PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÓ TÀI SẢN ĐẨM BẢO TẠI NGÂN HÀNG BIDV – NAM HÀ NỘ

Một phần của tài liệu hoàn thiện phương pháp định giá bđs bảo đảm tại ngân hàng bidv – nam hà nội (Trang 74 - 76)

CÓ TÀI SẢN ĐẨM BẢO TẠI NGÂN HÀNG BIDV – NAM HÀ NỘI

Để thị phần cấp tín dụng của chi nhánh ngày một cao hơn Ngân hàng BIDV Nam – Hà Nội đang tạo từng bước đi vững chắc trong những năm qua và những năm sắp tới.

Mục tiêu phấn đấu:

- Nguồn huy động vốn (bao gồm nội, ngoại tệ quy đổi): 5,7 tỷ VND - Tổng dư nợ: 2.450 tỷ VND

- Tỷ lệ cho vay trung dài hạn 50,1%/tổng dư nợ TCKT

- Tập trung thu nợ xấu, và giảm tỷ lệ cỏc nhúm nợ này xuống dưới 5%/ tổng dư nợ

- Quy thu nhập bảo đảm đủ quỹ lương chi lương cho CBCNV và trích lập được các quỹ, thực hiện tốt nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước và với Ngân hang cấp trên.

a) Tập trung thực hiện các giải pháp huy động nguồn vốn

- Áp dụng linh hoạt lãi suất huy động vốn trên cơ sở lãi suất BIDV quy định. Có giải pháp cụ thể và đề xuất kịp thời với Tổng Giám Đốc về lãi suất, để đáp ứng kịp thời, nhạy bén sự thay đổi của thị trường, với từng địa bàn và đối tượng khách hàng.

- Đưa ra các hình thức huy đông vốn đa dạng, phù hợp với thời điểm và đặc điểm từng địa bàn kinh doanh. Chú trọng huy động vốn trung và dài hạn, ngoại tệ và nguồn vốn ổn định từ dân cư.

- Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ đó cú: Thanh toán điện tử, nối mạng thanh toán với các đơn vị lớn, tăng nhanh số lượng thẻ pháp hành…chuyển tiền nhanh Western Unico. Nghiên cứu, triển khai thực hiện các dịch vụ mới, một số dịch vụ đặc thù áp dụng đối với một số doanh nghiệp lớn khi được BIDV cho phép: Tư vấn, môi trường BĐS, thu cước điệm thoại, chi trả bảo hiểm xã hội…

- Mở rộng, củng cố quan hệ vúi cỏc bộ, ngành, các doanh nghiệp lớn để thu hút nguồn vốn rẻ từ các dự án và nguồn vốn thanh toán.

b) Tập trung nâng cao chất lượng tín dụng

- Đầu tư có chọn lọc vào các dự án thực sự hiệu quả. Thực hiện tốt khâu thẩm định, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay để bảo đảm chất lượng, an toàn và hiệu quả trong tín dụng, hạn chế nợ xấu

- Dần chuyển hướng đầu tư sang các doanh nghiệp và dự án vừa và nhỏ, doanh nghiệp dân doanh. Chú trọng cho vay hộ gia đình sản xuất hàng hóa, hộ làm ngành nghề…

- Thường xuyên thực hiện đánh giá và phân loại khách hàng, từ đó có hưởng xử lý tín dụng phù hợp.

- Tăng cường công tác quản lý, phòng ngừa rủi ro qua việc thường xuyên thu nhập thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, trung tâm phòng ngừa xử lú rủi ro BIDV, cũng như qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Phân loại nợ, trích dự phòng, xử lí rủi ro theo đúng quy định của BIDV, không giấu nợ xấu, qua đó nắm rõ thực trạng các khoản nợ để có biện pháp xử lý cụ thể làm giảm thiểu nợ xấu, giảm chi phớ trớch rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

- Tăng trưởng tín dụng gắn với tăng trưởng nguồn vốn.

- Bố trí, sử dụng cán bộ phù hợp sở trường, năng lực của từng người và yêu cầu của hoạt động kinh doanh, tập trung lực lượng cán bộ cho các bộ phận trực tiếp kinh doanh.

- Đổi mới phong cách giao dịch, làm việc với khách hàng, đặc biệt đối với các cán bộ thường xuyên trực tiếp làm việc với khách hàng. Thực hiện văn minh, văn hóa văn phòng.

Nắm trong từng bước đi vững chắc trong kế hoạch phát triển toàn Chi nhánh thì an toàn và sinh lời vẫn luôn là hai mục tiêu song hành. Tài sản bảo đảm là một bước tiến vững chắc cho việc gắn kết ngân hàng và khách hàng dựa trên việc nó đem lại cho ngân hàng những khoản cho vay an toàn. Chi nhánh luôn hoàn thiện không ngừng quy chế cho vay, xác định giá trị khoản vay hợp lý phù hợp với các điều kiện về nguồn vốn, về tài sản, về con người ở chi nhánh. Đặc biệt, chi nhánh luôn quan tâm đến công tác định giá tài sản bảo đảm bằng cách thực hiện tốt các biện pháp mà BIDV đưa ra đồng thời củ cán bộ tham dự các lớp học về thẩm định giỏ, cỏc lớp học luật về công tác này…

Một phần của tài liệu hoàn thiện phương pháp định giá bđs bảo đảm tại ngân hàng bidv – nam hà nội (Trang 74 - 76)