- Tích cực nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối cung cấp dịch vụ NQTM
Các doanh nghiệp phân phối trong nước cần nâng cao ý thức xây dựng hệ thống phân phối và bán lẻ đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài. Các nhà phân phối trong nước cần liên kết lại để hình thành những tập đoàn phân phối, bán lẻ lớn, phát triển rộng khắp cả nước và vươn ra thị trường nước ngoài.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phân phối của Việt Nam trong lĩnh vực NQTM cần tận dụng và phát huy lợi thế “sân nhà”, đặc biệt các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ cần nắm bắt tốt các mô hình bán lẻ ưu việt trên thế giới và định hướng đúng hình thức đầu tư phù hợp nhất với đặc trưng của thị trường nội địa, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến hành nhận nhượng quyền từ các tập đoàn lớn nước ngoài. Đây là lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, vì các đại gia quốc tế dù có phung phí tiền bạc cho công tác nghiên cứu thị trường thì cũng không thể am hiểu văn hóa, tập quán và thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam bằng chính các doanh nghiệp Việt Nam.
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong lĩnh vực NQTM là tăng cường đầu tư vào hệ thống nhận diện thương
hiệu (bao gồm logo, màu sắc, cách thức và vật liệu trang trí). Đồng thời, cũng cần chú ý tới chiêu thức khuyến mãi, đặc biệt là khuyến mãi theo mùa, thu hút khách hàng bằng những mặt hàng đại hạ giá. Đồng thời các nhà bán lẻ cũng nên mở rộng và khai thác thương hiệu riêng. Một khi đã tạo dựng được thương hiệu đủ mạnh, nhà bán lẻ hoàn toàn có thể dùng chính thương hiệu của mình để mở rộng sang cung ứng sản phẩm. Đây cũng là xu hướng đang phát triển khá mạnh trên thế giới, đặc biệt là của các đại gia bán lẻ châu Âu.
- Các nhà lãnh đạo các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực phân phối của Việt Nam cần tăng cường công tác đào tạo để nâng cao trình độ quản lý, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.
Trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, bước vào một sân chơi thương mại toàn cầu bình đẳng, lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp NQTM trong lĩnh vực phân phối nói riêng cần phải nâng cao nhận thức và am hiểu pháp luật về thương mại quốc tế, nâng cao trình độ quản lý và khả năng nhanh nhạy đáp ứng với tình hình kinh doanh theo môi trường và thông lệ quốc tế.
Trước hết, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải tích cực tìm hiểu thêm về pháp luật kinh doanh quốc tế, tránh những thua thiệt không đáng có do chưa nắm vững những qui định và thông lệ kinh doanh ở nước ngoài.
Ngoài ra, những cam kết về mở cửa thị trường trong WTO của Việt Nam cũng cần được các nhà lãnh đạo nghiên cứu kỹ, để thứ nhất là chỉ đạo doanh nghiệp của mình không vi phạm những điều khoản đã cam kết, và thứ hai là nâng cao sức cạnh tranh khi phải đối mặt với những doanh nghiệp phân phối khổng lồ nước ngoài.
3.2.2. Nhóm giải pháp phát triển nhượng quyền thương mại:
3.2.2.1. Đối với Nhà nước
- Bổ sung và hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động nhượng quyền thương mại
Trước hết cần nhanh chóng ban hành các văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động NQTM. Để các qui định trong Luật thương mại năm 2005 và Nghị định số 35/2006/NĐ-CP về hoạt động nhượng quyền nhanh chóng được thực thi, qua nghiên cứu, người viết thấy cần ban hành một số văn bản dưới luật sau đây: (i) Nghị định qui định mức phí nhượng quyền cụ thể và cách xác định phí trong hoạt động NQTM; (ii) Nghị định về hướng dẫn mức thuế áp dụng riêng cho hoạt động NQTM; (iii) Nghị định về hướng dẫn mức phí quảng cáo áp dụng cho phù hợp với các hoạt động nhượng quyền thương mại. Bên cạnh đó, cần rà soát nội dung của Nghị định và thông tư để đảm bảo những từ ngữ, qui định trong nghị định, thông tư thống nhất với nhau và thống nhất Luật thương mại năm 2005.
Thứ hai cần củng cố các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ, đưa ra các chế tài nghiêm khắc và có cơ chế thông thoáng, dễ dàng trong việc xử lý vi phạm. Hoạt động NQTM luôn gắn với một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, có thể là nhãn hiệu, tên thương mại hoặc bí mật kinh doanh. Trên thực tế, việc thực thi Luật Sở hữu trí tuệ về bảo hộ các đối tượng này ở nước ta trong thời gian qua còn yếu, dẫn tới việc vi phạm tràn lan, gây tâm lý e ngại cho bên nhượng quyền đặc biệt là bên nhượng quyền nước ngoài. Vì vậy, để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài có thương hiệu nổi tiếng thế giới tham gia thị trường nhượng quyền tại Việt Nam, chúng ta cần làm tốt công tác bảo hộ sở hữu trí tuệ. Hiện nay, qui trình, thủ tục kiểm tra xử lý vi phạm về sở hữu trí tuệ của nước ta vẫn chưa có những qui định rõ ràng, cụ thể, các văn bản pháp luật đều rất chung chung, có thể hiểu và vận dụng theo nhiều cách khác nhau, mức xử phạt trong trường hợp vi phạm còn rất nhẹ. Các cơ quan chức năng cần có những qui định rõ ràng, các biện pháp thực thi nghiêm khắc, xử phạt thích đáng, đảm bảo công bằng và khuyến khích đầu tư.
Thứ ba, cần sớm ban hành Luật NQTM riêng rẽ, hoàn chỉnh. Như đã phân tích ở trên, các văn bản luật chính thức qui định hoạt động NQTM ở Việt Nam mới chỉ bước đầu tạo cơ sở pháp lý cần thiết để hình thức kinh doanh NQTM diễn ra thuận lợi. Về lâu dài, khi hoạt động NQTM phát triển và nở rộ thành mô hình phổ biến trong nền kinh tế thì nhất thiết phải có một luật NQTM hoàn chỉnh, riêng rẽ và độc lập với Luật Thương mại, với nội dung qui định chi tiết và kín kẽ hơn nhiều so với các văn bản pháp quy hiện nay. Ví dụ qui định về tài liệu công bố UFOC (nội
dung, tính bắt buộc, thời gian cung cấp…) cần phải chỉnh sửa để giống chuẩn mực chung của thế giới. Hay như hợp đồng NQTM, ngoài việc qui định áp dụng một khuôn mẫu hợp đồng chuẩn, Luật cũng cần làm rõ hơn trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng và thời hạn tối đa của hợp đồng để tránh xảy ra tranh chấp giữa các bên.
- Tăng cường tuyên truyền và giới thiệu nội dung về nhượng quyền thương mại trong Luật thương mại năm 2005 và các văn bản dưới luật về nhượng quyền thương mại.
Mặc dù phương thức kinh doanh NQTM đã rất phát triển trên thế giới nhưng vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Quá trình triển khai hoạt động NQTM tại nước ta trong thời gian qua cũng vấp phải nhiều khó khăn, vướng mắc do hạn chế về nhận thức của các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về phương thức kinh doanh NQTM là nhu cầu tất yếu đặt ra. Để giải quyết triệt để vấn đề này, chúng ta cần phải tổ chức nhiều hội thảo, khóa đào tạo để tăng cường tuyên truyền và giới thiệu về NQTM. Nội dung của các cuộc hội thảo, khóa học phải giới thiệu cho học viên về các khái niệm, cách thức quản lý và hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động NQTM, đặc biệt là các qui định về hợp đồng, sở hữu trí tuệ, các qui định quản lý hành chính về hoạt động này. Các trường đại học, cao đẳng cần nghiên cứu để đưa vào chương trình giảng dạy của mình các nội dung về NQTM phù hợp với các qui định của pháp luật. Bên cạnh các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm đào tạo của tư nhân cũng cần được khuyến khích tổ chức các khóa đào tạo về nhượng quyền.
Ngoài ra, cần chú trọng đưa thông tin về NQTM đến với người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Hiện tại có một số trang web đăng tải toàn văn của Luật điều chỉnh hoạt động NQTM như trang web của Bộ công thương, của báo Nhân dân, của Quốc hội.... Tuy nhiên việc đăng tải tại các trang web này còn khó tìm, không mang tính chất phổ biến, tuyên truyền. Do đó, cần phải đăng tải nội dung của Luật, Nghị định, Thông tư về NQTM trên nhiều trang web hơn nữa để đảm bảo khi cần tìm là có thể thấy ngay. Còn đối với những vùng mà việc truy cập Internet gặp nhiều khó khăn, cần tận dụng ưu thế của truyền hình, đài phát thanh,
báo chí để nhiều doanh nghiệp, cá nhân có thể tiếp cận với nội dung của Luật. Việc đưa tin, quảng bá khá rầm rộ của báo chí trong thời gian vừa qua về NQTM cũng đã đáp ứng phần nào về nhu cầu thông tin và là những tín hiệu tốt cho sự phát triển của loại hình này trong tương lai.
- Tăng cường năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước về NQTM.
Để thực hiện đầy đủ chức năng hoạch định, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các qui định của Nhà nước về phương thức kinh doanh NQTM đối với doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại, cụ thể là Bộ Công thương cần từng bước tăng cường năng lực của mình. Có như vậy, Nhà nước mới thực hiện được vai trò là người hỗ trợ, người hướng dẫn và kiểm tra, giám sát để nâng cao hiệu quả thực hiện phương thức kinh doanh NQTM tại doanh nghiệp. Các giải pháp cụ thể là: (i) Nâng cao hiểu biết về kỹ thuật nghiệp vụ, kiến thức về quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế cho các cán bộ tại các cơ quan chủ quản có liên quan đến việc tổ chức, quản lý và giám sát thực hiện các phương thức NQTM. Có như vậy, các qui định về NQTM mới được rõ ràng, cụ thể và chỉ có thể hiểu theo một nghĩa. Điều này rất quan trọng để giúp các doanh nghiệp có thể hiểu và làm đúng theo pháp luật, tránh những sai lầm và hậu quả đáng tiếc xảy ra do doanh nghiệp không hiểu hoặc hiểu không đúng các qui định pháp luật của Nhà nước về việc quản lý, giám sát thực hiện NQTM; (ii) Thực hiện cải cách hành chính mạnh mẽ trong các cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại, đơn giản hóa và thuận lợi hóa các thủ tục kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho hàng hóa và dịch vụ được lưu thông một cách dễ dàng, tránh hiện tượng hàng hóa ứ đọng do chờ làm thủ tục, gây phiền hà cho doanh nghiệp và làm hạn chế kết quả kinh doanh; (iii) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện NQTM trên thị trường. Cần có sự phối hợp kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng như: hải quan, cơ quan thuế, công an kinh tế, cơ quan quản lý thị trường để chống buôn lậu và gian lận thương mại, tấn công kịp thời các điểm sản xuất, kinh doanh hàng nhái, hàng giả, các điểm tự ý sử dụng thương hiệu, biển hiệu của các cơ sở kinh doanh nhượng quyền mà chưa được sự đồng thuận của hệ thống ấy.
- Xây dựng môi trường xúc tiến kinh doanh và đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp kinh doanh NQTM
Để hoạt động NQTM phát triển một cách bền vững thì ngoài môi trường pháp lý, Nhà nước cũng cần hết sức chú trọng đến việc xây dựng môi trường xúc tiến kinh doanh cho hoạt động này. Nhà nước nên có các chính sách khuyến khích thành lập các công ty tư vấn, công ty môi giới kinh doanh, đồng thời thành lập ngân hàng dữ liệu về thị trường, sản phẩm, công nghệ, đối tác để cung cấp cho các doanh nghiệp có nhu cầu, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có thể tham gia hội chợ, triển lãm ở trong và ngoài nước, ký kết và thực hiện hợp đồng NQTM với các đối tác trong nước và nước ngoài.
Ngoài ra, Nhà nước cần chú trọng vai trò xúc tiến kinh doanh của hiệp hội NQTM. Thực tế cho thấy, ở đâu NQTM phát triển thì ở đó có Hiệp hội NQTM, từ các quốc gia đã phát triển hoạt động NQTM từ rất lâu như Mỹ, Anh, Đức… đến những nước hoạt động này mới chỉ bắt đầu đà tăng trưởng như Malaysia, Philippines… Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có câu lạc bộ NQTM Việt Nam do một số doanh nhân tâm huyết với phương thức kinh doanh NQTM đứng ra tổ chức (trang web của Câu lạc bộ tại địa chỉ www.franchise-vietnam.com). Để thúc đẩy NQTM phát triển nhanh chóng và bền vững, Nhà nước cần tạo điều kiện thành lập Hiệp hội NQTM Việt Nam VFA (Vietnam Franchising Association) là tổ chức đại diện chính thống cho các doanh nghiệp nhượng quyền và nhận quyền Việt Nam. Với sức mạnh của mình, Hiệp hội này có thể khuếch trương phương thức NQTM trong cộng đồng kinh doanh, làm đầu mối liên lạc giữa doanh nghiệp và chính phủ. Ngoài ra, hiệp hội này có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước hiện đang có hoạt động NQTM và các doanh nghiệp muốn tham gia tiếp cận đến những thông tin, những cơ hội về hoạt động này nhằm nâng số lượng các doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức này. Hiệp hội NQTM Việt Nam nên được thành lập và tổ chức sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình đất nước và nhu cầu phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp: Nhà nước cần hỗ trợ nguồn vốn cần thiết để đào tạo và đào tạo lại cho các cán bộ doanh nghiệp, tổ
chức các lớp đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học cho cán bộ các doanh nghiệp nâng cao hiểu biết và cách tiếp cận đúng với phương thức NQTM. Tạo điều kiện cho cán bộ các doanh nghiệp tham quan, khảo sát thị trường nước ngoài, học hỏi kinh nghiệm, khuyến khích hình thức phối hợp đào tạo giữa các doanh nghiệp với nhau hoặc doanh nghiệp với các tổ chức phi chính phủ.
3.2.2.2. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam
- Giải pháp chung đối với các doanh nghiệp nhượng quyền và nhận quyền Việt Nam
(i) Cần nghiên cứu để nắm bắt và thực hiện nghiêm những qui định pháp luật về nhượng quyền thương mại
Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nghiên cứu ngay những qui định mới về pháp luật nói chung, Luật thương mại năm 2005 và các văn bản dưới luật có liên quan đến phương thức NQTM để tuân thủ và áp dụng vào hoạt động kinh doanh của mình. Điều này là rất quan trọng, bởi vì chỉ khi nào thực sự hiểu pháp luật, doanh nghiệp mới biết pháp luật cho họ những quyền gì, họ phải có những nghĩa vụ gì, pháp luật qui định cụ thể như thế nào, nhờ vậy các doanh nghiệp mới có thể hoạt động hợp pháp, không vi phạm pháp luật. Các doanh nghiệp cần tạo cho mình ý thức tự giác, tôn trọng và tuân thủ pháp luật, không lợi dụng những sơ hở của pháp luật để hoạt động bất chính. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần hiểu rõ về các cam kết của Việt Nam trong WTO về mở cửa DVPP trong lĩnh vực NQTM để có những định hướng phát triển phù hợp và chiến lược cạnh tranh đón đầu.
(ii) Tăng cường xây dựng đội ngũ nhân viên có chất lượng cao trong lĩnh vực NQTM
Để phát triển mô hình kinh doanh NQTM được trôi chảy, có kiểm soát chặt chẽ từ đầu, chủ thương hiệu phải xây dựng được một đội ngũ nhân viên quản lý chủ chốt có năng lực và kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền, đủ sức cáng đáng cho cả một hệ thống NQTM quy mô sau này. Trước hết, doanh nghiệp phải kiểm tra, rà soát lại lực lượng hiện có của mình đặc biệt là các bộ phận quản trị, tiếp thị, quảng cáo, hành chính nhân sự và kinh doanh. Nếu lực lượng