ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG BẰNG CÂY GHÉP

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng tinh dầu hồi (illicium verum hook.f.) tại lạng sơn (Trang 88 - 90)

Tuy cây con đủ tiêu chuẩn xuất vƣờn đem trồng, nhƣng với điều kiện ngoại cảnh ở trên rừng, với điều kiện hoàn toàn khác với trong vƣờn ƣơm. Vì vậy,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 79

việc đánh giá khả năng thích ứng để sinh trƣởng trong hoàn cảnh nơi gây trồng là rất cần thiết. Địa điểm gây trồng tại thôn Khòn Cải, xã Tân Đoàn. Đây là nơi đƣợc cho là thích hợp với cây Hồi nhất của huyện Văn Quan. Với diện tích 2,0 ha đƣợc trồng trồng 25 dòng vô tính, mỗi dòng 30 cây. Cây ghép đem trồng tƣơng đối đồng nhất về chiều cao từ 70-80cm, đƣờng kính gốc 0,7cm - 0,8cm. Đánh giá tỷ lệ sống sau 11 tháng (tháng 7/2008 đến tháng 6/2009) của các dòng bằng phƣơng pháp đo đếm trực tiếp tổng số cây sống trong mô hình. Để đánh giá tình hình sinh trƣởng tiến hành đo đếm đƣờng kính gốc và chiều cao chồi ghép. Dùng phƣơng pháp lập ô tiêu chuẩn để thu thập số liệu. Tiến hành lập 10 ô tiêu chuẩn để đo đếm, mỗi ô tiêu chuẩn là một lần lặp gồm 25 dòng. Số ô đƣợc bố trí ngẫu nhiên, cứ 3 lần lặp chọn 1 lần lặp làm ô làm ô tiêu chuẩn để thu thập số liệu. Diện tích mỗi ô tiêu chuẩn 400 m2. Chỉ tiêu đo đếm là đƣờng kính gốc đo ở vị trí cách mặt đất 5cm và chiều cao cành ghép tính từ vết ghép. Kết quả đƣợc tổng hợp tại bảng 4.23.

Kết quả bảng 4.23 cho thấy, tỷ lệ sống trung bình của các dòng đạt 75,33%. Nhƣ vậy tỷ lệ sống khá thấp, tuy nhiên vẫn đạt số lƣợng cây mẹ trên các dòng. Có dòng đạt tỷ lệ sống cao (83,3%), có dòng đạt tỷ lệ sống 56,7%. Nhƣ vậy có thể thấy các cây trội cho cành ghép đạt tỷ lệ sống của các cây ghép rất khác nhau. Do vậy chọn đúng cây trội, nhƣng chất lƣợng cây con cũng nhƣ khi trồng trên rừng cho chất lƣợng từng cây cũng khác nhau.

Cũng qua kết quả phân tích sinh trƣởng đƣờng kính của chồi ghép các dòng vô tính ở bảng 4.23 cho thấy sau gần 1 năm trồng đƣờng kính trung bình của các chồi ghép đạt 5,19mm, đƣờng kính lớn nhất 0,55cm, thấp nhất là 0,30cm. Kết quả phân tích phƣơng sai cho thấy sinh trƣởng đƣờng kính của chồi ghép của các dòng không có sự khác biệt rõ rệt (Ftính < F05). Hệ số biến động về sinh trƣởng đƣờng kính chồi ghép nhỏ từ 6,49 đến 11,87.

Khi so sánh chiều cao chồi ghép tại kết quả bảng 4.23 cho thấy sau gần 1 năm trồng các cây có sự khác biệt về chiều cao tƣơng đối rõ. Chiều cao trung bình của chồi ghép đạt 29,4cm, dòng số 45 có chiều cao chồi ghép cao nhất đạt 32,2cm, dòng số 47 có chiều cao chồi ghép thấp nhất đạt 23,9cm. Hệ số biến động từ 5,0 đến 19,8%. Kết quả phân tích phƣơng sai F tính > F05 chứng tỏ có sự sai khác giữa chiều cao các dòng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 80

TT Cây mẹ Tỷ lệ sống (%)

Đƣờng kính chồi ghép Chiều cao chồi ghép X (mm) S S(%) X (cm) S S(%) 1 CT6 83,3 5,17 0,53 10,32 26,0 5,0 19,3 2 CT7 83,3 5,33 0,45 8,49 30,7 2,1 6,7 3 CT11 76,7 5,06 0,37 7,23 28,1 1,5 5,4 4 CT 12 80,0 5,16 0,48 9,24 29,8 2,5 8,5 5 CT 16 83,3 5,38 0,52 9,59 31,7 2,5 7,7 6 CT 18 83,3 5,21 0,43 8,31 30,4 2,1 7,0 7 CT 33 80,0 5,21 0,43 8,31 30,4 2,1 7,0 8 CT 38 63,3 5,28 0,48 9,05 30,6 1,6 5,4 9 CT 34 66,7 5,17 0,41 7,90 31,6 2,2 7,0 10 CT 39 80,0 5,27 0,42 7,90 31,0 2,6 8,3 11 CT 45 83,3 5,53 0,66 11,87 32,2 1,9 6,0 12 CT 46 76,7 4,90 0,39 8,05 27,7 3,9 13,9 13 CT 47 80,0 4,97 0,38 7,59 23,9 2,5 10,5 14 CT 54 76,7 5,20 0,54 10,34 28,2 4,4 15,5 15 CT 55 83,3 4,90 0,57 11,58 26,0 5,1 19,8 16 CT 61 70,0 5,35 0,53 9,90 30,5 4,7 15,5 17 CT 64 70,0 4,87 0,63 13,02 26,2 4,3 16,3 18 CT 65 63,3 5,11 0,39 7,63 29,0 1,5 5,1 19 CT 67 56,7 5,11 0,42 8,27 30,3 2,2 7,1 20 CT 68 60,0 5,26 0,49 9,24 30,4 3,1 10,3 21 CT 70 73,3 5,23 0,42 7,96 31,1 2,4 7,6 22 CT 71 76,7 5,18 0,34 6,49 29,7 1,5 5,0 23 CT 72 83,3 5,33 0,41 7,66 31,3 2,4 7,5 24 CT 48 73,3 5,27 0,53 10,12 27,2 4,8 17,8 25 CT 50 76,7 5,20 0,42 8,11 30,9 1,9 6,2 TB 75,3 5,19 29,40

Đường kính chồi: Ftính =1,11 F05 = 1,57; Chiều cao chồi: Ftính = 4,96; F05 = 1,57

Từ kết quả trên có thể sơ bộ đánh giá chung là cây Hồi ghép trồng ở trên rừng sinh trƣởng khá chậm cả về đƣờng kính và chiều cao. Tuy nhiên, sau gần 1 năm trồng khả năng sinh trƣởng của chiều cao chồi ghép cũng đạt trung bình là 29,4cm. Đặc biệt, tỷ lệ sống trung bình của các dòng cây trội đạt 75,3%, có nhiều dòng đạt ≥ 80% và có rất ít dòng có tỷ lệ sống < 60%.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng tinh dầu hồi (illicium verum hook.f.) tại lạng sơn (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)