Đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực phân phối tại việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 75 - 82)

- Giải pháp chung đối với các doanh nghiệp nhượng quyền và nhận quyền Việt Nam

(i) Cần nghiên cứu để nắm bắt và thực hiện nghiêm những qui định pháp luật về nhượng quyền thương mại

Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nghiên cứu ngay những qui định mới về pháp luật nói chung, Luật thương mại năm 2005 và các văn bản dưới luật có liên quan đến phương thức NQTM để tuân thủ và áp dụng vào hoạt động kinh doanh của mình. Điều này là rất quan trọng, bởi vì chỉ khi nào thực sự hiểu pháp luật, doanh nghiệp mới biết pháp luật cho họ những quyền gì, họ phải có những nghĩa vụ gì, pháp luật qui định cụ thể như thế nào, nhờ vậy các doanh nghiệp mới có thể hoạt động hợp pháp, không vi phạm pháp luật. Các doanh nghiệp cần tạo cho mình ý thức tự giác, tôn trọng và tuân thủ pháp luật, không lợi dụng những sơ hở của pháp luật để hoạt động bất chính. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần hiểu rõ về các cam kết của Việt Nam trong WTO về mở cửa DVPP trong lĩnh vực NQTM để có những định hướng phát triển phù hợp và chiến lược cạnh tranh đón đầu.

(ii) Tăng cường xây dựng đội ngũ nhân viên có chất lượng cao trong lĩnh vực NQTM

Để phát triển mô hình kinh doanh NQTM được trôi chảy, có kiểm soát chặt chẽ từ đầu, chủ thương hiệu phải xây dựng được một đội ngũ nhân viên quản lý chủ chốt có năng lực và kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền, đủ sức cáng đáng cho cả một hệ thống NQTM quy mô sau này. Trước hết, doanh nghiệp phải kiểm tra, rà soát lại lực lượng hiện có của mình đặc biệt là các bộ phận quản trị, tiếp thị, quảng cáo, hành chính nhân sự và kinh doanh. Nếu lực lượng này thiếu kiến thức về kinh doanh nhượng quyền thì phải được cử đi học những

khóa ngắn hạn hay đào tạo tại chỗ. Do lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền còn mới lạ tại Việt Nam nên chưa có nhiều khóa học chuyên môn về NQTM, do đó cách tốt nhất có lẽ là nên mới các chuyên gia về lĩnh vực này đến công ty để huấn luyện. Nếu doanh nghiệp có chủ trương và khả năng tài chính để cử nhân viên đi ra nước ngoài học thì nên nghiên cứu kỹ lưỡng trong việc chọn trường và khóa học nào phù hợp nhất. Doanh nghiệp có thể truy cứu thông tin đào tạo thông qua website của các hiệp hội NQTM của các nước có hệ thống NQTM phát triển mạnh hoặc các tổ chức NQTM quốc tế có uy tín như WFC, IFA. Ngoài ra đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì có thể tuyển dụng một số nhân viên có năng lực đã từng làm việc tại các đơn vị có kinh nghiệm nhượng quyền.

(iii) Xây dựng chiến lược marketing, quan hệ công chúng cho hệ thống NQTM.

Marketing là một mảng khá nhạy cảm đối với mối quan hệ giữa chủ thương hiệu và người nhận quyền bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ và cảm nhận của khách hàng đối với thương hiệu – một tài sản vô hình nhưng quý giá nhất của một hệ thống NQTM. Người nhượng quyền và nhận quyền đều muốn thấy thương hiệu của họ ngày càng nổi tiếng và uy tín hơn. Nếu khâu marketing được thực hiện tốt thì có lợi cho thương hiệu và ngược lại. Trên thực tế, các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn chưa thực sự chú trọng vào khâu marketing cho thương hiệu của mình, ngoài ra khâu marketing còn khá nhạy cảm ở chỗ cả bên nhận quyền và bên nhượng quyền trên nguyên tắc là đều phải có trách nhiệm tuy nhiên ở mức độ và quyền hạn khác nhau. Nên qui định rõ trong hợp đồng NQTM để tránh mâu thuẫn sau này. Yếu tố thống nhất là một điều không thể thiếu của hệ thống nhượng quyền. Do vậy, khi triển khai kế hoạch, chương trình quảng bá thương hiệu, quảng cáo sản phẩm mới, doanh nghiệp vẫn áp dụng chương trình đồng loạt các khu vực khác nhau. Nhưng do đặc điểm văn hóa, tôn giáo ở mỗi địa phương có thể khác nhau nên chương trình này có thể thay đổi đôi chút cho phù hợp song về cơ bản, chúng vẫn phải giống nhau.

Trước hết, các doanh nghiệp nhượng quyền Việt Nam cần xây dựng và phát triển thương hiệu. Nếu như với một doanh nghiệp kinh doanh trong bất cứ ngành

nghề, lĩnh vực nào, thương hiệu luôn là một tài sản quý giá thì đối với các doanh nghiệp tiến hành NQTM vấn đề thương hiệu lại càng trở nên quan trọng hơn. Chỉ khi xây dựng được một thương hiệu có uy tín và nổi tiếng, doanh nghiệp mới có thể thuyết phục được các đối tác nhận quyền thương mại của mình. Thương hiệu càng mạnh thì phí nhượng quyền càng cao. Đồng thời, khi xây dựng được một thương hiệu mạnh sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiến hành nhượng quyền ra nước ngoài vì lúc đó hình ảnh nhãn hiệu, sản phẩm đã trở nên quen thuộc trong tâm trí người tiêu dùng. Việc xây dựng được một thương hiệu mạnh cũng đồng nghĩa với việc tạo ra một rào cản ngăn chặn âm mưu sao chép mô hình kinh doanh của đối thủ cạnh tranh, bởi đối thủ cạnh tranh chỉ có thể sao chép được về trang trí nội thất, trang thiết bị, phương thức phục vụ… chứ không thể sao chép được uy tín thương hiệu. Bản sắc thương hiệu chính là một trong những nhân tố quan trọng giúp doanh nghiệp tiến hành NQTM thành công. Để xây dựng và phát triển một thương hiệu mạnh đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn cố gắng và nỗ lực. Mỗi doanh nghiệp cần có một quỹ riêng dành cho việc xây dựng và quảng bá thương hiệu, sử dụng kết hợp với nhiều công cụ marketing từ quảng cáo tới quan hệ công chúng, tài trợ... Với những hệ thống nhượng quyền lớn nên có một ban chuyên lo việc triển khai các chương trình quảng bá thương hiệu cũng như giám sát, phát hiện các dấu hiệu vi phạm bản quyền hoặc làm tổn hại đến bản sắc thương hiệu của toàn hệ thống. Khi đã xây dựng thành công thương hiệu của mình, các doanh nghiệp nhượng quyền cũng cần phải chú trọng đến việc giữ gìn uy tín và bản sắc thương hiệu, tránh làm mai một bản sắc thương hiệu khi tiến hành NQTM

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhượng quyền Việt Nam cần tăng cường công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đăng ký bảo vệ tài sản trí tuệ trong và ngoài

nước là công việc đầu tiên mà bất cứ chủ thương hiệu nào đều cần phải làm trước khi nghĩ đến chuyện nhượng quyền. Đây là điều thật sự cần thiết, doanh nghiệp cần kịp thời xác lập các quyền sở hữu trí tuệ do mình tạo ra, đặc biệt là nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam mà tại lãnh thổ nước ngoài với hàng hóa được xuất khẩu hoặc có tiềm năng để xuất khẩu. Việc đăng ký kịp thời

quyền sở hữu trí tuệ sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để doanh nghiệp bảo vệ tài sản trí tuệ của mình, chống lại mọi hoạt động làm hàng giả, nhái tại Việt Nam cũng như ở thị phần nước ngoài. Nếu doanh nghiệp chần chừ không tiến hành đăng ký bảo hộ thì những người khác (đặc biệt là các đối tác tiềm năng đầy kinh nghiệm) sẽ được tự do khai thác quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp tại nước đó. Nếu ngân sách giới hạn, doanh nghiệp có thể dựa vào chiến lược kinh doanh của mình để đăng ký hoặc bảo hộ thương hiệu tại một số nước quan trọng và có tiềm năng xuất khẩu trước.

Tại Việt Nam hiện nay doanh nghiệp có thể đăng ký bảo vệ tài sản trí tuệ trực tiếp với Cục sở hữu công nghiệp có trụ sở chính tại Hà Nội. Việc Việt Nam tham gia ký kết Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, các doanh nghiệp Việt Nam có thể nộp đơn xin bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại bất kỳ một nước thành viên nào của công ước và nhãn hiệu hàng hóa sẽ được bảo hộ tại quốc gia đó nếu được chấp nhận. Việt Nam cũng đã tham gia vào thỏa ước Madrid 1891 về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa quốc tế. Việc đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống thỏa ước này cho phép các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí do được bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại nhiều nước. Tuy nhiên, trên thực tế việc triển khai đăng ký thương hiệu không dễ dàng đối với một chủ doanh nghiệp bình thường, thiếu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung hay lĩnh vực sở hữu công nghiệp nói riêng. Do đó các chủ thương hiệu nên thông qua các công ty luật để được hướng dẫn đăng ký cho đúng luật pháp cả về hình thức lẫn nội dung. Điều này đặc biệt cần thiết đối với các doanh nghiệp muốn đăng ký xin bảo hộ thương hiệu tại nước ngoài, nơi mà các qui định của pháp luật lúc nào cũng có khác biệt so với Việt Nam.

Bên cạnh đó doanh nghiệp cần chủ động hợp tác với các cơ quan thực thi quyền khi phát hiện vi phạm hoặc được thông báo về việc làm hàng giả, hàng nhái, ăn cắp thương hiệu. Cần tránh thái độ thụ động, để mặc cho cơ quan chức năng tự giải quyết mà thiếu sự hỗ trợ tích cực. Trong thực tế có một số doanh nghiệp do sợ tốn kém hoặc sợ mang tiếng sản phẩm của mình bị làm giả sẽ tác động đến người mua nên đã không có thái độ hợp tác cần thiết. Kinh nghiệm từ các doanh nghiệp kinh doanh thành công đó là sự chủ động trong công tác chống hàng giả vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Ngoài ra chủ thương hiệu phải có kế hoạch cử chuyên gia đi kiểm tra định kỳ tại các cửa hàng, đặc biệt là các cửa hàng mua nhượng quyền để phát hiện kịp thời các khuyết điểm phát sinh và có hướng khắc phục tại chỗ hay thông qua chương trình tái đào tạo. Một số chủ thương hiệu còn đặt luôn văn phòng đại diện hoặc cử chuyên gia đóng thường trú tại địa phương có nhiều cửa hàng để tiện việc giám sát và hỗ trợ liên tục. Ngoài đội ngũ chuyên gia “công khai”, chủ thương hiệu cũng có thể sử dụng thêm đội ngũ cộng tác viên bí mật và kiểm tra đột xuất mà thuật ngữ chuyên môn trong ngành nhà hàng, khách sạn hay dịch vụ nói chung gọi là “mystery shopper” (tạm dịch là “khách hàng bí hiểm”). Những “khách hàng bí hiểm” này thường được chủ thương hiệu thuê giả làm khách hàng để đến các cửa hàng đối tác nhận quyền sử dụng thử dịch vụ và về báo cáo lại cho chủ thương hiệu. Báo cáo này mang tính trung thực cao hơn vì nhân viên không biết trước để đối phó.

Đồng thời, các doanh nghiệp nhượng quyền Việt Nam cần thiết lập các tiêu

chí, thủ tục, chiến lược triển khai, phát triển hệ thống nhượng quyền ngay từ đầu.

Hiện tại hệ thống nhượng quyền Việt Nam là chưa đồng bộ, chưa thống nhất và chưa bài bản, nguyên nhân sâu sa của thực trạng này là do người điều khiển hệ thống chưa có chiến lược rõ ràng về NQTM từ thuở sơ khai của hệ thống mà chỉ sử dụng nhượng quyền như là một giải pháp để xâm nhập thị trường, giải quyết bài toán tức thời. Để khắc phục nhược điểm này, các doanh nghiệp cần xây dựng các cấp chiến lược cho dài, trung và ngắn hạn cùng với nó là chiến thuật vận hành hệ thống cho từng giai đoạn nhất định.

Xây dựng kênh thông tin liên lạc từ đó tạo dựng một mối quan hệ tốt đẹp giữa người nhượng quyền và người nhận quyền thương mại.

Tổ chức những buổi họp định kỳ với các cửa hàng NQTM để góp ý cải tiến các khâu tiếp thị, quảng cáo, mua hàng… Lịch trình họp và nội dung dự kiến họp phải được lên kế hoạch rõ ràng và cụ thể.

Tổ chức hội nghị khách hàng thường niên cho tất cả các đối tác nhận quyền để cập nhật thông tin về đường lối chính sách của cả hệ thống, giới thiệu các gương điển hình và nhiều hoạt động khác mang tính xây dựng công ty, đoàn kết nội bộ.

Cho ra các tập tin nội bộ để cung cấp thông tin về doanh nghiệp, công nhận sự đóng góp tích cực của cửa hàng hay nhân viên nào đó đang làm việc trong hệ thống NQTM.

Xây dựng mạng Intranet nối kết liên lạc cho tất cả các cửa hàng NQTM với nhau và với chủ thương hiệu.

Tổ chức đường dây nóng, tạo điều kiện cho các cửa hàng NQTM có thể liên lạc với một trong những cán bộ chỉ định của chủ thương hiệu 24/7.

- Giải pháp riêng đối với doanh nghiệp Việt Nam nhận quyền

(i) Cố gắng để trở thành người nhận quyền giỏi nhất: Tác giả Andreu

A.Caffey của quyển sách Franchise & Business Opportunities (Franchise và những cơ hội kinh doanh) có một lời khuyên rằng một khi đã trở thành người nhận quyền thì nên làm người nhận quyền giỏi nhất. Hãy tuân thủ các nội quy của hệ thống NQTM, thanh toán các khoản phí đúng hẹn, đi họp đầy đủ, tham dự không sót các buổi đào tạo và huấn luyện, tích cực củng cố và quảng bá thương hiệu cho hệ thống NQTM. Tất cả những việc này không những tốt cho công việc kinh doanh của cửa hàng nhận quyền mà còn có thể mở ra những cơ hội hợp tác khác đầy tiềm năng với chủ thương hiệu. Điều này cũng dễ hiểu, vì khi cần phải chọn đối tác để bành trướng kinh doanh các chủ thương hiệu chắc chắn chỉ nghĩ đến những đối tác giỏi nhất.

(ii)Có chính sách đủ mạnh để thu hút và giữ chân nhân tài: chủ cửa hàng

NQTM không phải là người xây dựng nên sự thành công cho công việc kinh doanh. Họ nên là người biết xây dựng một tổ chức, đội ngũ con người để đội ngũ này xây dựng nên sự thành công cho công việc kinh doanh. Do đó, việc thu hút và giữ chân được người tài là công việc tối quan trọng không những đối với các công ty lớn mà còn đối với một cửa hàng nhận quyền dù rất nhỏ. Và để làm được điều này đòi hỏi người chủ phải có sự quan tâm đúng mức đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên. Nhân viên phải được làm việc trong một môi trường vui vẻ, thoải mái, trong kỷ cương của công ty. Điều này tưởng chừng đơn giản, nhưng để thực hiện một cách hiệu quả là cả một nghệ thuật của người chủ hay người quản lý. Do đó ngoài kỹ năng kinh doanh về thị trường, quảng cáo, quản trị, pháp lý, tài chính..., kỹ

năng điều hành các hoạt động hàng ngày của cửa hàng thì người nhận quyền thương mại cũng phải trang bị cho mình những kỹ năng về con người là khả năng có thể làm việc với nhân viên, có thể thấu hiểu, động viên và chỉ đạo nhân viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(iii) Tuyệt đối tuân thủ hợp đồng nhượng quyền thương mại đã được ký kết:

hợp đồng NQTM chính là giao kết cho mối quan hệ “hôn nhân thương mại” giữa bên nhượng quyền thương mại và bên nhận quyền thương mại, việc tuân thủ các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng sẽ tạo sự thống nhất cho hệ thống nhượng quyền, đồng thời cũng tránh được những tranh chấp pháp lý giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền và tạo điều kiện cho hệ thống nhượng quyền phát triển.

(iv) Chú ý công tác phân tích, đánh giá thị trường: biết người biết ta, trăm trận trăm thắng! Cũng như bất kỳ mô hình kinh doanh nào, chủ doanh nghiệp chắc chắn cần phải biết rõ tình hình thị trường, biết rõ các điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh tọa lạc trong cùng khu vực. Do đó, trong công tác xây dựng cửa hàng, ngoài khâu cải tạo mặt bằng, người nhận quyền thương mại còn phải chuẩn bị các kiến thức về thị trường, marketing để kinh doanh hiệu quả hơn. Nói khác đi, họ cần phải xác định những vấn đề sau: Ai sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình, chiến lược về giá của họ ra sao, doanh số bình quân như thế nào, các chương trình

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực phân phối tại việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 75 - 82)