Tại Lạng Sơn cũng nhƣ một số tỉnh có gây trồng Hồi, ngƣời dân địa phƣơng chủ yếu vẫn thu hái, chế biến và bảo quản theo kinh nghiệm có sẵn. Quả Hồi sau khi thu hoạch cần đem phơi ngay vì để lâu dễ bị mốc, cũng có thể nhúng qua nƣớc sôi trong vài phút để diệt nấm rồi mới phơi. Với cách làm này, quả có màu đỏ đẹp nhƣng hàm lƣợng tinh dầu giảm đi chút ít. Thƣờng 100 kg quả tƣơi sau khi phơi khô cho chừng 25-30 kg quả khô. Hiện nay việc đánh giá thực trạng tình hình sản xuất và thị trƣờng xuất khẩu còn rất ít. Tuy nhiên có thể điểm qua một số kết quả nghiên cứu về lĩnh vực này nhƣ sau:
- Tình hình sản xuất
Ở Việt Nam, do đặc tính sinh thái và phân bố hẹp nên hồi chỉ đƣợc trồng ở một số huyện thuộc tỉnh Lạng Sơn và huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) thuộc vùng Đông Bắc. Một số tỉnh khác cũng đã tiến hành trồng thử hồi nhƣ Hà Giang, Yên Bái, Thái Nguyên, nhƣng chủ yếu là trồng rải rác trong các hộ gia đình hiện chƣa thống kê đƣợc (Lƣu Đàm Cƣ, Ninh Khắc Bản, 2006).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21
Theo số liệu năm 2004 từ nguồn điều tra thực địa và các cơ quan địa phƣơng năm, diện tích, sản lƣợng và trữ lƣợng quả hồi hàng năm ở các tỉnh nhƣ sau:
Bảng 1.4: Diện tích, sản lƣợng và trữ lƣợng quả Hồi hàng năm ở các tỉnh Đông Bắc Bộ Huyện Diện tích (ha) Diện tích có trữ lƣợng (ha) Sản lƣợng (tấn quả) Trữ lƣợng (tấn quả) Tổng số 45.625,0 20.204,9 7.008,8 33.004,3 Quảng Ninh 6.473,0 5.803,0 1.500 1.320,0 Bình Liêu 6.408,0 5.803,0 1.500 1.320,0 Đầm Hà 50,0 - - - Hải Hà 15,0 - - - Lạng Sơn 32.206,0 10.812,7 4.468,0 23.788,0 Văn Lãng 3.797,1 1.195,2 750,0 2.629,4 Chi Lăng 1.318,1 718,8 567,5 1.581,4 Tràng Định 3.586,2 101,0 61,5 222,2 Bắc Sơn 3.206,2 452,0 325,3 994,4 Thị xã Lạng Sơn 239,4 239,4 58,5 526,7 Cao Lộc 2.905,4 2.120,1 861,2 4.664,2 Lộc Bình 369,0 369,0 82,3 811,8 Bình Gia 7.649,4 3.087,8 928,1 6.793,2 Đình Lập 338,4 338,4 42,0 744,5 Văn Quan 8.797,1 2.191,0 791,6 4.820,2 Cao Bằng 4.240,3 2.891,1 852,8 6.360,5 Thạch An 3.147,7 2.446,3 635,0 5.381,9 Trà Lĩnh 1.001,1 421,8 217 928,0 Hạ Lang 84,5 23 0,8 50,6 Nguyên Bình 7,0 - - - Bắc Kạn 2.705,8 698,1 188,0 1535,8 Na Rì 2.519,8 674,4 187,0 1.483,7 Bạch Thông 185,4 23,7 1,0 52,1 Pác Nậm 28,6 - - -
Cho tới năm 2003, diện tích trồng hồi chính thức mới chỉ thống kê đƣợc ở bốn tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc kạn và Quảng Ninh. Qua số liệu thống kê cho thấy diện tích rừng trồng hồi chỉ đạt trên 45 ngàn hecta, sản lƣợng quả đạt 7.008 tấn (2003), trị giá khoảng 70 tỷ đồng. Con số thống kê đƣợc này còn khác xa với thực tế, do việc thu mua hoa hồi chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ, số lƣợng hoa hồi do tƣ thƣơng bán qua biên giới chƣa kiểm soát hết đƣợc. Tuy nhiên con số này cũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22
cho thấy nguồn thu nhập từ cây Hồi cũng khá lớn, góp phần không nhỏ trong việc xóa đói giảm nghèo cho ngƣời dân vùng sâu vùng xa.
Đối với trữ lƣợng, do cây hồi có chu kỳ khai thác rất dài có thể đạt tới hàng chục năm, nên việc tính trữ lƣợng cho cả chu kỳ không thể thực hiện đƣợc.
Khi nghiên cứu về thị trƣờng xuất khẩu quả Hồi, Lã Đình Mỡi (2001)[11] cho thấy quả Hồi khô thƣờng đƣợc gọi là “hoa Hồi” là sản phẩm tiêu thụ chủ yếu trên thị trƣờng. Yêu cầu trong nƣớc đối với tinh dầu hồi không lớn. Phần lớn quả hồi và tinh dầu hồi đƣợc xuất khẩu sang Pháp, Hà Lan, Singapore, Anh, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản… Giá xuất khẩu khoảng 1.000 USD/ tấn quả và 3,5 USD/kg tinh dầu. Ngƣời ta ƣớc tính, năm 1993 khối lƣợng tinh dầu hồi mua bán trên thế giới đạt khoảng 4,5 triệu USD. Qua nghiên cứu thị trƣờng Châu Âu, tác giả đã xác định các chỉ tiêu chất lƣợng quả Hồi khô thông qua bảng tiêu chuẩn sau:
Bảng 1.5: Tiêu chuẩn quả Hồi khô xuất khẩu vào thị trƣờng Châu Âu
TT Chỉ tiêu chất lƣợng
Phân hạng
Siêu hạng Loại I Loại II
1 Tỷ lệ quả có đƣờng kính trên 25 mm (%) 95 85 80
2 Tỷ lệ vụn nát tối đa (%) 3 5 10
3 Độ ẩm (%) < 13,5 < 13,5 < 13,5
4 Tạp chất (%) < 0,5 < 1,0 < 1,0
5 Số lƣợng hạt tối đa trong 100g quả 100 120 130
6 Hàm lƣợng tinh dầu tối thiểu (%) 10 8 6
Theo số liệu của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (2005), ở nƣớc ta, trong giai đoạn 1960 - 1975, sản lƣợng quả Hồi khô ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng hàng năm biến động 3.500 - 5.000 tấn. Lƣợng quả Hồi khô xuất khẩu sang Trung Quốc, Nga, Cu Ba, các nƣớc Đông Âu thƣờng trong khoảng 1.500 - 3.000 tấn/năm. Riêng tinh dầu, hàng năm chƣng cất đƣợc từ 150 - 200 tấn. Riêng năm 1987, lƣợng tinh dầu Hồi đã xuất khẩu đƣợc khoảng trên 120 tấn, chủ yếu là thị trƣờng Pháp (80 tấn), còn lại là Đức, Nga, Bungari, Tiệp, Ba Lan… Ngoài ra khối lƣợng đáng kể quả Hồi và tinh dầu Hồi đã đƣợc bán trực tiếp sang Trung Quốc từ những ngƣời sản xuất.
Theo Lƣu Đàm Cƣ, Ninh Khắc Bản (2006), những năm gần đây sản lƣợng tinh dầu Hồi từ Lạng Sơn và Quảng Ninh giảm rõ rệt do diện tích trồng Hồi đã bị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23
thu hẹp. Sản lƣợng quả hồi hiện nay hầu hết đƣợc xuất khẩu sang Trung Quốc qua con đƣờng buôn bán lẻ tiểu nghạch của tƣ nhân. Do Trung Quốc đã đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm hoa Hồi, nên họ nhập sản phẩm hoa Hồi từ Việt Nam để chế biến rồi tái xuất khẩu sang các nƣớc khác. Vì vậy, ngoài bị mất thƣơng hiệu, giá cả thị trƣờng hoa Hồi Việt Nam do ngƣời Trung Quốc quyết định, nhƣ vậy ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống của các chủ rừng Hồi, đặc biệt là ngƣời dân Lạng Sơn, nơi đƣợc coi là “rốn Hồi” của Việt Nam. Đây là thách thức không nhỏ đặt ra đối với ngƣời dân kinh doanh rừng Hồi..
Để dần lấy lại vị trí của cây hồi Xứ Lạng trên thị trƣờng, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn đã tiến hành các bƣớc đăng bạ để bảo hộ thƣơng hiệu Hồi Xứ Lạng. Bên cạnh đó việc các chuyên gia thuộc viện hóa học thuộc viện Khoa học Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công quy trình chiết xuất acid Shikimic từ hoa hồi. Một lần nữa khẳng định thêm Hoa hồi xứ Lạng là một tài sản quốc gia đúng nhƣ thƣơng hiệu đã đƣợc công nhận.
Tóm lại: Thông qua các kết quả cứu của các công trình đã nghiên cứu liên quan cả trong và ngoài nƣớc cho thấy Trung Quốc là nƣớc phát triển cây Hồi khá mạnh, các nhà khoa học Trung Quốc đã quan tâm đến cây Hồi từ rất sớm, đến nay đã có khá nhiều thành tựu, đặc biệt là những tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất chất lƣợng rừng Hồi, từ nghiên cứu chọn tạo giống đến gây trồng và đến tinh chế tinh dầu cũng nhƣ thị trƣờng tiêu thụ. Hiện nay Viện Khoa học lâm nghiệp Quảng Tây đã chọn tạo đƣợc trên 100 giống Hồi cao sản để phát triển sản xuất. Hơn nữa, các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất chất lƣợng rừng Hồi đã đang tiếp tục đƣợc nghiên cứu nhƣ các chất vi lƣợng để bón thúc, các biện pháp phục tráng rừng Hồi già…
Tuy đã có nhiều tiến bộ kỹ thuật ở nƣớc ngoài, nhƣng việc áp dụng cũng nhƣ chuyển giao công nghệ vào nƣớc ta, trong một điều kiện hoàn cảnh cụ thể ở Lạng Sơn còn nhiều vấn đề cần phải thử nghiệm thăm dò. Do vậy, một số vấn đề cần phải đặt ra để tiếp tục nghiên cứu sâu đây:
1. Nghiên cứu vùng chọn giống từ đó lựa chọn cây trội có sản lƣợng, chất lƣợng dầu cao nhằm tạo ra nguồn cây mẹ phục vụ công tác giống cho cải tạo nâng cao năng suất chất lƣợng rừng Hồi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24
2. Nghiên cứu thời vụ thu hái thích hợp để lựa chọn thời điểm thu hái cho hàm lƣợng, chất lƣợng tinh dầu cao nhất.
3. Nghiên cứu, đánh giá ảnh hƣởng của tuổi cây đến năng suất chất lƣợng tinh dầu Hồi, từ đó lựa chọn tuổi cây phù hợp cho việc lựa chọn cây trội cũng nhƣ tuổi thu hái phù hợp.
4. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân vô tính, đặc biệt là phƣơng pháp ghép nhằm để nâng cao năng suất, chất lƣợng giống phục vụ trồng rừng Hồi ở Lạng Sơn nói riêng và khu vực Đông Bắc nói chung.
5. Bƣớc đầu đánh giá mô hình trồng rừng bằng cây ghép.
Trên đây là một số vấn đề đặt ra trong giai đoạn trƣớc mắt, trong phạm vi đề tài này hy vọng có thể giải quyết đƣợc một phần nào nhằm góp phần nâng cao năng suất chất lƣợng rừng Hồi trồng ở Lạng Sơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25
Chƣơng II
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1.1 Mục tiêu chung
Xác định đƣợc một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lƣợng các sản phẩm Hồi ở Lạng Sơn.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định đƣợc ảnh hƣởng của thời điểm thu hái, tuổi cây đến hàm lƣợng, chất lƣợng tinh dầu Hồi.
- Lựa chọn đƣợc cây trội có sản lƣợng quả cao, hàm lƣợng tinh dầu cao và chất lƣợng tinh dầu tốt làm cây mẹ.
- Xác định đƣợc một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cây Hồi bằng phƣơng pháp ghép.
- Bƣớc đầu đánh giá đƣợc khả năng sinh trƣởng, phát triển của cây Hồi ghép sau 1 năm trồng ở trên rừng.
2.2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Hồi đƣợc trồng hầu hết các huyện của tỉnh Lạng Sơn, nhƣng vùng trồng Hồi tập trung chủ yếu ở huyện Văn Quan. Hồi trồng ở Văn Quan nổi tiếng có chất lƣợng tốt. Vì vậy đề tài đã lựa chọn hai lâm phần Hồi trồng ở hai xã Tân Đoàn và xã Đồng Giáp, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn để thực hiện các nghiên cứu.
- Tại Tân Đoàn các khu rừng trồng trên diện tích 20 ha chủ yếu của các hộ gia đình: ông Vi Văn Bắc, Vi Văn Ngang
- Tại Đồng Giáp: các khu rừng trên diện tích 20 ha chủ yếu là các hộ gia đình: ông Vy Xuân Be, Vy Văn Thọ, Lăng Văn An, Lý Văn Khao, Lăng Văn Thống, Hà Thị Thìn, Lăng Văn Hùng.
- Địa điểm thực hiện nhân giống bằng phƣơng pháp ghép tại vƣờn ƣơm nhân giống Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn và vƣờn ƣơm nhân giống Công ty cổ phần giống Lâm nghiệp vùng Đông Bắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26
- Địa điểm phân tích các chỉ tiêu xác định hàm lƣợng, chất lƣợng tinh dầu trong quả Hồi đƣợc thực hiện tại Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp.
2.2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là rừng Hồi từ 1 năm tuổi đến 45 năm tuổi, trong đó:
- Rừng trồng 1 năm tuổi là rừng trồng bằng cây ghép có diện tích 2 ha đƣợc trồng tại khu đất thuộc hộ gia đình ông Nguyễn Công Trọng thuộc xã Tân Đoàn, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn nhằm mục đích đánh giá khả năng sinh trƣởng của cây ghép 11 tháng tuổi sau trồng.
- Rừng trồng 30 tuổi có diện tích 20 ha chủ yếu của các hộ gia đình ông Vi Văn Bắc, Vi Văn Ngang thuộc xã Tân Đoàn, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn thu hái quả nhằm đánh giá vùng chọn giống.
- Rừng trồng 30 tuổi chủ yếu là của các hộ gia đình: Hà Thị Thìn, Lăng Văn Hùng xã Đồng Giáp, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn thu hái quả nhằm đánh giá vùng chọn giống.
- Rừng trồng 45 tuổi của các hộ gia đình: ông Vy Xuân Be, Lăng Văn Thống, Lý Văn Khao xã Đồng Giáp, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn thu hái quả nhằm đánh giá lựa chọn cây trội về sản lƣợng quả, hàm lƣợng và chất lƣợng tinh dầu nhằm để lấy vật liệu nhân giống.
- Rừng trồng 15 tuổi là rừng trồng của các hộ Vy Văn Thọ; rừng trồng 30 tuổi của hộ gia đình ông Lăng Văn An; rừng trồng 45 tuổi của hộ gia đình các hộ Vy Xuân Be, Lý Văn Khao xã Đồng Giáp, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn để thu hái quả nhằm đánh giá ảnh hƣởng tuổi cây mẹ và thời vụ thu hái đến hàm lƣợng, chất lƣợng tinh dầu
- Cành ghép đƣợc lấy ở các trội đã đƣợc tuyển chọn cả về sản lƣợng quả, hàm lƣợng và chất lƣợng tinh dầu. Gốc ghép là cây con 2 năm tuổi gieo từ hạt; Chiều cao cây 50-80 cm; Đƣờng kính gốc từ 0,35 - 0,75 cm; thân thẳng, lá không bị dị dạng, không sâu bệnh. Thời điểm ghép: chia 2 đợt: Đợt 1: tháng 2/2008 dƣơng lịch; Đợt 2: tháng 2/2009 dƣơng lịch. Phƣơng pháp ghép: áp dụng phƣơng pháp nêm nối ngọn và ghép áp bên thân.
2.2.3. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Chỉ tập trung nghiên cứu một số chỉ tiêu chọn giống và nhân giống nhằm nâng cao chất lƣợng giống phục vụ sản xuất. Ngoài ra, bổ sung một số biện pháp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27
nhằm nâng cao hàm lƣợng, chất lƣợng tinh dầu trong quả nhƣ thời vụ thu hoạch, tuổi cây thu hoạch và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất chất lƣợng rừng Hồi.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2 /2009 đến tháng 10/2010.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng thời điểm thu hái quả và tuổi cây đến hàm lƣợng và chất lƣợng tinh dầu trong quả. và chất lƣợng tinh dầu trong quả.
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời điểm thu hái quả đến hàm lƣợng và chất lƣợng tinh dầu.
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của tuổi cây mẹ đến hàm lƣợng và chất lƣợng tinh dầu.
2.3.2. Nghiên cứu chọn giống Hồi theo sản lƣợng quả và chất lƣợng tinh dầu
- Xác định lâm phần để chọn giống.
- Xác định tƣơng quan giữa sản lƣợng quả và chất lƣợng tinh dầu với một số chỉ tiêu sinh trƣởng.
- Chọn cây trội theo 3 chỉ tiêu: sản lƣợng quả, hàm lƣợng và chất lƣợng tinh dầu.
2.3.3. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật ghép Hồi
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của kích thƣớc gốc ghép đến tỷ lệ sống và sinh trƣởng của chồi ghép.
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của phƣơng pháp ghép và cây mẹ đến tỷ lệ sống và sinh trƣởng của chồi ghép.
2.3.4. Đánh giá mô hình rừng trồng bằng cây ghép
- Khả năng sinh trƣởng đƣờng kính của chồi ghép. - Khả năng sinh trƣởng chiều cao chồi ghép.
2.3.5. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lƣợng tinh dầu hồi. lƣợng tinh dầu hồi.
- Tiêu chí chọn giống Hồi.
- Kỹ thuật nhân giống bằng phƣơng pháp ghép. - Thời điểm thu hái quả Hồi
- Tuổi cây mẹ cho tinh dầu Hồi cao - Kỹ thuật gây trồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28
Sơ đồ 1: Các bƣớc tiến hành nghiên cứu Thu thập thông tin, kế thừa các tài liệu, số liệu
đã có
Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng tinh dầu Tổng hợp, phân tích,
đánh giá kết quả Điều tra, thu thập số
liệu ngoại nghiệp
N/c thời điểm thu hái và tuổi
cây mẹ đến hàm lƣợng và