Bất động sản là lĩnh vực nhạy cảm, có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Do đó nó đòi hỏi cần có sự quan tâm chặt chẽ của Nhà nước.
• Đầu tiên phải kể đến là cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật có liên quan. Vấn đề đang được quan tâm rất nhiều hiện nay là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở.
• Cơ quan công quyền gây phiền hà, sách nhiễu cho người dân khi tiếp cận với việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Vì những khó khăn đó khiến cho việc mua bán, trao đổi bất động sản trên thị trường khó khăn hơn. Ngay cả việc thế chấp vay ngân hàng cũng không thuận lợi vì nếu không có sổ đỏ hay sổ hồng thì việc thế chấp là không thể xảy ra.
• Tiếp đó là sự chồng chéo trong hệ thống pháp luật về đất đai, bất động sản. Trên thực tế hiện nay, hệ thống luật đang gây cho người dân nhiều lúng túng khi muốn chuyển quyền sử dụng đất. Các loại sổ đỏ, sổ hồng đang gây khó khăn cho người dân trong quá trình chuyển quyền sử dụng, giao dịch... Luật Đất đai yêu cầu phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) khi giao dịch nhưng Luật Nhà ở của Bộ Xây dựng lại yêu cầu phải có giấy
chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ hồng). Do vậy vấn đề đặt ra là Nhà nứơc cần sớm tiến hành sửa đổi luật cho phù hợp, tạo điều kiện cho thị trường phát triển.
• Quản lí thị trương bất động sản chặt chẽ hơn, từng bước đưa thị trường tiến tới minh bạch. Ở nước ta hiện nay, vai trò của Nhà nước trong quản lí thị trương bất động sản còn rất mờ nhạt. Chính vì vậy, thị trường còn rất nhiều “sạn”. Để có thể quản lí tốt hơn thị trường nhạy cảm này, Nhà nước nên tham gia nhiều hơn, khẳng định vai trò chủ chốt của mình trong cung bất động sản ra thị trường. Cần có chính sách điều tiết cung hợp lí, lấy đó làm cơ sở để quản lí và điều tiết thị trường. Một khi thị trường lành mạnh và minh bạch, thì công tác định giá sẽ tiến hành thuận lợi hơn rất nhiều.
Qua đó ta có thể thấy được giá đất do Nhà nước ban hành và giá thực tế trên thị trường là khác xa nhau.Nếu ngân hàng định giá bất động sản thế chấp theo khung giá mà Nhà nước ban hành thì sẽ thấp hơn so với giá trị thị trường của bất động sản đó rất nhiều. Như đú gõy thiệt thòi cho khách hàng vay, đây là điều mà cả khách hàng vay và ngân hàng đều không muốn. Do đó khi định giá các cán bộ định giá của ngân hàng buộc phải có hệ số điều chỉnh cho phù hợp. Do đó việc thay đổi trang cách xác định khung giá đất của Nhà nước là điều cần được quan tâm.
• Hiện nay, các ngân hàng vẫn tự định giá và cho vay trên cơ sở định giá. Đó được ví như hiện tượng “vừa đá bóng vừa thổi cũi”. Khi không có cơ quan định giá độc lập, thì khách hàng vay vẫn là những người chịu thiệt thòi khi đi thế chấp tài sản trong đó có bất động sản. Ngân hàng sẽ định giá và cho vay ở một mức độ an toàn, giá trị thật của bất động sản sẽ không được đánh giá đúng. Trong thời gian tới cần có một cơ quan định giá độc lập, hay Nhà nước cần có quy định cụ thể hơn nữa về vấn đề định giá tại các ngân hàng để bảo đảm đầy đủ quyền lợi cho khách hàng vay.