0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG TINH DẦU HỒI (ILLICIUM VERUM HOOK.F.) TẠI LẠNG SƠN (Trang 46 -109 )

3.1.1. Vị trí địa lý

Văn Quan là một huyện của tỉnh Lạng Sơn, nằm cách thành phố Lạng Sơn khoảng 40 km về phía Tây Nam, có tọa độ trí địa lý: từ 1060

24 ' đến 1060 43' kinh độ Đông và từ 210

43' đến 210 59 vĩ độ Bắc:

- Phía Bắc Văn Quan giáp huyện Văn Lãng; - Phía Nam giáp huyện Chi Lăng;

- Phía Đông giáp huyện Cao Lộc;

- Phía Tây giáp 2 huyện Bình Gia và Bắc Sơn.

Huyện Văn Quan nằm trên hai trục quốc lộ 1B và 279 nối liền huyện với các huyện khác trong tỉnh và với các tỉnh khác, đặc biệt là nối với các cửa khẩu Đồng Đăng, Tân Thanh. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng giao lƣu, trao đổi hàng hoá dịch vụ khoa học công nghệ, xuất nhập khẩu hàng hoá với các huyện trong tỉnh, với các tỉnh lân cận và với Trung Quốc.

3.1.2. Điều kiện khí hậu

Văn Quan nằm trong vùng khí hậu gió mùa điển hình của vùng Đông Bắc Việt Nam. Ranh giới phía Nam và Tây Nam là các dãy núi đá cao chắn gió do đó Văn Quan nằm trọn trong các luồng khí hậu lạnh Đông Bắc thổi về trong mùa Đông. Với độ cao trung bình 450-500 m và nằm cạnh các vùng núi đá vôi lớn nên chế độ nhiệt ngày và đêm có độ chênh lệch khá lớn, tạo điều kiện cho cây Hồi tích lũy tinh dầu cao.

Tổng tích ôn năm biến động từ 7.500 - 7.8000C. Nhiệt độ trung bình năm đạt 21,20C. Từ tháng 12 năm trƣớc đến tháng 2 năm sau có nhiệt độ thấp từ 12- 150C. Thời gian từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 có biên độ nhiệt ngày đêm chênh lệch 8-90C. Đây là điều kiện rất tốt cho quá trình tích luỹ các sản phẩm quang hợp làm cho chất lƣợng quả đƣợc nâng cao, mã đẹp. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối có năm lên đến 380 C song thời gian xuất hiện ngắn, không ảnh hƣởng nhiều đến cây Hồi.

Tổng lƣợng mƣa bình quân hàng năm phổ biến đạt 1.350- 1.450mm. Tất cả các tháng trong năm đều có mƣa, nhƣng lƣợng mƣa phân bố không đều giữa các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 37

tháng. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 9 thƣờng chiếm khoảng 2/3 tổng lƣợng mƣa năm. Sự phân bố mƣa không đồng đều về thời gian cũng là một yếu tố hạn chế đến sinh trƣởng, phát triển và năng suất của cây Hồi. Vào thời kỳ quả non (cuối tháng 4, tháng 5) lƣợng mƣa thấp, gây hạn làm cho quả bị rụng nhiều vì thiếu nƣớc. Vì vậy, ở thời kỳ này việc tƣới nƣớc cho cây hoặc áp dụng các biện pháp giữ ẩm cho đất là rất cần thiết. Vào thời kỳ quả lớn (tháng 6, 7, 8) lƣợng mƣa nhiều, ngày có lƣợng mƣa cao nhất có thể đạt đến 190 - 200mm làm cho cây thừa nƣớc cục bộ cũng gây nên hiện tƣợng rụng quả. Ngoài ra, mƣa còn gây nên tình trạng xói mòn rửa trôi đất. Vì vậy, cần chú ý đến biện pháp kỹ thuật hợp lý khi thiết kế mô hình vƣờn Hồi nhƣ trồng theo đƣờng đồng mức, trồng theo băng, trồng cây phân xanh, trồng xen.

Ẩm độ không khí trung bình năm đạt 82 %, từ tháng 3 đến tháng 9 có ẩm độ không khí tƣơng đối cao. Số giờ nắng trung bình năm 1.598 giờ, chiếm 18-20% tổng số giờ trong năm, thích hợp cho cây Hồi. Biên độ nhiệt ngày đêm từ 7-80

C. Các yếu tố khác nhƣ bão, sƣơng muối, gió nóng không ảnh hƣởng đến sản xuất và sinh hoạt của vùng.

3.1.3. Điều kiện thủy văn

3.1.3.1. Tài nguyên nước

Theo số liệu Phòng thống kê huyện của Văn Quan năm 2009, Văn Quan có 2 con sông lớn chảy qua, sông Kỳ Cùng chảy qua huyện khoảng 35km, sông Mò Phia chảy qua huyện khoảng 50km. Ngoài ra, còn có nhiều khe suối nhỏ, kiệt nƣớc vào mùa khô, chảy len lỏi trong các khe đá, thung lũng nhỏ giữa vùng đồi và núi. Mật độ sông suối ở Văn Quan khoảng 0,6- 1,2km/km2

, nhƣng do địa hình phức tạp, dòng chảy nhỏ và biến động lớn nên hiệu ích sử dụng nƣớc thấp, lũ lụt, hạn hán đã gây ra những tác hại thƣờng xuyên và cục bộ ở các mức độ khác nhau của từng vùng. Nguồn nƣớc mặt của vùng Hồi nói riêng và huyện Văn Quan nói chung là suối bản Quyền, con suối này có nƣớc quanh năm, song chế độ dòng chảy biến động lớn giữa mùa mƣa và mùa khô. Mùa khô từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau, mùa này mực nƣớc xuống thấp, khả năng đáp ứng cho sản xuất rất hạn chế, chỉ các khu vực sản xuất nằm ven suối mới có khả năng lấy nƣớc tƣới bằng bơm, cọn nƣớc và một phần qua các đập nhỏ ngăn trên các chi lƣu. Mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 10, mƣa tập trung vào tháng 6, 7, 8. Lƣu lƣợng dòng chảy mùa này rất lớn do địa hình các vùng đất đầu nguồn có độ dốc lớn, độ che phủ của thảm thực vật thấp, nƣớc thƣờng dồn về nhanh. Các xã thuộc vùng Tràng Sơn, Tràng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 38

Các nằm sát khu vực núi đá vôi và thiếu nguồn sinh thủy nên khí hậu hết sức khắc nghiệt. Hạn hán thƣờng xuyên xảy ra hàng năm trong vùng, các cây trồng hàng năm thiếu nƣớc, song khả năng xây dựng các công trình thủy lợi rất hạn chế do cấu trúc địa chất và địa hình chi phối nhiều. Có thể nói tất cả các xã trong huyện cần phải có sự đầu tƣ nhiều hơn nữa thì nguồn tài nguyên nƣớc mới phục vụ đƣợc yêu cầu tƣới cho sản xuất nông - lâm nghiệp.

3.1.3.2. Tài nguyên nước ngầm.

Nguồn nƣớc ngầm nhìn chung trên địa bàn huyện thuộc loại khan hiếm, thƣờng ở độ sâu 15-20m mới tới mực nƣớc ngầm, nhƣng biến động thất thƣờng theo mùa và theo vùng, khả năng khai thác và sử dụng rất hạn chế. Vì vậy, nguồn nƣớc sạch phục vụ cho sinh hoạt ở Văn Quan cần phải đƣợc quan tâm đầu tƣ lớn.

3.1.3.3. Hiện trạng sử dụng đất

Hai loại đất chính thích hợp cho Hồi phát triển là đất xám feralit trên đá macma axit và đất feralit trên đá phiến thạch sét. Ở Văn Quan chủ yếu là loại đất feralít, phù hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp nhƣ hồi, trám, đậu tƣơng,... và các loại cây ăn quả nhƣ mận, đào, quýt... Văn Quan có độ cao trung bình khoảng 400 m, địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi đá, núi đất xen kẽ các thung lũng nhỏ và nghiêng theo hƣớng Tây Nam - Đông Bắc. Diện tích núi đá có 5.110 ha, diện tích núi đất là 49.843 ha đƣợc phân theo các cấp độ dốc nhƣ sau:

- Dƣới 50 : 13.822 ha - Từ 5 - 80 : 5.286 ha - Từ 9 - 150 : 6.326 ha - Từ 16 - 250 : 12.957 ha - Trên 250 : 11.452 ha

Nhƣ vậy đa số diện tích đất của Văn Quan thuộc loại địa hình tƣơng đối bằng và sƣờn thoải (51,0% diện tích < 150

). Toàn huyện có 6 loại đất chính: - Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): 30.669 ha

- Đất vàng đỏ trên đá mácma axit (Fa): 7.096 ha - Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv): 5.061 ha

- Đất vàng nhạt trên đá mácma bazơ và trung tính (Fq): 2.860 ha - Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl): 3.741 ha

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 39

Theo số liệu báo cáo năm 2009 của UBND huyện Văn Quan, tình hình sử dụng đất của huyện nhƣ sau:

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất tại Văn Quan

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2003 1 a b c 2 a b c 3 a b c 4 5 a b Tổng diện tích đất tự nhiên Diện tích đất Nông nghiệp

Tỷ lệ % so với tổng diện tích Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây lâu năm Đất nông nghiệp khác

Diện tích đất dùng vào mục đích Lâm nghiệp

Tỷ lệ % so với tổng diện tích tự nhiên Rừng tự nhiên

Rừng trồng

Đất lâm nghiệp khác

Đất chuyên dùng

Tỷ lệ % so với tổng diện tích tự nhiên Đất xây dựng

Đất giao thông Đất khác

Đất ở

Tỷ lệ % so với tổng diện tích tự nhiên

Đất chƣa sử dụng

Tỷ lệ % so với tổng diện tích tự nhiên

Đất có khả năng SD vào mục đích Lâm nghiệp Sông suối, núi đá ...không có khả năng sử dụng

Ha Ha % Ha Ha Ha Ha % Ha Ha Ha Ha % Ha Ha Ha Ha % Ha % Ha Ha 54.944,00 581,90 10,20 5.285,70 100,60 195,60 21.647,50 39,40 13.668,50 7.979,00 397,80 0,70 50,00 252,10 95,70 370,80 0,70 26.945,90 49,04 15.326,60 11.619,30 Nhìn chung, các loại đất đồi núi của Văn Quan thuộc loại đất còn tốt so với các huyện khác trong tỉnh, đa số đất còn tầng dày >50cm, hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng tƣơng đối cao. Đất thích hợp với các loài cây dài ngày có giá trị, mặc dù thảm thực vật che phủ không đều, đất ở một số nơi đã bị xói mòn, suy thoái. Song quỹ đất còn lớn, đất thích hợp cho trồng Hồi khoảng 17.700 ha. Với nền kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay, quỹ đất ngày càng có giá trị, đòi hỏi quá trình sử dụng cần phải đầu tƣ cao và có giải pháp bảo vệ tính bền vững của môi trƣờng sinh thái.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 41

3.1.3.4. Tình hình sản xuất Hồi tại Văn Quan

Diện tích đất có rừng của Văn Quan khá lớn, theo báo cáo Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 – 2010) của Ủy ban nhân dân huyện Văn Quan thì diện tích rừng của huyện là 21.647 ha, chiếm 39,4% tổng diện tích tự nhiên, là một trong những huyện có tỷ lệ che phủ của rừng cao trong tỉnh, trong đó diện tích rừng tự nhiên: 13.668 ha, chiếm 63,1% diện tích đất có rừng (rừng gỗ: 13,386 ha, rừng tre nứa: 282 ha). Diện tích rừng trồng là: 7.979 ha, chiếm 36,9% diện tích đất có rừng. Riêng rừng trồng Hồi là 7.468 ha, chiếm 34,5% đất có rừng và chiếm 93,6% diện tích rừng trồng.

Trữ lƣợng rừng không lớn, cũng theo báo cáo năm 2009 của UBND huyện Văn Quan, tổng trữ lƣợng rừng gỗ khoảng 976.327 m3, trong đó rừng trồng 374.515 m3, còn lại là rừng tự nhiên, rừng tre nứa khoảng 1.837 ngàn cây.

Mặc dù, cây Hồi đƣợc xác định là một cây kinh tế chủ lực và chiến lƣợc lâu dài của tỉnh Lạng Sơn, song trong thời gian qua loài cây đặc sản này ở Lạng Sơn nói chung và Văn Quan nói riêng đang gặp một số tồn tại nhƣ: sản lƣợng và chất lƣợng rừng Hồi ngày một giảm; thị trƣờng tiêu thụ không ổn định, giá cả bấp bênh; tƣ tƣởng của ngƣời trồng Hồi bị dao động, một số diện tích trồng Hồi bị thay thế bởi các cây trồng khác… Nguyên nhân chủ yếu là do:

- Rừng Hồi cho sản lƣợng thấp và rừng mới trồng chiếm tỷ lệ cao. Diện tích rừng Hồi chƣa cho thu hoạch chiếm khoảng 20.000 ha (tƣơng đƣơng 70% diện tích), đây là diện tích chủ yếu đƣợc trồng bằng giống chƣa đƣợc cải thiện, do đó khi cho thu hoạch năng suất sẽ không cao. Diện tích rừng cho sản lƣợng thu hoạch ổn định có diện tích khoảng 3.000 ha (chiếm 10%). Số còn lại khoảng 10.000 ha, chiếm 20% diện tích là rừng Hồi có sản lƣợng thấp không ổn định.

- Trong thời gian gần đây, một số tác giả đã quan tâm đến nghiên cứu, song do nhiều điều kiện hạn chế (kinh phí, thời gian) nên kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng ở lại mức độ chọn cây trội dự tuyển. Việc nhân giống vô tính gặp nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật. Đến nay chƣa có mô hình trồng rừng bằng giống Hồi vô tính đƣợc cải thiện.

- Công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch chủ yếu theo phƣơng pháp thủ công, chế biến tinh dầu theo qui mô công nghiệp chƣa phát triển. Khâu chế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 42

biến chủ yếu là tƣ thƣơng với công nghệ thủ công nhỏ lẻ, tính cạnh tranh chƣa cao. Đây là một rào cản của sản phẩm Hồi trên thị trƣờng.

- Việc quy hoạch đất sử dụng trồng Hồi không ổn định. Thời điểm giá Hồi cao ngƣời dân đua nhau trồng Hồi, khi thị trƣờng tiêu thụ giảm, giá cả xuống thấp ngƣời dân chặt bỏ Hồi trồng cây khác thay thế. Cơ chế, chính sách hỗ trợ và bao tiêu sản phẩm đối với ngƣời dân trồng rừng Hồi chƣa đƣợc quan tâm.

- Thiếu sự phối hợp giữa nhà nghiên cứu với công tác khuyến lâm. Chính vì vậy, các kết quả nghiên cứu về cây Hồi chƣa đƣợc ứng dụng rộng rãi vào thực tế, do đó các công trình nghiên cứu đem lại hiệu quả chƣa cao.

Tóm lại: So sánh với yêu cầu sinh thái của cây Hồi cho thấy điều kiện khí hậu ở Huyện Văn Quan - Lạng Sơn tƣơng đối phù hợp với sinh trƣởng và phát triển của cây Hồi. Đây là điều kiện thuận lợi có tính tiềm năng để khẳng định thế đứng của cây Hồi ở Văn Quan

3.2. ĐIỀU KIỆN DÂN SINH, KINH TẾ - XÃ HỘI 3. 2.1. Điều kiện dân sinh 3. 2.1. Điều kiện dân sinh

3.2.1.1. Dân số

Dân số của huyện Văn Quan tính đến năm 2008 là 59.196 ngƣời, chiếm 7,79% dân số cả tỉnh. Mật độ dân số trung bình là 107,5 ngƣời/km2

, tƣơng đƣơng mật độ chung của tỉnh và cao hơn một số huyện khác, bao gồm 3 dân tộc chính là Tày, Nùng, Kinh. Sự phân bố dân cƣ tƣơng đối đều giữa các xã trong huyện, đó là điều kiện thuận lợi cho việc đầu tƣ kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội.

Nguồn nhân lực của Văn Quan khá dồi dào, lao động trong độ tuổi là 28.569 ngƣời, chiếm 50,7% so với tổng dân số, số lao động tham gia hoạt động kinh tế là 25.139 ngƣời, chiếm 88,0% tổng số lao động, chủ yếu là lao động ngành nông - lâm nghiệp, chiếm 88,5%. Văn quan có 695 giáo viên phổ thông, chia ra: 351 giáo viên tiểu học, 281 giáo viên trung học cơ sở; 63 giáo viên trung học. Tuy nhiên chất lƣợng nguồn nhân lực của huyện còn thấp, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 7% trong tổng số lao động, số lao động có trình độ Cao đẳng, đại học là 658 ngƣời, chiếm 2,3% trong tổng số lao động.

3.2.1.2 Thực trạng phát triển dân cư

Khu dân cƣ trên địa bàn huyện đƣợc chia thành 23 xã và 1 thị trấn, phân bố rải rác dọc theo các trục đƣờng giao thông, địa hình nơi phân bố khu dân cƣ khá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 43

phức tạp. Thực trạng khu dân cƣ có đặc điểm đất sản xuất nông - lâm nghiệp không gần khu dân cƣ nên ảnh hƣởng không nhỏ đến chăm sóc và bảo vệ. Diện tích khu dân cƣ lớn, do vậy còn gặp nhiều khó khăn trong việc bố trí xây dựng các công trình công cộng cũng nhƣ trong công tác quản lý hành chính.

3.2.2. Điều kiện kinh tế

Nền kinh tế của Văn Quan chủ yếu là nông - lâm nghiệp, tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp chiếm 46,7% trong tổng GDP của huyện. Mặc dù sản xuất nông - lâm nghiệp còn nhiều khó khăn, phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu. Bên cạnh đó hệ thống thuỷ lợi chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tƣới cho cây trồng nhƣng nhịp độ tăng trƣởng ngành nông - lâm - thuỷ sản bình quân hàng năm vẫn tăng 4,81%, trong đó ngành trồng trọt tăng 8,39%, chăn nuôi tăng 4% và lâm nghiệp tăng 4,37%.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG TINH DẦU HỒI (ILLICIUM VERUM HOOK.F.) TẠI LẠNG SƠN (Trang 46 -109 )

×