giờ. Đất để gieo hạt cần xử lý qua thuốc diệt nấm, làm sạch cỏ, giữ độ ẩm và che nắng. Trƣớc khi gieo cần xử lý hạt bằng nƣớc ấm (33-370

C) trong vòng 2-3 giờ. Sau khi gieo hạt khoảng 40-90 ngày hạt bắt đầu nảy mầm. Khoảng 18-20 tháng sau khi gieo cây non cao khoảng 50-70 cm là có thể đem trồng. Đối với lĩnh vực nhân giống vô tính, có lẽ cây Hồi khó nhân giống vô tính, phạm vi phân bố hẹp nên ít đƣợc quan tâm. Duy chỉ có công trình nghiên cứu về nhân giống Hồi của Nguyễn Huy Sơn (2004)[20]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17

đã chọn đƣợc một số cây trội của Hồi có năng suất quả cao và có triển vọng cho sản lƣợng quả cao, đã nhân giống bằng phƣơng pháp giâm hom và phƣơng pháp ghép bằng các vật liệu giống các cây trội đã đƣợc chọn. Kết quả nghiên cứu đã chọn đƣợc 18 cây trội tại huyện Văn Quan, Văn Lãng, Cao Lộc có hàm lƣợng tinh dầu ≥ 7,0%, độ đông ≥ 170

C hàm lƣợng anethol ≥ 95% để lấy vật liệu nhân giống. Đồng thời đã chỉ ra cây Hồi nhân giống bằng giâm hom khó ra rễ hơn các loại cây rừng khác, với hom thân cây 2 tuổi gieo từ hạt, thời gian giâm vào tháng 7, thuốc kích thích ra rễ IAA nồng độ 1% đã cho tỷ lệ ra rễ 70%. Bên cạnh kết quả nhân giống bằng phƣơng pháp giâm hom, kết quả nhân giống bằng phƣơng pháp ghép đã có những kết quả khả quan, song tỷ lệ cây xuất vƣờn đạt tỷ lệ thấp. Mặt khác, cây xuất vƣờn tỷ lệ chết sau 12 tháng và 24 tháng rất cao.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng tinh dầu hồi (illicium verum hook.f.) tại lạng sơn (Trang 25 - 27)