Công tác thẩm định tín dụng có đạt được hiệu quả và chất lượng cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào phía khách hàng. Vì doanh nghiệp là đối tượng vay vốn và sử dụng vốn của ngân hàng nên nếu doanh nghiệp cung cấp đầy đủ yêu cầu cầu của ngân hàng, cùng với phương án vay vốn hợp lý…sẽ tạo điều kiện cho công tác thẩm định được diễn ra nhanh chóng giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc triển khai phương án SXKD, dự án đầu tư. Để chất lượng thẩm định được tốt, doanh nghiệp cần công khai thông tin, có trách nhiệm trong việc cung cấp và đảm bảo tính xác thực của thông tin trong hồ sơ cung cấp cho ngân hàng, đặc biệt doanh nghiệp cần phải tuyệt đối tuân thủ các điều kiện trong hợp đồng vay vốn đã ký kết với ngân hàng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
tới tại Techcombank Chi Nhánh Hà Đông, Chương 3 của chuyên đề đã phân tích, đánh giá và đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong cho vay KHDN tại Techcombank Chi Nhánh Hà Đông. Thông qua các nhóm giải pháp, đưa ra những kiến nghị với các cơ quan, tổ chức để nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong cho vay KHDN tại các NHTM cổ phần Việt Nam nói chung và tại NHTM cổ phần Kỹ thương Việt Nam nói riêng, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế, xã hội và sự phát triển lành mạnh, bền vững của ngành, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi, ổn định cho các doanh nghiệp phát triển trong giai đoạn sắp tới.
KẾT LUẬN
Thẩm định tín dụng là vấn đề hết sức phức tạp và là mối quan tâm đặc biệt của các NHTM hiện nay. Chất lượng thẩm định tín dụng có yếu tốt quyết định trực tiếp đến chất lượng hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng. Khi chất lượng thẩm định tín dụng tốt, quyết định tín dụng của ngân hàng là đúng đắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng và khách hàng, nâng cao hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng, hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng. Khi chất lượng thẩm định tín dụng không tốt, không những tiềm tàng nhiều rủi ro cho ngân hàng mà còn làm xấu hình ảnh của ngân hàng, gây sự phiền nhiễu và ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu song do đây là một vấn đề lớn và phức tạp, số liệu thông tin dùng cho phân tích còn ít và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, chuyên đề khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn chỉnh, có ý nghĩa thực tiễn và là tài liệu giúp ích cho công việc chuyên môn của em sau này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. A. Giáo trình.
1. Lý thuyết tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê, TS Tô Kim Ngọc; (2003); 2. Tín dụng ngân hàng; NXB Thống kê; TS Hồ Diệu; (2001);
3. Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính, TS Nguyễn Minh Kiều; (2009)
4. Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính; Peter S.rose; (2004)
5. Tài trợ dự án, NXB thống kê; TS Tô Ngọc Hưng, TS Nguyễn Như Minh; (2008)
B. Tài liệu của ngân hàng.
1.Báo cáo thường niên của Techcombank Chi Nhánh Hà Đông năm 2010-2012. 2.Bảng cân đối kế toán của Techcombank Chi Nhánh Hà Đông năm 2010-2012. 3.Thuyết minh báo cáo tài chính Techcombank Chi Nhánh Hà Đông năm 2010- 2012.
4.Quy trình nghiệp vụ tín dụng Techcombank Chi Nhánh Hà Đông. 5.Báo cáo hoạt động kinh doanh Techcombank Chi Nhánh Hà Đông. 6. Sổ tay tín dụng Ngân hàng Techcombank.
C. Các văn bản luật.
1.Luật các tổ chức tín dụng. 2.Luật doanh nghiệp năm 2005.
D. Các website.
1.Trang web chính thức của Techcombank:https://www.techcombank.com.vn/