Mặc dù đã du nhập vào Việt Nam từ năm 1996 nhưng cho đến trước ngày 01/01/200617, khái niệm NQTM vẫn chưa được xuất hiện chính thức trong bất kỳ một văn bản luật nào ở Việt Nam, chỉ có một vài khía cạnh liên quan đến hoạt động
16 Website: www.lotteria.vn
17 Là ngày mà Luật Thương mại năm 2005 có hiệu lực, trong đó qui định 8 điều khoản về NQTM (từ điều 284 đến điều 291)
này được nhắc đến trong các văn bản pháp quy về sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ.
Phải đến khi Luật thương mại được sửa đổi năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, thuật ngữ NQTM mới chính thức được luật hóa. Mục 8 Luật thương mại gồm các điều từ 284 đến 291 đã nêu khái niệm NQTM, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng NQTM, đồng thời thừa nhận NQTM là một hoạt động thương mại và phải đăng ký. Tuy nhiên, các qui định pháp luật về NQTM trong Luật thương mại chưa đầy đủ, rõ ràng và cụ thể để làm căn cứ pháp lý cho hoạt động này. Nội dung của hợp đồng NQTM, thủ tục đăng ký NQTM vẫn chưa được đề cập, cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của các bên chưa được qui định chi tiết.
Ngày 31/03/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2006/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định 35) qui định chi tiết Luật thương mại về hoạt động NQTM. Trong nghị định này, khái niệm “quyền thương mại” đã được mở rộng và làm rõ. Nếu điều 284 Luật thương mại 2005 qui định quyền thương mại là “quyền được bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ theo một hệ thống do bên nhượng quyền qui định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền”, thì theo Mục 6, Điều 3, Nghị định 35/2006/NĐ-CP, quyền thương mại còn bao gồm thêm một hoặc toàn bộ các quyền sau: 1) quyền được bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung, 2) quyền được bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho bên nhận quyền thứ cấp theo hoạt động NQTM chung, 3) quyền được bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền thương mại theo hoạt động phát triển quyền thương mại. Khái niệm này của Nghị định đầy đủ hơn, bao quát được tất cả các hình thức NQTM.
Nghị định 35 còn bổ sung điều kiện đối với bên nhượng quyền và bên nhận quyền trong Điều 5 và Điều 6. Theo đó, đối với bên nhượng quyền, hệ thống kinh doanh phải hoạt động ít nhất 01 năm, hàng hóa dịch vụ kinh doanh phải hợp pháp và phải có văn bản chấp thuận đăng ký hoạt động NQTM. Đối với bên nhận quyền, phải có đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với đối tượng của quyền thương
mại. Đồng thời, Nghị định cũng bổ sung trách nhiệm cung cấp thông tin của bên nhượng quyền mà Luật thương mại 2005 chưa đề cập đến. Điều 8 của Nghị định qui định: “Bên nhượng quyền có trách nhiệm cung cấp bản sao hợp đồng NQTM và bản giới thiệu về NQTM của mình cho bên dự kiến nhận quyền ít nhất là 15 ngày làm việc trước khi ký kết hợp đồng NQTM nếu các bên không có thỏa thuận khác”. Điều 11 của Nghị định cũng đưa ra một số nội dung của hợp đồng NQTM mà các bên có thể áp dụng, gồm các điều khoản chủ yếu như sau: 1) Nội dung của quyền thương mại, 2) Quyền, nghĩa vụ của bên nhượng quyền, 3) Quyền, nghĩa vụ của bên nhận quyền, 4) Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán, 5) Thời hạn hiệu lực của hợp đồng, 6) Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
Việc đăng ký NQTM cũng được qui định tại Mục 3 của Nghị định 35. Cơ quan tiếp nhận đăng ký NQTM là Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) đối với hoạt động NQTM có yếu tố nước ngoài và là Sở Thương mại đối với hoạt động NQTM mang tính nội địa. Hồ sơ đăng ký bao gồm: đơn đăng ký và bản giới thiệu về NQTM theo mẫu của Bộ Thương mại, bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận sẽ chấp thuận đăng ký hoạt động NQTM cho thương nhân.
Ngày 25/5/2006 Bộ Thương mại ban hành Thông tư số 09/2006/TT-BTM (sau đây gọi là thông tư 09) hướng dẫn cụ thể hơn việc đăng ký hoạt động NQTM. Thông tư đã qui định chi tiết về mẫu đơn đăng ký hoạt động NQTM và bản giới thiệu về NQTM.
Ngoài các qui định pháp luật hiện hành của Bộ thương mại, hoạt động NQTM tại Việt Nam còn chịu sự điều tiết của Bộ Khoa học và Công nghệ. Điều 10, Nghị định 35 đã khẳng định “Phần chuyển giao quyền sở dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp trong hoạt động NQTM đang chịu sự điều chỉnh của Luật chuyển giao công nghệ 2006 và Nghị định số 11/2005/NĐ-CP qui định chi tiết về chuyển giao công nghệ. Theo Điều 4 của Nghị định 11/2005/NĐ-CP, việc chuyển giao này có tên gọi là “cấp phép đặc quyền kinh doanh” và Nghị định này cũng qui định hoạt
động cấp phép đặc quyền kinh doanh phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ và được xác nhận đăng ký bởi Bộ/Sở Khoa học và Công nghệ.