XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng tinh dầu hồi (illicium verum hook.f.) tại lạng sơn (Trang 90 - 94)

Từ các kết quả cụ thể của đề tài nghiên cứu có thể đƣa ra một số đề xuất nhằm nâng cao sản lƣợng, chất lƣợng tinh dầu Hồi nhƣ sau:

4.5.1. Thời điểm thu hái quả Hồi

Thu hoạch vào đầu tháng 8 tuy hàm lƣợng, chất lƣợng tinh dầu trong quả cao nhất nhƣng kích thƣớc quả chƣa đạt lớn nhất nên sản lƣợng sẽ bị giảm đáng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 81

kể. Thu hoạch tháng 10 tuy quả đã chín, kích thƣớc đạt tối đa nhƣng hàm lƣợng và chất lƣợng tinh dầu giảm đáng kể. Vì vậy có thể thu hái vào tháng 9 vừa đảm bảo sản lƣợng quả cao vừa đảm bảo hàm lƣợng và chất lƣợng tinh dầu cao.

4.5.2. Tuổi cây mẹ cho tinh dầu Hồi cao

Độ tuổi thu hái từ 15 đến 45 năm tuổi, hàm lƣợng và chất lƣợng tinh dầu trong quả Hồi khá ổn định. Do vậy, các rừng trồng Hồi từ độ tuổi 15 - 45 năm tuổi đều có thể thu hoạch quả để lấy tinh dầu mà không bị ảnh hƣởng đến hàm lƣợng tinh dầu, chất lƣợng tinh dầu.

5.3. Tiêu chí chọn giống Hồi.

Các quần thế có độ tuổi từ 15 đến 45 năm tuổi tại lâm phần tập trung đều có thể tiến hành tuyển chọn cây trội. Các cây trội đƣợc chọn với 3 mục tiêu: sản lƣợng qủa, hàm lƣợng và chất lƣợng tinh dầu cần có chỉ tiêu: sản lƣợng quả trung bình ≥ 44,33 kg, hàm lƣợng tinh dầu ≥ 12,21%; hàm lƣợng trans anethol ≥ 94,25%; độ đông ≥ 18,10C; chỉ số chiết quang ≥ 1,5524. Ngoài ra, khi lựa chọn cây trội theo sản lƣợng quả, hàm lƣợng tinh dầu và chất lƣợng tinh dầu vẫn nên lựa chọn trên các cây có D1,3, Hvn và đặc biệt là Dt lớn. Khi chọn lọc cây trội theo mục tiêu chọn giống trong số các cây trội về sản lƣợng quả, hàm lƣợng và chất lƣợng tinh dầu phải lựa chọn theo từng chỉ tiêu tách biệt nhau, cây nào thoả mãn đƣợc tất cả các chỉ tiêu theo mục tiêu chọn giống mới đủ tiêu chuẩn của cây trội.

Kế thừa các kết quả nghiên cứu về thu hái và bảo quản hạt giống của các tác giả Bùi Ngạnh và Trần Quang Việt (1981) Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Tuấn Hƣng và các cộng sự (2002) việc thu hạt làm giống phải đảm bảo khi chỉ thị quả chín, lúc vỏ màu vàng nhạt, hạt bên trong màu nâu đậm, bóng nội nhũ màu trắng và cứng. Thời gian thu hái vụ đông tốt nhất là sau tiết sƣơng giáng 5 -7 ngày. Nếu nhân giống hữu tính cần lựa chọn các cây trội đã đƣợc tuyển chọn. Qủa sau khi mang về phải phân loại, những qua chƣa chín đƣợc ủ lại thành đống trong 2-3 ngày cho quả chín đều, đống ủ không cao quá 50cm và phải thông gió, mỗi ngày đảo lại 1 lần. Khi quả chín, chọn những quả 8 -11 cánh rải đều dƣới nắng nhẹ để tách hạt ra, những hạt chƣa tách ra đƣợc có thể dùng que tre để tách lấy hạt. Hạt sau khi đƣợc tách ra cho vào nƣớc sạch và chỉ thu những hạt chìm xuống dƣới để làm giống, hạt đƣợc vớt ra hong khô ở nơi thoáng gió 4-5 ngày, khi hạt đã ráo nƣớc cho vào bảo quản. Khi lựa chọn đất trồng Hồi cần chọn những nơi có tầng đất mặt dày, độ phì cao, thoát nƣớc tốt, còn tính chất đất rừng, lƣợng mùn cao, có độ pH 5-

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 82

8, độ cao 300-600m, đăc biệt đất feralit màu đỏ, màu nâu đến màu vàng nhạt rất phù hợp cho cây Hồi phát triển.

5.4. Kỹ thuật nhân giống bằng phƣơng pháp ghép

Cây con đƣợc sử dụng làm gốc ghép là cây đƣợc gieo từ hạt, 2 năm tuổi đã đƣợc chăm sóc tốt và cây đạt tiêu chuẩn: Chiều cao cây từ 50 đến 80 cm; đƣờng kính gốc 0,5 -0,7 cm, thân thẳng, lá không bị dị dạng, không sâu bệnh.

Cành ghép phải đƣợc lấy từ các cây trội đã đƣợc tuyển chọn. Cành ghép phải to khoẻ, mắt mầm bao tròn, không có sâu bệnh hại, sinh trƣởng đều 1-3 năm là đƣợc. Cành ở phía ngoài của tán cây đƣợc chiếu sáng đầy đủ. Cành ghép đƣợc lấy từ phần giữa của cây trở lên. Thời điểm lấy cành tốt nhất vào đầu mùa xuân, trƣớc khi cây chuẩn bị nhú lộc vụ xuân ( từ 4-20 tháng 2 dƣơng lịch hay từ 10- 26 tháng giêng âm lịch). Sau khi cắt cành, tỉa bỏ phiến lá, giữ cho cành tƣơi bằng cách bọc trong vải ẩm để vận chuyển cành ghép, cành đƣợc bảo quản nơi thoáng mát. Tốt nhât cành ghép cắt ngày hôm nào thì ghép hết hôm đó.

Thời vụ ghép cần tập trung vào giữa tháng 2 trùng với thời gian lấy cành ghép. Sử dụng phƣơng pháp ghép nêm nối ngọn đối với ghép Hồi do phƣơng pháp này cho tỷ lệ sống cao nhất vừa cho sinh trƣởng chồi ghép tốt nhất, ngoài ra phƣơng pháp ghép nêm nối ngọn dễ thao tác phù hợp với tính chất cành và ngọn mềm của cây Hồi.

5.5. Kỹ thuật gây trồng.

Kết hợp từ thực tế đã đạt đƣợc và những nghiên cứu về gây trồng của nhiều nhà nghiên cứu, đề tài khuyến nghị một số yêu cầu kỹ thuật gây trồng Hồi nhƣ sau: - Hồi là cây ƣa sáng nhƣng giai đoạn dƣới 5 năm tuổi, cây hồi không chịu đƣợc ánh sáng trực xạ. Đến năm 8 tuổi cây Hồi bắt đầu ra hoa, kết quả, nhu cầu ánh sáng tăng dần. Năm 20 tuổi trở lên, cây đòi hỏi ánh sáng hoàn toàn. Do vậy khi xử lý thực bì cần đảm bảo độ tàn che 0,4-0,6. Những nơi thực bì cao trên 1m phát băng rộng 1m, chừa 4m theo đƣờng đồng mức; Thực bì cao dƣới 1m phát băng rộng 2m, sau đó tiến hành gieo 3 hàng cốt khí. Hố trồng cần chuẩn bị trƣớc khi trồng 3 tháng, kích thƣớc hố 40x40x40cm; Bón phân: mỗi hố 0,5kg phân chuồng + 0,5 kg phân xanh ủ hoai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 83

- Thời vụ trồng tốt nhất vào vụ xuân, chọn ngày râm mát có mƣa phùn, đất đủ ẩm để trồng, nhƣng cũng có thể trồng vụ thu. Cây con đem trồng kể cả cây hạt và cây ghép cần đồng nhất về chiều cao từ 70-80cm, đƣờng kính gốc 0,7cm - 0,8cm.

- Trong quá trình chăm sóc cần phát cây bụi xung quanh gốc theo diện tích tán cây, xới đất và nhặt sạch cỏ trong phạm vi đã cuốc xung quanh gốc. Không đƣợc phát quang quá rộng hoặc quá sớm mà chỉ phát quang dần để dần giải quyết nhu cầu ánh sáng cho Hồi sinh trƣởng bình thƣờng. Cần chăm sóc liên tục trong 10 năm liền, mỗi năm hai lần vào vụ xuân và vụ thu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 84

Chƣơng V.

KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng tinh dầu hồi (illicium verum hook.f.) tại lạng sơn (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)